“IPO của Vietinbank không thể “ế” được”
Ý kiến của ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank về tiến trình IPO của ngân hàng này
Nếu so sánh thời hoàng kim của các doanh nghiệp nhà nước khi đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trước đây, sẽ khó tưởng tượng nổi mức giá khởi điểm IPO vào 25/12 tới của Vietinbank chỉ 20.000 đồng/cổ phần.
Dưới đây là ý kiến của ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) về tiến trình IPO của ngân hàng này.
Thưa ông, xin ông cho biết một số thông tin cơ bản đợt IPO lần này của Vietinbank?
Vietinbank chuẩn bị gần 4 năm liền cho sự kiện IPO vào 25/12/2008. Chúng tôi đã mời các tổ chức tư vấn nổi tiếng trong và ngoài nước tham gia vào quá trình này như: tư vấn tài chính, cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp là Công ty TNHH J.P.Morgan Securities, tư vấn kiểm toán là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, tư vấn pháp lý là Công ty Luật hợp danh YKVN, tư vấn bán đấu giá trong nước là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Vốn điều lệ hiện nay của Vietinbank là 13.400 tỷ đồng, trong đợt IPO ra công chúng lần này, chúng tôi quyết định bán đấu giá 53.600.000 cổ phần, tương đương 4% vốn điều lệ.
Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được mua tối đa 16.080.000 cổ phần cổ phần (30% tổng khối lượng phát hành). Khối lượng cổ phần tối đa đăng ký mua khi đấu giá cổ phần trong nước đối với nhà đầu tư là pháp nhân và tổ chức: 5 triệu cổ phần, thể nhân: 1 triệu cổ phần.
Mệnh giá được xác định là 10.000 đồng/cổ phần, giá khởi điểm 20.000 đồng/cổ phần. Đúng 8 giờ ngày 25/12/2008, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, chúng tôi sẽ tiến hành đấu giá lượng cổ phần trên.
Dựa vào cơ sở nào để Vietinbank xác định giá khởi điểm đấu giá là 20.000 đồng/cổ phần?
Vietinbank không tự đưa ra mức giá này mà hoàn toàn dựa vào sự tư vấn tài chính, cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH J.P. Morgan Securities, cơ quan chủ quản Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và sự quyết định của Chính phủ.
Mặt khác, xem xét diễn biến thị trường giai đoạn hiện nay, để ở mức giá này là phù hợp và nên để thị trường quyết định.
Với cá nhân tôi, đây không phải là mức giá cuối cùng và giá cuối cùng phải do thị trường quyết định khi Vietinbank tổ chức đấu giá vào 25/12/2008.
Giả sử, mức giá bình quân đấu giá là 20 nghìn đồng/cổ phần thì thặng dư vốn ước hơn một nghìn tỷ đồng. Kế hoạch sử dụng lượng vốn này như thế nào?
Theo Nghị định 109 của Chính phủ thì quyền sử dụng thặng dư vốn sau IPO sẽ do Nhà nước quyết định và phải chuyển số tiền này về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ nên dành số vốn này để thành lập Quỹ Đầu tư của Nhà nước để tại Vietinbank, dành cho các dự án trọng điểm của Chính phủ.
Nếu phiên đấu giá tới đây “ế ẩm” thì Vietinbank dự liệu những gì?
Điều đó không thể xảy ra, vì mấy lý do sau:
Một là, số cán bộ công nhân viên, công đoàn của Vietinbank hưởng ứng mua cổ phần của ngân hàng mình rất rầm rộ.
Hai là, chất lượng cổ phần của Vietinbank có thể nói là rất cao. Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống của Vietinbank được phân bố trên 56 tỉnh thành cả nước, gồm: 1 hội sở chính; 3 sở giao dịch; 140 chi nhánh; 188 phòng giao dịch; 258 điểm giao dịch; 191 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM); 2 văn phòng đại diện; và 3 công ty con bao gồm Công ty Cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản...
Chúng tôi hiện có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vốn điều lệ của Vietinbank tại thời điểm 31/12/2007 là hơn 7.608 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng.
Theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Vietinbank, tại thời điểm 30/09/2008 vốn điều lệ và tổng tài sản của ngân hàng tương ứng là 7.626 tỷ đồng và 187.534 tỷ đồng.
Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank tại 31/12/2006 là 1,41% đã giảm xuống 1,02% vào thời điểm 31/12/2007 đã cho thấy tình hình quản lý nợ xấu của chúng tôi được cải thiện đáng kể, tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh an toàn, hiệu quả, hiện đại, phát triển bền vững.
Có những nhà đầu tư nước ngoài nào muốn trở thành cổ đông chiến lược của Vietinbank?
Trong quá trình xây dựng kế hoạch IPO, có rất nhiều đối tác nước ngoài ngỏ lời muốn trở thành cổ đông chiến lược của Vietinbank, nhưng chúng tôi lựa chọn được 7 nhà đầu tư lớn của Mỹ và châu Âu. Sau khi tổ chức xong đấu giá ra công chúng (4% vốn điều lệ), chúng tôi sẽ tổ chức đấu giá cho các cổ đông chiến lược nước ngoài.
Thời điểm này, thị trường chứng khoán đang xuống rất thấp, tại sao Vietinbank lại IPO lúc này?
Chúng tôi đâu có chọn thời điểm để IPO? Việc IPO vào lúc này là kết quả của sự chuẩn bị gần 4 năm liền cũng như hệ quả tất yếu của quá trình tái cơ cấu hoạt động của Vietinbank.
Mặt khác, hiện tại, các điều kiện để IPO đã quá đầy đủ, trong khi cổ phần hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đối với tất cả doanh nghiệp nhà nước chứ không phải đối với riêng bất cứ doanh nghiệp nào.
Chưa kể, đối chiếu với những cam kết trong tiến trình hội nhập, trong đó, ngành ngân hàng là đến đầu tháng giêng năm 2011, Việt Nam phải xóa bỏ mọi rào cản, đối xử quốc gia đầy đủ đối với mọi định chế tài chính.
Nếu không cổ phần hóa để tăng năng lực hoạt động, nâng cao chất lượng quản trị... thì làm sao có thể hội nhập đầy đủ và cạnh tranh được với đối thủ đến từ nước ngoài?
Cũng không nên vì thị trường đìu hiu để trì hoãn IPO.
Dưới đây là ý kiến của ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) về tiến trình IPO của ngân hàng này.
Thưa ông, xin ông cho biết một số thông tin cơ bản đợt IPO lần này của Vietinbank?
Vietinbank chuẩn bị gần 4 năm liền cho sự kiện IPO vào 25/12/2008. Chúng tôi đã mời các tổ chức tư vấn nổi tiếng trong và ngoài nước tham gia vào quá trình này như: tư vấn tài chính, cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp là Công ty TNHH J.P.Morgan Securities, tư vấn kiểm toán là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, tư vấn pháp lý là Công ty Luật hợp danh YKVN, tư vấn bán đấu giá trong nước là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Vốn điều lệ hiện nay của Vietinbank là 13.400 tỷ đồng, trong đợt IPO ra công chúng lần này, chúng tôi quyết định bán đấu giá 53.600.000 cổ phần, tương đương 4% vốn điều lệ.
Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được mua tối đa 16.080.000 cổ phần cổ phần (30% tổng khối lượng phát hành). Khối lượng cổ phần tối đa đăng ký mua khi đấu giá cổ phần trong nước đối với nhà đầu tư là pháp nhân và tổ chức: 5 triệu cổ phần, thể nhân: 1 triệu cổ phần.
Mệnh giá được xác định là 10.000 đồng/cổ phần, giá khởi điểm 20.000 đồng/cổ phần. Đúng 8 giờ ngày 25/12/2008, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, chúng tôi sẽ tiến hành đấu giá lượng cổ phần trên.
Dựa vào cơ sở nào để Vietinbank xác định giá khởi điểm đấu giá là 20.000 đồng/cổ phần?
Vietinbank không tự đưa ra mức giá này mà hoàn toàn dựa vào sự tư vấn tài chính, cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH J.P. Morgan Securities, cơ quan chủ quản Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và sự quyết định của Chính phủ.
