Nga kêu gọi Mỹ kiềm chế Ukraine
Ngoại trưởng Nga: “Kiềm chế Kiev là một vấn đề cấp bách, và duy nhất chỉ có Mỹ mới có thể làm được điều này”
Moscow lên tiếng kêu gọi Washington buộc Kiev phải từ bỏ chiến dịch quân sự nhằm trấn áp lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine và đàm phán một thỏa thuận chính trị. Lời kêu gọi này được đưa ra giữa lúc diễn ra sự phản công mạnh mẽ của quân ly khai trước quân chính phủ Ukraine mà phương Tây cho là có sự tăng cường hậu thuẫn về nhân sự và vũ khí từ Nga.
Theo tờ Wall Street Journal, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nên đạt một thỏa thuận trong chuyến thăm Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 9 này.
“Kiềm chế Kiev là một vấn đề cấp bách, và duy nhất chỉ có Mỹ mới có thể làm được điều này”, ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo diễn ra hôm qua (2/9). “Điều rất quan trọng là Mỹ sử dụng ảnh hưởng và khả năng của họ để phát đi những tín hiệu cần thiết nhằm chuyển sang một quy trình chính trị từ những nỗ lực giải quyết tình hình bằng vũ lực”.
Mấy tháng gần đây, quân chính phủ Ukraine đã giành ưu thế ở Donetsk và Luhansk, hai khu vực chính mà quân nổi dậy kiểm soát dọc theo biên giới với Nga. Tuy nhiên, từ cuối tháng trước, quân ly khai bất ngờ phản công bằng sức mạnh và vũ khí mới mà Kiev và phương Tây cho là chuyển trực tiếp từ Nga sang. Cục diện cuộc xung đột đã thay đổi nhanh chóng, buộc quân chính phủ Ukraine phải rút lui và chuyển sang phòng thủ.
Trong bối cảnh này, giới chức Nga bao gồm Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Lavrov tăng cường đề nghị Ukraine đàm phán một thỏa thuận chính trị với lãnh đạo phe ly khai, theo đó gây áp lực với Chính phủ đang có chiều hướng suy yếu ở Kiev.
Dù đã đề nghị trao thêm quyền tự trị cho các khu vực miền Đông, Chính phủ Ukraine vẫn xem các phần tử nổi dậy là thân Nga. Kiev bác bỏ ý tưởng liên bang hóa Ukraine vì cho rằng ý tưởng này có thể gây bất ổn định ở khu vực miền Đông có phần đông dân số là người nói tiếng Nga, cản trở những sáng kiến quốc gia của Ukraine bị xem là đối nghịch với lợi ích của điện Kremlin.
Về phần minh, Nga một mực phủ nhận những cáo buộc cho rằng Moscow đưa quân vào lãnh thổ Ukraine để hẫu thuẫn quân nổi dậy, cho dù gần dây quân Kiev đã bắt được lính Nga trên đất Ukraine. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng, hiện có khoảng hơn 1.000 lính Nga đang chiến đấu ở Ukraine. Thủ lĩnh ly khai Alexander Zakharchenko cũng nói rằng, lính Nga đang chiến đấu trong hàng ngũ quân nổi dậy, nhưng là những binh lính đang “nghỉ phép”.
Theo một quan chức của Liên minh Châu Âu (EU), trong một cuộc điện đàm vào tuần trước, ông Putin nói với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso rằng, nếu Nga muốn, Nga có thể chiếm Kiev trong hai tuần.
Trong một cuộc họp báo ngày 2/9, trợ lý chính sách đối ngoại của điện Kremlin, Yuri Ushakov, nói rằng những gì Tổng thống Putin nói đã bị đưa ra khỏi ngữ cảnh của cuộc trò chuyện. Ông Ushakov chỉ trích châu Âu công bối nội dung một cuộc điện đàm riêng tư, coi đây là sự vi phạm quy tắc ngoại giao.
Nga đang tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi Kiev trao thêm nhiều quyền tự trị cho Donetsk và Luhansk. Trong một chương trình phỏng vấn được phát trên truyền hình Nga vào Chủ Nhật vừa rồi, ông Putin nói, Kiev cần tham gia vào các cuộc đàm phán “về các vấn đề tổ chức chính trị xã hội và địa vị nhà nước cho miền Đông Nam Ukraine”.
Phát ngôn viên Dmitry Peskov của ông Putin sau đó làm rõ rằng, Nga muốn khu vực Donetsk và Luhansk của Ukraine vẫn là một phần của nước này, nhưng có quyền độc lập cao hơn.
