Khai thác bauxite: Quốc hội cần thảo luận kỹ
Đánh giá của một số đại biểu Quốc hội xung quanh báo cáo của Chinh phủ gửi Quốc hội về việc triển khai các dự án bauxite
Trong khi các đại biểu Quốc hội đại diện cho nhân dân ở chính nơi triển khai dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin tại Lâm Đồng và Đắc Nông cho rằng đã có nhiều "lo lắng vô lý", thì một số đại biểu khác vẫn có ý kiến trái ngược.
VnEconomy ghi lại một số ý kiến xung quanh báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội về việc triển khai các dự án bauxite, bên lề cuộc họp thứ 5.
Tôi thấy lạ!
Đại biểu Võ Văn Đủ (Đắc Nông), Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
"Tôi thấy rất lạ là hàng ngàn cử tri của Đắc Nông không hề có ý kiến nào thắc mắc về triển khai các dự án bauxite, mà cử tri ở nơi khác lại thắc mắc.
Trước khi đi họp Quốc hội, chúng tôi tiếp xúc cử tri ở nhiều địa phương, trong đó có 5 địa bàn mà mỏ bauxite đang triển khai. Trong số 140 ý kiến phát biểu của cử tri không có ý kiến nào liên quan đến việc mỏ bauxite triển khai thế nào.
Đắc Nông là tỉnh nghèo, đời sống bao nhiêu đời nay thuần nông với 80% dân số là thuần nông còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu cứ tiếp tục trồng những loại cây như xưa nay vẫn làm thì không thể khá lên được.
Những vùng có dự án khai thác bauxite cơ bản là vùng trống, dân ở rất ít, kể cả Nhân Cơ cũng cơ bản là đồi trọc. Ở đó đất đai cằn cỗi không trồng được cây gì hết, toàn lộ thiên và bạt ngàn đồi trọc, không trồng được cao, su, cà phê, có khi trồng rừng cũng khó, chả có cây gì lên được hết, nếu để không như vậy cũng chả giải quyết được cái gì.
Tiềm năng của tỉnh ngoài thủy điện thì chỉ có bauxite, chỉ có thể phát triển công nghiệp thì kinh tế địa phương mới có thể phát triển . Đầu tư cho công nghiệp không những phát triển kinh tế của tỉnh mà còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Là đại biểu Quốc hội, chúng tôi được thông báo rõ chủ trương của Chính phủ về khai thác bauxite, để có thể giải thích cho bà con khi khi tiếp xúc cử tri. Tôi nhắc lại là 1.614 cử tri tham dự các cuộc tiếp xúc và có 140 ý kiến phát biểu thì hoàn toàn không có băn khoăn gì về bauxite.
Vậy nên, tôi cũng nghĩ lạ là người tại chỗ thì không thắc mắc gì mà nơi khác lại thắc mắc. Cử tri Đắc Nông thì chỉ phấn khởi, mừng, hy vọng đời sống được nâng lên. Đáng ra người tại chỗ thì phải lo cho người ta nhưng người ta lại đồng tình, còn chỗ khác lại thắc mắc.
Cũng có thể người chưa đến thì thấy lo, chứ đến thì thấy mấy trăm ha vùng dự dán lọt thảm giữa vùng rừng núi mênh mông, có thể chưa đến thì thấy lo.
Song có những lo lắng tôi cảm thấy vô lý, đất ở đấy hầu hết không trồng được cái gì hết, nhưng lại so sánh trồng cao su thì lợi ích kinh tế cao hơn. Có trồng được cái gì đâu mà so sánh như thế.
Cũng có người hỏi tại sao để người Trung Quốc vào nhiều thế nhưng mà có người nào đâu, có những lo lắng không có cơ sở đầy đủ và chặt chẽ, đúng với tình hình của địa phương.
Việc khai thác bauxite, Chính phủ đã có phương án kiểm soát, địa phương ủng hộ, nhân dân phấn khởi, tất cả đều đồng thuận. Tất nhiên cái gì cũng có hai mặt, nhưng chưa làm mà đã vội lo, phải làm mới biết chứ chưa làm đã sợ thì làm sao mà làm được.
Thông tin trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tôi thấy đầy đủ, còn đại biểu muốn tiếp xúc sâu hơn thì cần phải xem đề án chứ báo cáo này thì không thể nói cụ thể hơn, mà đề án thì đã có rồi".
Báo cáo chưa thuyết phục
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Tp.HCM), Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
"Báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội về các dự án khai thác bauxite về cơ bản tôi không đồng ý, vì báo cáo này đi theo hướng phải tiếp tục thực hiện các dự án. Còn theo tôi hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau nên rất cần phải xem lại, phải làm rõ đã.
Tôi rất quan tâm đến các góp ý của các nhà khoa học về cả hiệu quả kinh tế, môi trường và an ninh Quốc phòng của các dự án này. Vì thế theo tôi cần làm rõ cả ba vấn đề này. Song những giải thích về hiệu quả kinh tế, môi trường ở báo cáo Chính phủ đều chưa đủ thuyết phục, vì thế tôi chưa tin các dự án khai thác bauxite có thể đem lại hiệu quả kinh tế và bảo đảm môi trường cũng như một số vấn đề quan trọng khác.