Mặt khác, xem xét diễn biến thị trường giai đoạn hiện nay, để ở mức giá này là phù hợp và nên để thị trường quyết định.
Với cá nhân tôi, đây không phải là mức giá cuối cùng và giá cuối cùng phải do thị trường quyết định khi Vietinbank tổ chức đấu giá vào 25/12/2008.
Giả sử, mức giá bình quân đấu giá là 20 nghìn đồng/cổ phần thì thặng dư vốn ước hơn một nghìn tỷ đồng. Kế hoạch sử dụng lượng vốn này như thế nào?
Theo Nghị định 109 của Chính phủ thì quyền sử dụng thặng dư vốn sau IPO sẽ do Nhà nước quyết định và phải chuyển số tiền này về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ nên dành số vốn này để thành lập Quỹ Đầu tư của Nhà nước để tại Vietinbank, dành cho các dự án trọng điểm của Chính phủ.
Nếu phiên đấu giá tới đây “ế ẩm” thì Vietinbank dự liệu những gì?
Điều đó không thể xảy ra, vì mấy lý do sau:
Một là, số cán bộ công nhân viên, công đoàn của Vietinbank hưởng ứng mua cổ phần của ngân hàng mình rất rầm rộ.
Hai là, chất lượng cổ phần của Vietinbank có thể nói là rất cao. Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống của Vietinbank được phân bố trên 56 tỉnh thành cả nước, gồm: 1 hội sở chính; 3 sở giao dịch; 140 chi nhánh; 188 phòng giao dịch; 258 điểm giao dịch; 191 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM); 2 văn phòng đại diện; và 3 công ty con bao gồm Công ty Cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản...
Chúng tôi hiện có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vốn điều lệ của Vietinbank tại thời điểm 31/12/2007 là hơn 7.608 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng.
Theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Vietinbank, tại thời điểm 30/09/2008 vốn điều lệ và tổng tài sản của ngân hàng tương ứng là 7.626 tỷ đồng và 187.534 tỷ đồng.
Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank tại 31/12/2006 là 1,41% đã giảm xuống 1,02% vào thời điểm 31/12/2007 đã cho thấy tình hình quản lý nợ xấu của chúng tôi được cải thiện đáng kể, tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh an toàn, hiệu quả, hiện đại, phát triển bền vững.
Có những nhà đầu tư nước ngoài nào muốn trở thành cổ đông chiến lược của Vietinbank?
Trong quá trình xây dựng kế hoạch IPO, có rất nhiều đối tác nước ngoài ngỏ lời muốn trở thành cổ đông chiến lược của Vietinbank, nhưng chúng tôi lựa chọn được 7 nhà đầu tư lớn của Mỹ và châu Âu. Sau khi tổ chức xong đấu giá ra công chúng (4% vốn điều lệ), chúng tôi sẽ tổ chức đấu giá cho các cổ đông chiến lược nước ngoài.
Thời điểm này, thị trường chứng khoán đang xuống rất thấp, tại sao Vietinbank lại IPO lúc này?
Chúng tôi đâu có chọn thời điểm để IPO? Việc IPO vào lúc này là kết quả của sự chuẩn bị gần 4 năm liền cũng như hệ quả tất yếu của quá trình tái cơ cấu hoạt động của Vietinbank.
Mặt khác, hiện tại, các điều kiện để IPO đã quá đầy đủ, trong khi cổ phần hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đối với tất cả doanh nghiệp nhà nước chứ không phải đối với riêng bất cứ doanh nghiệp nào.
Chưa kể, đối chiếu với những cam kết trong tiến trình hội nhập, trong đó, ngành ngân hàng là đến đầu tháng giêng năm 2011, Việt Nam phải xóa bỏ mọi rào cản, đối xử quốc gia đầy đủ đối với mọi định chế tài chính.
Nếu không cổ phần hóa để tăng năng lực hoạt động, nâng cao chất lượng quản trị... thì làm sao có thể hội nhập đầy đủ và cạnh tranh được với đối thủ đến từ nước ngoài?
Cũng không nên vì thị trường đìu hiu để trì hoãn IPO.