Phe ly khai tấn công tàu tuần dương Ukraine
Tổng thống Putin nói các bên cần thực hiện ngay các cuộc đàm phán về “địa vị nhà nước” cho khu vực miền Đông Ukraine
Lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine đã lần đầu tiên tấn công hai con tàu tuần dương của Chính phủ nước này. Vụ tấn công xảy ra chỉ vài giờ sau khi các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) nhất trí sẽ tung các đòn trừng phạt mới lên Nga nếu cuộc khủng hoảng ở Ukraine xấu đi.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời giới chức quân sự ở Kiev cho biết, chiến sự ở khu vực Đông Nam Ukraine đang tiếp diễn và tình hình ở đó vẫn rất căng thẳng. Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tuần vừa rồi ở Brussels, Bỉ, nội bộ EU tiếp tục bất đồng về khả năng hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nhưng các nhà lãnh đạo khối nhất trí cho Ủy ban châu Âu (EC) 1 tuần để chuẩn bị đề xuất cho lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, vào ngày hôm qua (31/8) kênh Channel One TV đã phát đi một cuộc phỏng vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin được thực hiện trước cuộc họp thượng đỉnh EU. Trong cuộc trả lời phỏng vấn này, người đứng đầu điện Kremlin nói rằng, để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các bên cần thực hiện ngay các cuộc đàm phán về “địa vị nhà nước” cho khu vực này.
Tuy vậy, sau khi cuộc phỏng vấn trên lên sóng truyền hình, phát ngôn viên Dmitry Peskov của ông Putin nói với báo giới rằng, Tổng thống Nga nói vậy không có nghĩa là Moscow nhất trí với đòi hỏi độc lập của các phần tử ly khai hay tìm kiếm việc thành lập một nhà nước cho miền Đông Ukraine.
“Chúng ta cần nỗ lực hướng tới thực thi kế hoạch mà chúng ta đã nhất trí. Chúng ta cần ngay lập tức bắt đầu những cuộc đàm phán thực chất, không chỉ về vấn đề kỹ thuật, mà còn về tổ chức chính trị của xã hội và địa vị nhà nước cho khu vực Đông Nam Ukraine nhằm phục vụ lợi ích của người dân sống ở đó”, ông Putin nói trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Channel One TV.
Theo nhận định của nhà phân tích cấp cao Lilit Gevorgyan thuộc công ty nghiên cứu IHS Global Insight có trụ sở ở London, lời kêu gọi của ông Putin về đàm phán “địa vị nhà nước” cho miền Đông Ukraine không gây ngạc nhiên và “phù hợp với các kế hoạch của Moscow về thành lập một khu vực tự trị ở miền Đông Ukraine, đặc biệt nhằm không cho nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”.
Ông Putin nói trong chương trình phỏng vấn rằng, trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hồi tuần trước, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng, nhưng hiện vẫn chưa thể đoán được khi nào khủng hoảng ở miền Đông Ukraine mới kết thúc. Theo ông Putin, tình hình ở Ukraine hiện vẫn đang rất phức tạp do chiến dịch chính trị trước thềm cuộc bầu cử quốc hội của nước này vào ngày 26/10 tới.
Quân ly khai đã tấn công hai con tàu tuần dương của Chính phủ Ukraine khi hai con tàu này đang làm nhiệm vụ trên biển Azov gần Novoazovsk. Quân đội Ukraine không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc, nhưng một số nguồn tin nói là ít nhất 1 con tàu tuần dương đã bốc cháy và 6 binh sỹ đã bị thương phải nhập viện.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phản đối khả năng đưa quân tới Ukraine vì đó sẽ là một tín hiệu cho thấy châu Âu đang tìm kiếm giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, ít nhất 2.600 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
“Tình hình khủng hoảng đã leo thang mạnh trong 2 ngày qua và nếu xu thế này tiếp diễn, chúng tôi sẽ phải quyết định bổ sung trừng phạt Nga trong tuần này”, bà Merkel nói trước báo giới ở Brussels.
Mỹ hoan nghênh quyết định của EU chuẩn bị tăng cường trừng phạt Nga. Phát ngôi viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói trong một tuyên bố ngày 31/8 rằng, Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với EU và các đối tác khác để “buộc Nga phải chịu trách nhiệm cho những hành động phi pháp ở Ukraine, bao gồm thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế bổ sung”.
