Hôm nay, Ukraine đàm phán ngừng bắn với quân ly khai
Tổng thống Ukraine sẽ tuyên bố ngừng bắn vào 2h chiều nay (5/9) theo giờ Minsk nếu cuộc đàm phán bắt đầu như kế hoạch
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua (4/9) cho biết sẽ tuyên bố ngừng bắn nếu cuộc đàm phán hòa bình với lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông diễn ra như đúng kế hoạch trong ngày hôm nay. Trong khi đó có tin, xe tăng của Nga đang di chuyển tới một thành phố cảng quan trọng ở miền Đông Ukraine.
Đang có mặt tại Wales tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Poroshenko phát biểu trên truyền hình Ukraine rằng, ông sẽ tuyên bố ngừng chiến sự vào lúc 2h chiều ngày hôm nay (5/9) theo giờ Minsk nếu cuộc đàm phán bắt đầu như đã lên kế hoạch tại thủ đô của Belarus. Giới chức Nga và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu dự kiến cũng sẽ tham dự cuộc đàm phán này.
Đây không phải là lần đầu tiên Ukraine đưa ra một kế hoạch ngừng bắn. Các kế hoạch ngừng bắn trước đó của ông Poroshenko đều đã thất bại do lực lượng nổi dậy không nghiêm ngặt tuân thủ.
Cộng hòa nhân dân tự phong Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine, hai khu vực chiến sự ác liệt nhất trong cuộc xung đột đã kéo dài 5 tháng, ra tuyên bố nói sẽ ngừng bắn nếu Chính phủ ở Kiev ký kết kế hoạch hòa giải chính trị.
“Ukraine không bao giờ muốn có chiến tranh, đã mệt mỏi với chiến tranh, và sẽ làm tất cả mọi việc để đưa hòa bình trở lại”, ông Poroshenko phát biểu trên kênh TV5.
Đến hôm qua, chiến sự tiếp tục diễn ra ở miền Đông Nam Ukraine. Truyền hình nước này phát hình ảnh cho thấy một đoàn xe tăng Nga đang tiến về cảng Mariupol trên biển Azov và một số cuộc đụng độ nhỏ xảy ra ở ngoại ô thành phố này. Giới chức NATO nói rằng, hơn 3.000 lính Nga được trang bị xe tăng đang hoạt động trên lãnh thổ Ukraine và con số này tiếp tục tăng lên.
Moscow tiếp tục phủ nhận những cáo buộc của phương Tây cho rằng Nga hậu thuẫn quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Hãng tin Bloomberg nhận định, một lệnh ngừng bắn kéo dài sẽ là bước ngoặt lớn nhất của cuộc xung đột ở Ukraine. Cuộc xung đột này đã khiến khoảng 2.600 người thiệt mạng, hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, và dẫn tới 7 đợt trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga.
Tổng thống Poroshenko cho biết, ông nhận thấy sự ủng hộ rõ ràng mà 28 thành viên NATO dành cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Wales. Tuy nhiên, đến nay, NATO vẫn “phớt lờ” các đề nghị hỗ trợ quân sự và tài chính của Kiev.
Ngày 3/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vạch ra một kế hoạch hòa bình 7 điểm cho miền Đông Ukraine sau khi nhất trí với người đồng cấp Poroshenko tiến tới một lệnh ngừng bắn. Đề xuất mà người đứng đầu điện Kremlin đưa ra bao gồm quân nổi dậy ngừng phản công và quân chính phủ Ukraine rút khỏi các khu vực dân cư.
Về phần mình, ông Poroskhenko nói sẽ đưa ra các thay đổi pháp lý để đảm bảo ổn định ở Luhansk và Donetsk, nhưng không nêu chi tiết những thay đổi đó là gì. Giới chức Nga tiết lộ rằng, đối với Moscow, mục tiêu cuối cùng là Luhansk và Donetsk trở thành những khu vực có quyền tự trị cao, có thể phủ quyết các sáng kiến quốc gia, chẳng hạn sáng kiến Ukraine gia nhập NATO. Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cảnh báo NATO không nên mời Ukraine gia nhập khối.