Hai vị lãnh đạo địa phương Lâm Đồng và Đắc Nông phát biểu trước Quốc hội đều bảo vệ quan điểm tiếp tục thực hiện các dự án bauxite, nói là cử tri không có ý kiến gì. Nhưng đồng chí chủ tịch Quốc hội ra nước ngoài người ta cũng hỏi, Thủ tướng chính phủ đi tiếp xúc cử tri thì cử tri cũng hỏi, ý kiến cử tri gửi đến Quốc hội do mặt trận tổ Quốc tập hợp cũng nói đến, thế là vấn đề lớn rồi.
Vậy nên tôi thấy rất cần đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội, phải thảo luận rộng rãi thành một chuyên đề ở hội trường và xác định rõ ràng nên thực hiện hay dừng lại.trước khi đưa ra quyết định. Vì đây là vấn đề lớn, ai cũng quan tâm cả mà".
Với tôi bauxite không nhạy cảm
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
"Trước kỳ họp thì tôi cũng nghe xôn xao nhưng không biết cụ thể vấn đề bauxite thế nào, khi đọc báo cáo thì thấy đây chỉ là hai dự án cụ thể thôi, cũng không ảnh hưởng đến rừng nhiều lắm.
Nhiều người cho đây là vấn đề nhạy cảm vì địa danh khai thác là Tây Nguyên, là địa bàn nhạy cảm. Với tôi thì bauxite không phải là nhạy cảm, vấn đề là thông tin trước kỳ họp chưa đầy đủ.
Qua đây Chính phủ cũng nên rút kinh nghiệm, phải thường xuyên thông báo cho đại biểu Quốc hội những viêc mà Chính phủ đang làm chứ không phải đợi đến tận kỳ họp mới báo cáo.
Bây giờ mỗi đại biểu đã được trang bị một cái máy tính thì nên lập website liên chức năng Quốc hội - Chính phủ, để đại biểu có thể truy cập hàng ngày những hoạt động quan trọng của Chính phủ mà nắm thông tin cho đầy đủ hơn.
Còn vấn đề giám sát thì ở mức độ hai dự án này thì chỉ cần một ủy ban, như Ủy ban Kinh tế chẳng hạn, còn trung hạn và dài hạn thì cần ở cấp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc liên ủy ban của Quốc hội.
Nhưng theo tôi thì về lâu dài Quốc hội vẫn nên có đoàn giám sát chuyên biệt về mặt nội dung, tức nắm đầy đủ xem bauxite là cái gì, dự án triển khai ra sao. Quan trọng nhất là phải đặt lợi ích của quốc gia, của nhân dân lên trên lợi ích của doanh nghiệp.
Quốc hội không thể thờ ơ, đây sẽ là vấn đề nóng hổi, đại biểu nào cũng đã thấy tính nghiêm túc của vấn đề, cái đó là quan trọng nhất".
VnEconomy ghi lại một số ý kiến xung quanh báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội về việc triển khai các dự án bauxite, bên lề cuộc họp thứ 5.
Tôi thấy lạ!
Đại biểu Võ Văn Đủ (Đắc Nông), Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
"Tôi thấy rất lạ là hàng ngàn cử tri của Đắc Nông không hề có ý kiến nào thắc mắc về triển khai các dự án bauxite, mà cử tri ở nơi khác lại thắc mắc.
Trước khi đi họp Quốc hội, chúng tôi tiếp xúc cử tri ở nhiều địa phương, trong đó có 5 địa bàn mà mỏ bauxite đang triển khai. Trong số 140 ý kiến phát biểu của cử tri không có ý kiến nào liên quan đến việc mỏ bauxite triển khai thế nào.
Đắc Nông là tỉnh nghèo, đời sống bao nhiêu đời nay thuần nông với 80% dân số là thuần nông còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu cứ tiếp tục trồng những loại cây như xưa nay vẫn làm thì không thể khá lên được.
Những vùng có dự án khai thác bauxite cơ bản là vùng trống, dân ở rất ít, kể cả Nhân Cơ cũng cơ bản là đồi trọc. Ở đó đất đai cằn cỗi không trồng được cây gì hết, toàn lộ thiên và bạt ngàn đồi trọc, không trồng được cao, su, cà phê, có khi trồng rừng cũng khó, chả có cây gì lên được hết, nếu để không như vậy cũng chả giải quyết được cái gì.
Tiềm năng của tỉnh ngoài thủy điện thì chỉ có bauxite, chỉ có thể phát triển công nghiệp thì kinh tế địa phương mới có thể phát triển . Đầu tư cho công nghiệp không những phát triển kinh tế của tỉnh mà còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Là đại biểu Quốc hội, chúng tôi được thông báo rõ chủ trương của Chính phủ về khai thác bauxite, để có thể giải thích cho bà con khi khi tiếp xúc cử tri. Tôi nhắc lại là 1.614 cử tri tham dự các cuộc tiếp xúc và có 140 ý kiến phát biểu thì hoàn toàn không có băn khoăn gì về bauxite.