Theo tuyên bố này, Mỹ tiếp tục kêu gọi Nga ngay lập tức đưa quân ra khỏi Ukraine và chấm dứt hậu thuẫn quân ly khai. Tuy nhiên, Nga vẫn một mực phủ nhận cáo buộc cho rằng nước này tham gia vào cuộc khủng hoảng ở quốc gia láng giềng.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời giới chức quân sự ở Kiev cho biết, chiến sự ở khu vực Đông Nam Ukraine đang tiếp diễn và tình hình ở đó vẫn rất căng thẳng. Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tuần vừa rồi ở Brussels, Bỉ, nội bộ EU tiếp tục bất đồng về khả năng hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nhưng các nhà lãnh đạo khối nhất trí cho Ủy ban châu Âu (EC) 1 tuần để chuẩn bị đề xuất cho lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, vào ngày hôm qua (31/8) kênh Channel One TV đã phát đi một cuộc phỏng vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin được thực hiện trước cuộc họp thượng đỉnh EU. Trong cuộc trả lời phỏng vấn này, người đứng đầu điện Kremlin nói rằng, để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các bên cần thực hiện ngay các cuộc đàm phán về “địa vị nhà nước” cho khu vực này.
Tuy vậy, sau khi cuộc phỏng vấn trên lên sóng truyền hình, phát ngôn viên Dmitry Peskov của ông Putin nói với báo giới rằng, Tổng thống Nga nói vậy không có nghĩa là Moscow nhất trí với đòi hỏi độc lập của các phần tử ly khai hay tìm kiếm việc thành lập một nhà nước cho miền Đông Ukraine.
“Chúng ta cần nỗ lực hướng tới thực thi kế hoạch mà chúng ta đã nhất trí. Chúng ta cần ngay lập tức bắt đầu những cuộc đàm phán thực chất, không chỉ về vấn đề kỹ thuật, mà còn về tổ chức chính trị của xã hội và địa vị nhà nước cho khu vực Đông Nam Ukraine nhằm phục vụ lợi ích của người dân sống ở đó”, ông Putin nói trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Channel One TV.
Theo nhận định của nhà phân tích cấp cao Lilit Gevorgyan thuộc công ty nghiên cứu IHS Global Insight có trụ sở ở London, lời kêu gọi của ông Putin về đàm phán “địa vị nhà nước” cho miền Đông Ukraine không gây ngạc nhiên và “phù hợp với các kế hoạch của Moscow về thành lập một khu vực tự trị ở miền Đông Ukraine, đặc biệt nhằm không cho nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”.
Ông Putin nói trong chương trình phỏng vấn rằng, trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hồi tuần trước, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng, nhưng hiện vẫn chưa thể đoán được khi nào khủng hoảng ở miền Đông Ukraine mới kết thúc. Theo ông Putin, tình hình ở Ukraine hiện vẫn đang rất phức tạp do chiến dịch chính trị trước thềm cuộc bầu cử quốc hội của nước này vào ngày 26/10 tới.
Quân ly khai đã tấn công hai con tàu tuần dương của Chính phủ Ukraine khi hai con tàu này đang làm nhiệm vụ trên biển Azov gần Novoazovsk. Quân đội Ukraine không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc, nhưng một số nguồn tin nói là ít nhất 1 con tàu tuần dương đã bốc cháy và 6 binh sỹ đã bị thương phải nhập viện.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phản đối khả năng đưa quân tới Ukraine vì đó sẽ là một tín hiệu cho thấy châu Âu đang tìm kiếm giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, ít nhất 2.600 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
“Tình hình khủng hoảng đã leo thang mạnh trong 2 ngày qua và nếu xu thế này tiếp diễn, chúng tôi sẽ phải quyết định bổ sung trừng phạt Nga trong tuần này”, bà Merkel nói trước báo giới ở Brussels.
Mỹ hoan nghênh quyết định của EU chuẩn bị tăng cường trừng phạt Nga. Phát ngôi viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói trong một tuyên bố ngày 31/8 rằng, Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với EU và các đối tác khác để “buộc Nga phải chịu trách nhiệm cho những hành động phi pháp ở Ukraine, bao gồm thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế bổ sung”.
Theo tuyên bố này, Mỹ tiếp tục kêu gọi Nga ngay lập tức đưa quân ra khỏi Ukraine và chấm dứt hậu thuẫn quân ly khai. Tuy nhiên, Nga vẫn một mực phủ nhận cáo buộc cho rằng nước này tham gia vào cuộc khủng hoảng ở quốc gia láng giềng.