Các cuộc đàm phán đến nay hầu như vẫn chưa đem lại hiệu quả gì. Đại diện Nga, Ukraine và EU đã đàm phán về ngừng bắn vào hôm thứ Hai vừa rồi và có thể sẽ đàm phán trở lại trong vài ngày tới. Hôm qua, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin nói, cuộc đàm phán sẽ tiếp tục và đến nay các bên đã tập trung vào nhiều vấn đề, gồm điều kiện thực thi ngừng bắn song phương. Ông Klimkin nói, vấn đề chính là liệu các thủ lĩnh nổi dậy có hành động mang tính xây dựng hay không.
“Để có được điều đó, đòi hỏi ý chí chính trị phù hợp và những chỉ dẫn phù hợp từ Moscow, bởi chúng tôi biết rằng, họ [quân ly khai] được điều khiển hoàn toàn từ Moscow”, ông Klimlin nói.
Sau khi quân ly khai tổ chức trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Ukraine hồi tháng 5, thủ lĩnh nổi dậy vùng Donetsk đã xin Nga sáp nhập vùng này, nhưng điện Kremlin im lặng. Trước đó, vào tháng 3, Nga đã sáp nhập Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý tương tự.
Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Lavrov nói, Nga ủng hộ “việc thực thi kết quả cuộc trưng cầu dân ý” thông qua đàm phán giữa Kiev và đại diện miền Đông. “Chúng tôi tin rằng, khả năng đàm phán với các vùng của Ukraine là vẫn còn lớn”, ông Lavrov nói.
Lãnh đạo quân ly khai bác bỏ ý tưởng tiếp tục là một phần của Ukraine. “Chúng tôi hoàn toàn không muốn tiếp tục ở trong Ukraine”, thủ lĩnh nổi dậy Andrei Purgin phát biểu.
Tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới Wales, Anh để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, qua đó thể hiện sự ủng hộ với các nước Liên Xô cũ vùng Baltic - những quốc gia xem hành động của Nga đối với Ukraine là mối đe dọa với chính họ. NATO đã tuyên bố kế hoạch tăng cường hiện diện ở khu vực Đông Âu để bảo vệ các nước thành viên tốt hơn, trong đó các nước vùng Baltic và Ba Lan.
Về phần mình, Nga đang chuẩn bị thay đổi học thuyết quân sự để phản ứng trước NATO và tình hình ở Ukraine. Thông tin này được Phó thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Mikhail Popov đưa ra hôm qua trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti. Ông Popov nói, việc NATO tiến về phía Đông vẫn là một trong những nguy cơ chính từ bên ngoài đối với Nga. Theo ông Popov, NATO liên tục hứa hẹn những điều tốt đẹp với Nga, nhưng hành động của tổ chức này trong những năm gần đây “cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác”.
Được thông qua vào năm 2010, học thuyết quân sự của Nga nêu đích danh NATO là một mối đe dọa, khác với các học thuyết trước đó.
Theo tờ Wall Street Journal, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nên đạt một thỏa thuận trong chuyến thăm Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 9 này.
“Kiềm chế Kiev là một vấn đề cấp bách, và duy nhất chỉ có Mỹ mới có thể làm được điều này”, ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo diễn ra hôm qua (2/9). “Điều rất quan trọng là Mỹ sử dụng ảnh hưởng và khả năng của họ để phát đi những tín hiệu cần thiết nhằm chuyển sang một quy trình chính trị từ những nỗ lực giải quyết tình hình bằng vũ lực”.
Mấy tháng gần đây, quân chính phủ Ukraine đã giành ưu thế ở Donetsk và Luhansk, hai khu vực chính mà quân nổi dậy kiểm soát dọc theo biên giới với Nga. Tuy nhiên, từ cuối tháng trước, quân ly khai bất ngờ phản công bằng sức mạnh và vũ khí mới mà Kiev và phương Tây cho là chuyển trực tiếp từ Nga sang. Cục diện cuộc xung đột đã thay đổi nhanh chóng, buộc quân chính phủ Ukraine phải rút lui và chuyển sang phòng thủ.
Trong bối cảnh này, giới chức Nga bao gồm Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Lavrov tăng cường đề nghị Ukraine đàm phán một thỏa thuận chính trị với lãnh đạo phe ly khai, theo đó gây áp lực với Chính phủ đang có chiều hướng suy yếu ở Kiev.
Dù đã đề nghị trao thêm quyền tự trị cho các khu vực miền Đông, Chính phủ Ukraine vẫn xem các phần tử nổi dậy là thân Nga. Kiev bác bỏ ý tưởng liên bang hóa Ukraine vì cho rằng ý tưởng này có thể gây bất ổn định ở khu vực miền Đông có phần đông dân số là người nói tiếng Nga, cản trở những sáng kiến quốc gia của Ukraine bị xem là đối nghịch với lợi ích của điện Kremlin.