Một quan chức Nga giấu tên nói, ông Putin sẵn sàng đợi tới tháng 11 - sau khi Ukraine bầu một Quốc hội mới và nhu cầu sử dụng khí đốt ở châu Âu bắt đầu gia tăng - để đảm bảo đạt được mục tiêu. Theo quan chức này, Nga đang sử dụng biện pháp cắt khí đốt cho Ukraine để buộc Kiev phải nhượng bộ.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói, kế hoạch hòa bình 7 điểm của ông Putin chỉ là cách “xoa dịu tạm thời” khi NATO họp thượng đỉnh và để tránh Nga bị phương Tây trừng phạt mạnh tay hơn.
Ông Frants Klintsevich, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga, nói, bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào có được vào thời điểm này cũng cần bao gồm nội dung chia tách Ukraine. “Lãnh đạo ly khai Donetsk và Luhansk sẵn sàng đàm phán, nhưng họ sẽ không nhượng bộ”, ông Klintsevich phát biểu. “Cho dù điều gì xảy ra, họ vẫn muốn tách khỏi Kiev. Sau khi máu đã đổ nhiều đến vậy, không còn lựa chọn nào khác. Họ sẽ chiến đấu tới viên đạn cuối cùng nếu cần”.
Hôm 1/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói, quân nổi dậy ở Ukraine sẽ tiếp tục phản công trừ phi Ukraine theo đuổi hòa bình. Cùng ngày, tờ báo La Repubblica của Italy đưa tin, ông Putin nói với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) rằng, nếu muốn, Nga có thể chiếm Kiev trong 2 tuần. Điện Kremlin sau đó nói rằng, câu nói này của ông Putin đã bị đưa ra khỏi ngữ cảnh của cuộc điện đàm.
Tuần trước, ông Putin cảnh báo phương Tây không nên có bất kỳ hành động gây hấn nào đối với Nga, nhấn mạnh Nga là “một trong những cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới”.
“Phương Tây lo ngại một cuộc chiến lớn và ông Putin đang tranh thủ điều này”, ông Stanislav Belkovskyy, một cố vấn của điện Kremlin trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Putin, nhận định. “Mục đích của ông Putin là làm phương Tây và Ukraine lo sợ”.
Đang có mặt tại Wales tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Poroshenko phát biểu trên truyền hình Ukraine rằng, ông sẽ tuyên bố ngừng chiến sự vào lúc 2h chiều ngày hôm nay (5/9) theo giờ Minsk nếu cuộc đàm phán bắt đầu như đã lên kế hoạch tại thủ đô của Belarus. Giới chức Nga và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu dự kiến cũng sẽ tham dự cuộc đàm phán này.
Đây không phải là lần đầu tiên Ukraine đưa ra một kế hoạch ngừng bắn. Các kế hoạch ngừng bắn trước đó của ông Poroshenko đều đã thất bại do lực lượng nổi dậy không nghiêm ngặt tuân thủ.
Cộng hòa nhân dân tự phong Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine, hai khu vực chiến sự ác liệt nhất trong cuộc xung đột đã kéo dài 5 tháng, ra tuyên bố nói sẽ ngừng bắn nếu Chính phủ ở Kiev ký kết kế hoạch hòa giải chính trị.
“Ukraine không bao giờ muốn có chiến tranh, đã mệt mỏi với chiến tranh, và sẽ làm tất cả mọi việc để đưa hòa bình trở lại”, ông Poroshenko phát biểu trên kênh TV5.
Đến hôm qua, chiến sự tiếp tục diễn ra ở miền Đông Nam Ukraine. Truyền hình nước này phát hình ảnh cho thấy một đoàn xe tăng Nga đang tiến về cảng Mariupol trên biển Azov và một số cuộc đụng độ nhỏ xảy ra ở ngoại ô thành phố này. Giới chức NATO nói rằng, hơn 3.000 lính Nga được trang bị xe tăng đang hoạt động trên lãnh thổ Ukraine và con số này tiếp tục tăng lên.
