Khai mạc Diễn đàn Bất động sản Việt Nam 2007
Diễn đàn Bất động sản Việt Nam 2007 vừa khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều đại biểu trong và ngoài nước
Từ ngày 4-6/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản và Nhà đất Việt Nam, Công ty cổ phần M&C, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Trung tâm triển lãm và xúc tiến thương mại Quân đội (thuộc Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng) phối hợp tổ chức Diễn đàn Bất động sản Việt Nam 2007 với sự tham dự của nhiều đại biểu trong và ngoài nước.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế. Thị trường bất động sản có quan hệ mật thiết với nhiều thị trường như thị trường tài chính, thị trường lao động... Vì vậy, sự phát triển của thị trường bất động sản có tác động lan toả tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ở các nước phát triển, nếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng lên 1 USD thì sẽ có khả năng thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển từ 1,5-2 USD. Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây đã đặt lĩnh vực đầu tư phát triển bất động sản là một trong những "đầu kéo" để kích thích kinh tế phát triển.
Thị trường đầy tiềm năng
Thị trường bất động sản nước ta trong thời gian vừa qua đã có bước tiến tích cực, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Thị trường bất động sản đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư, góp phần chỉnh trang đô thị, tham gia kích cầu và từng bước cải thiện nhu cầu nhà ở của nhân dân.
Thông qua hoạt động của thị trường bất động sản, hệ thống qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường từng bước được hoàn thiện. Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... được ban hành và chỉnh sửa tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như người sử dụng ngày càng được tiếp cận trực tiếp hơn với loại hàng hoá đặc biệt này.
Các chuyên gia bất động sản nhận định: nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định, tốc độ đô thị hóa cao, dân số trẻ, môi trường pháp lý được cải thiện, đặc biệt là sự gia nhập WTO... là những yếu tố tạo nên sức hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường bất động sản Việt Nam. Thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự có mặt của các công ty kinh doanh bất động sản nước ngoài, sự nhập cuộc của các ngân hàng bên cạnh các dịch vụ tư vấn, tiếp thị...
Theo ông Trịnh Huy Thục, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản và Nhà đất Việt Nam: Việt Nam hiện có 729 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 3 đô thị loại 1, 14 đô thị loại 2... Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam được đánh giá sẽ ở mức rất cao trong thời gian tới. Dự báo tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam bình quân khoảng 30% vào năm 2010, khoảng 50% vào năm 2020.
Vì thế, nhu cầu về các sản phẩm bất động sản, đặc biệt là nhà ở tại Việt Nam rất lớn. Dự báo giai đoạn 2007 -2010, Việt Nam cần xây dựng 366 triệu m2 nhà ở, trong đó ở đô thị là 176 triệu m2, nông thôn là 190 triệu m2. Ngoài ra, nhu cầu về văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ, phòng lưu trú khách sạn... cũng đang rất cao.
Và cũng nhiều rủi ro
Sự tăng trưởng của thị trường bất động sản cũng kèm theo những rủi ro. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam phân tích: Thị trường bất động sản ở nước ta vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính cạnh tranh, minh bạch của thị trường bất động sản từ khâu tạo lập đến hoạt động giao dịch mua bán của thị trường còn nhiều hạn chế, nhà đầu tư còn khó khăn trong việc tìm và triển khai dự án đầu tư, người dân còn khó khăn trong việc tìm mua trực tiếp nhà ở.
Giá cả bất động sản còn quá cao so với thu nhập của người dân và mức độ phát triển của nền kinh tế. Tình trạng đầu cơ nhà đất, kích cầu ảo để nâng giá bất động sản, tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định, mua bán trao tay và xây dựng tự phát.. vẫn tồn tại gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư cũng như quản lý, phát triển theo quy hoạch, giảm nguồn thu cho ngân sách, gây tác động xấu tới tâm lý và đời sống xã hội và làm thị trường phát triển thiếu bền vững.
Còn các nhà đầu tư thì cho rằng: khó khăn chính của nhà đầu tư mới, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài khi quyết định thâm nhập thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là làm sao tìm được vị trí tốt với mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc thực hiện thủ tục đầu tư, xin cấp phép xây dựng dự án, di dân, giải phóng mặt bằng...
Từ thực tế đó, diễn đàn bất động sản Việt Nam 2007 sẽ xoay quanh một số chủ đề như Sản phẩm bất động sản và hệ thống quản lý Nhà nước về sản phẩm bất động sản; giao dịch bất động sản và hệ thống quản lý giao dịch bất động sản; quản lý hành nghề kinh doanh bất động sản; nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam; cơ hội đầu tư tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; cơ hội đầu tư tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam...