Về phần minh, Nga một mực phủ nhận những cáo buộc cho rằng Moscow đưa quân vào lãnh thổ Ukraine để hẫu thuẫn quân nổi dậy, cho dù gần dây quân Kiev đã bắt được lính Nga trên đất Ukraine. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng, hiện có khoảng hơn 1.000 lính Nga đang chiến đấu ở Ukraine. Thủ lĩnh ly khai Alexander Zakharchenko cũng nói rằng, lính Nga đang chiến đấu trong hàng ngũ quân nổi dậy, nhưng là những binh lính đang “nghỉ phép”.
Theo một quan chức của Liên minh Châu Âu (EU), trong một cuộc điện đàm vào tuần trước, ông Putin nói với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso rằng, nếu Nga muốn, Nga có thể chiếm Kiev trong hai tuần.
Trong một cuộc họp báo ngày 2/9, trợ lý chính sách đối ngoại của điện Kremlin, Yuri Ushakov, nói rằng những gì Tổng thống Putin nói đã bị đưa ra khỏi ngữ cảnh của cuộc trò chuyện. Ông Ushakov chỉ trích châu Âu công bối nội dung một cuộc điện đàm riêng tư, coi đây là sự vi phạm quy tắc ngoại giao.
Nga đang tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi Kiev trao thêm nhiều quyền tự trị cho Donetsk và Luhansk. Trong một chương trình phỏng vấn được phát trên truyền hình Nga vào Chủ Nhật vừa rồi, ông Putin nói, Kiev cần tham gia vào các cuộc đàm phán “về các vấn đề tổ chức chính trị xã hội và địa vị nhà nước cho miền Đông Nam Ukraine”.
Phát ngôn viên Dmitry Peskov của ông Putin sau đó làm rõ rằng, Nga muốn khu vực Donetsk và Luhansk của Ukraine vẫn là một phần của nước này, nhưng có quyền độc lập cao hơn.
Các cuộc đàm phán đến nay hầu như vẫn chưa đem lại hiệu quả gì. Đại diện Nga, Ukraine và EU đã đàm phán về ngừng bắn vào hôm thứ Hai vừa rồi và có thể sẽ đàm phán trở lại trong vài ngày tới. Hôm qua, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin nói, cuộc đàm phán sẽ tiếp tục và đến nay các bên đã tập trung vào nhiều vấn đề, gồm điều kiện thực thi ngừng bắn song phương. Ông Klimkin nói, vấn đề chính là liệu các thủ lĩnh nổi dậy có hành động mang tính xây dựng hay không.
“Để có được điều đó, đòi hỏi ý chí chính trị phù hợp và những chỉ dẫn phù hợp từ Moscow, bởi chúng tôi biết rằng, họ [quân ly khai] được điều khiển hoàn toàn từ Moscow”, ông Klimlin nói.
Sau khi quân ly khai tổ chức trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Ukraine hồi tháng 5, thủ lĩnh nổi dậy vùng Donetsk đã xin Nga sáp nhập vùng này, nhưng điện Kremlin im lặng. Trước đó, vào tháng 3, Nga đã sáp nhập Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý tương tự.
Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Lavrov nói, Nga ủng hộ “việc thực thi kết quả cuộc trưng cầu dân ý” thông qua đàm phán giữa Kiev và đại diện miền Đông. “Chúng tôi tin rằng, khả năng đàm phán với các vùng của Ukraine là vẫn còn lớn”, ông Lavrov nói.
Lãnh đạo quân ly khai bác bỏ ý tưởng tiếp tục là một phần của Ukraine. “Chúng tôi hoàn toàn không muốn tiếp tục ở trong Ukraine”, thủ lĩnh nổi dậy Andrei Purgin phát biểu.
Tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới Wales, Anh để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, qua đó thể hiện sự ủng hộ với các nước Liên Xô cũ vùng Baltic - những quốc gia xem hành động của Nga đối với Ukraine là mối đe dọa với chính họ. NATO đã tuyên bố kế hoạch tăng cường hiện diện ở khu vực Đông Âu để bảo vệ các nước thành viên tốt hơn, trong đó các nước vùng Baltic và Ba Lan.
Về phần mình, Nga đang chuẩn bị thay đổi học thuyết quân sự để phản ứng trước NATO và tình hình ở Ukraine. Thông tin này được Phó thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Mikhail Popov đưa ra hôm qua trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti. Ông Popov nói, việc NATO tiến về phía Đông vẫn là một trong những nguy cơ chính từ bên ngoài đối với Nga. Theo ông Popov, NATO liên tục hứa hẹn những điều tốt đẹp với Nga, nhưng hành động của tổ chức này trong những năm gần đây “cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác”.
Được thông qua vào năm 2010, học thuyết quân sự của Nga nêu đích danh NATO là một mối đe dọa, khác với các học thuyết trước đó.