Moscow tiếp tục phủ nhận những cáo buộc của phương Tây cho rằng Nga hậu thuẫn quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Hãng tin Bloomberg nhận định, một lệnh ngừng bắn kéo dài sẽ là bước ngoặt lớn nhất của cuộc xung đột ở Ukraine. Cuộc xung đột này đã khiến khoảng 2.600 người thiệt mạng, hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, và dẫn tới 7 đợt trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga.
Tổng thống Poroshenko cho biết, ông nhận thấy sự ủng hộ rõ ràng mà 28 thành viên NATO dành cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Wales. Tuy nhiên, đến nay, NATO vẫn “phớt lờ” các đề nghị hỗ trợ quân sự và tài chính của Kiev.
Ngày 3/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vạch ra một kế hoạch hòa bình 7 điểm cho miền Đông Ukraine sau khi nhất trí với người đồng cấp Poroshenko tiến tới một lệnh ngừng bắn. Đề xuất mà người đứng đầu điện Kremlin đưa ra bao gồm quân nổi dậy ngừng phản công và quân chính phủ Ukraine rút khỏi các khu vực dân cư.
Về phần mình, ông Poroskhenko nói sẽ đưa ra các thay đổi pháp lý để đảm bảo ổn định ở Luhansk và Donetsk, nhưng không nêu chi tiết những thay đổi đó là gì. Giới chức Nga tiết lộ rằng, đối với Moscow, mục tiêu cuối cùng là Luhansk và Donetsk trở thành những khu vực có quyền tự trị cao, có thể phủ quyết các sáng kiến quốc gia, chẳng hạn sáng kiến Ukraine gia nhập NATO. Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cảnh báo NATO không nên mời Ukraine gia nhập khối.
Một quan chức Nga giấu tên nói, ông Putin sẵn sàng đợi tới tháng 11 - sau khi Ukraine bầu một Quốc hội mới và nhu cầu sử dụng khí đốt ở châu Âu bắt đầu gia tăng - để đảm bảo đạt được mục tiêu. Theo quan chức này, Nga đang sử dụng biện pháp cắt khí đốt cho Ukraine để buộc Kiev phải nhượng bộ.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói, kế hoạch hòa bình 7 điểm của ông Putin chỉ là cách “xoa dịu tạm thời” khi NATO họp thượng đỉnh và để tránh Nga bị phương Tây trừng phạt mạnh tay hơn.
Ông Frants Klintsevich, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga, nói, bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào có được vào thời điểm này cũng cần bao gồm nội dung chia tách Ukraine. “Lãnh đạo ly khai Donetsk và Luhansk sẵn sàng đàm phán, nhưng họ sẽ không nhượng bộ”, ông Klintsevich phát biểu. “Cho dù điều gì xảy ra, họ vẫn muốn tách khỏi Kiev. Sau khi máu đã đổ nhiều đến vậy, không còn lựa chọn nào khác. Họ sẽ chiến đấu tới viên đạn cuối cùng nếu cần”.
Hôm 1/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói, quân nổi dậy ở Ukraine sẽ tiếp tục phản công trừ phi Ukraine theo đuổi hòa bình. Cùng ngày, tờ báo La Repubblica của Italy đưa tin, ông Putin nói với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) rằng, nếu muốn, Nga có thể chiếm Kiev trong 2 tuần. Điện Kremlin sau đó nói rằng, câu nói này của ông Putin đã bị đưa ra khỏi ngữ cảnh của cuộc điện đàm.
Tuần trước, ông Putin cảnh báo phương Tây không nên có bất kỳ hành động gây hấn nào đối với Nga, nhấn mạnh Nga là “một trong những cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới”.
“Phương Tây lo ngại một cuộc chiến lớn và ông Putin đang tranh thủ điều này”, ông Stanislav Belkovskyy, một cố vấn của điện Kremlin trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Putin, nhận định. “Mục đích của ông Putin là làm phương Tây và Ukraine lo sợ”.