Ngoài ra, trong khuôn khổ diễn đàn còn có các hoạt động: triển lãm; liên kết và kết nối, trao đổi kinh nghiệm; quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ... trong lĩnh vực bất động sản.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế. Thị trường bất động sản có quan hệ mật thiết với nhiều thị trường như thị trường tài chính, thị trường lao động... Vì vậy, sự phát triển của thị trường bất động sản có tác động lan toả tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ở các nước phát triển, nếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng lên 1 USD thì sẽ có khả năng thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển từ 1,5-2 USD. Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây đã đặt lĩnh vực đầu tư phát triển bất động sản là một trong những "đầu kéo" để kích thích kinh tế phát triển.
Thị trường đầy tiềm năng
Thị trường bất động sản nước ta trong thời gian vừa qua đã có bước tiến tích cực, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Thị trường bất động sản đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư, góp phần chỉnh trang đô thị, tham gia kích cầu và từng bước cải thiện nhu cầu nhà ở của nhân dân.
Thông qua hoạt động của thị trường bất động sản, hệ thống qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường từng bước được hoàn thiện. Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... được ban hành và chỉnh sửa tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như người sử dụng ngày càng được tiếp cận trực tiếp hơn với loại hàng hoá đặc biệt này.
Các chuyên gia bất động sản nhận định: nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định, tốc độ đô thị hóa cao, dân số trẻ, môi trường pháp lý được cải thiện, đặc biệt là sự gia nhập WTO... là những yếu tố tạo nên sức hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường bất động sản Việt Nam. Thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự có mặt của các công ty kinh doanh bất động sản nước ngoài, sự nhập cuộc của các ngân hàng bên cạnh các dịch vụ tư vấn, tiếp thị...
Theo ông Trịnh Huy Thục, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản và Nhà đất Việt Nam: Việt Nam hiện có 729 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 3 đô thị loại 1, 14 đô thị loại 2... Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam được đánh giá sẽ ở mức rất cao trong thời gian tới. Dự báo tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam bình quân khoảng 30% vào năm 2010, khoảng 50% vào năm 2020.
Vì thế, nhu cầu về các sản phẩm bất động sản, đặc biệt là nhà ở tại Việt Nam rất lớn. Dự báo giai đoạn 2007 -2010, Việt Nam cần xây dựng 366 triệu m2 nhà ở, trong đó ở đô thị là 176 triệu m2, nông thôn là 190 triệu m2. Ngoài ra, nhu cầu về văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ, phòng lưu trú khách sạn... cũng đang rất cao.
Và cũng nhiều rủi ro
Sự tăng trưởng của thị trường bất động sản cũng kèm theo những rủi ro. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam phân tích: Thị trường bất động sản ở nước ta vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính cạnh tranh, minh bạch của thị trường bất động sản từ khâu tạo lập đến hoạt động giao dịch mua bán của thị trường còn nhiều hạn chế, nhà đầu tư còn khó khăn trong việc tìm và triển khai dự án đầu tư, người dân còn khó khăn trong việc tìm mua trực tiếp nhà ở.
Giá cả bất động sản còn quá cao so với thu nhập của người dân và mức độ phát triển của nền kinh tế. Tình trạng đầu cơ nhà đất, kích cầu ảo để nâng giá bất động sản, tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định, mua bán trao tay và xây dựng tự phát.. vẫn tồn tại gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư cũng như quản lý, phát triển theo quy hoạch, giảm nguồn thu cho ngân sách, gây tác động xấu tới tâm lý và đời sống xã hội và làm thị trường phát triển thiếu bền vững.
Còn các nhà đầu tư thì cho rằng: khó khăn chính của nhà đầu tư mới, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài khi quyết định thâm nhập thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là làm sao tìm được vị trí tốt với mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc thực hiện thủ tục đầu tư, xin cấp phép xây dựng dự án, di dân, giải phóng mặt bằng...
Từ thực tế đó, diễn đàn bất động sản Việt Nam 2007 sẽ xoay quanh một số chủ đề như Sản phẩm bất động sản và hệ thống quản lý Nhà nước về sản phẩm bất động sản; giao dịch bất động sản và hệ thống quản lý giao dịch bất động sản; quản lý hành nghề kinh doanh bất động sản; nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam; cơ hội đầu tư tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; cơ hội đầu tư tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam...
Ngoài ra, trong khuôn khổ diễn đàn còn có các hoạt động: triển lãm; liên kết và kết nối, trao đổi kinh nghiệm; quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ... trong lĩnh vực bất động sản.