Vậy nên, tôi cũng nghĩ lạ là người tại chỗ thì không thắc mắc gì mà nơi khác lại thắc mắc. Cử tri Đắc Nông thì chỉ phấn khởi, mừng, hy vọng đời sống được nâng lên. Đáng ra người tại chỗ thì phải lo cho người ta nhưng người ta lại đồng tình, còn chỗ khác lại thắc mắc.
Cũng có thể người chưa đến thì thấy lo, chứ đến thì thấy mấy trăm ha vùng dự dán lọt thảm giữa vùng rừng núi mênh mông, có thể chưa đến thì thấy lo.
Song có những lo lắng tôi cảm thấy vô lý, đất ở đấy hầu hết không trồng được cái gì hết, nhưng lại so sánh trồng cao su thì lợi ích kinh tế cao hơn. Có trồng được cái gì đâu mà so sánh như thế.
Cũng có người hỏi tại sao để người Trung Quốc vào nhiều thế nhưng mà có người nào đâu, có những lo lắng không có cơ sở đầy đủ và chặt chẽ, đúng với tình hình của địa phương.
Việc khai thác bauxite, Chính phủ đã có phương án kiểm soát, địa phương ủng hộ, nhân dân phấn khởi, tất cả đều đồng thuận. Tất nhiên cái gì cũng có hai mặt, nhưng chưa làm mà đã vội lo, phải làm mới biết chứ chưa làm đã sợ thì làm sao mà làm được.
Thông tin trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tôi thấy đầy đủ, còn đại biểu muốn tiếp xúc sâu hơn thì cần phải xem đề án chứ báo cáo này thì không thể nói cụ thể hơn, mà đề án thì đã có rồi".
Báo cáo chưa thuyết phục
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Tp.HCM), Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
"Báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội về các dự án khai thác bauxite về cơ bản tôi không đồng ý, vì báo cáo này đi theo hướng phải tiếp tục thực hiện các dự án. Còn theo tôi hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau nên rất cần phải xem lại, phải làm rõ đã.
Tôi rất quan tâm đến các góp ý của các nhà khoa học về cả hiệu quả kinh tế, môi trường và an ninh Quốc phòng của các dự án này. Vì thế theo tôi cần làm rõ cả ba vấn đề này. Song những giải thích về hiệu quả kinh tế, môi trường ở báo cáo Chính phủ đều chưa đủ thuyết phục, vì thế tôi chưa tin các dự án khai thác bauxite có thể đem lại hiệu quả kinh tế và bảo đảm môi trường cũng như một số vấn đề quan trọng khác.
Hai vị lãnh đạo địa phương Lâm Đồng và Đắc Nông phát biểu trước Quốc hội đều bảo vệ quan điểm tiếp tục thực hiện các dự án bauxite, nói là cử tri không có ý kiến gì. Nhưng đồng chí chủ tịch Quốc hội ra nước ngoài người ta cũng hỏi, Thủ tướng chính phủ đi tiếp xúc cử tri thì cử tri cũng hỏi, ý kiến cử tri gửi đến Quốc hội do mặt trận tổ Quốc tập hợp cũng nói đến, thế là vấn đề lớn rồi.
Vậy nên tôi thấy rất cần đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội, phải thảo luận rộng rãi thành một chuyên đề ở hội trường và xác định rõ ràng nên thực hiện hay dừng lại.trước khi đưa ra quyết định. Vì đây là vấn đề lớn, ai cũng quan tâm cả mà".
Với tôi bauxite không nhạy cảm
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
"Trước kỳ họp thì tôi cũng nghe xôn xao nhưng không biết cụ thể vấn đề bauxite thế nào, khi đọc báo cáo thì thấy đây chỉ là hai dự án cụ thể thôi, cũng không ảnh hưởng đến rừng nhiều lắm.
Nhiều người cho đây là vấn đề nhạy cảm vì địa danh khai thác là Tây Nguyên, là địa bàn nhạy cảm. Với tôi thì bauxite không phải là nhạy cảm, vấn đề là thông tin trước kỳ họp chưa đầy đủ.
Qua đây Chính phủ cũng nên rút kinh nghiệm, phải thường xuyên thông báo cho đại biểu Quốc hội những viêc mà Chính phủ đang làm chứ không phải đợi đến tận kỳ họp mới báo cáo.
Bây giờ mỗi đại biểu đã được trang bị một cái máy tính thì nên lập website liên chức năng Quốc hội - Chính phủ, để đại biểu có thể truy cập hàng ngày những hoạt động quan trọng của Chính phủ mà nắm thông tin cho đầy đủ hơn.
Còn vấn đề giám sát thì ở mức độ hai dự án này thì chỉ cần một ủy ban, như Ủy ban Kinh tế chẳng hạn, còn trung hạn và dài hạn thì cần ở cấp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc liên ủy ban của Quốc hội.
Nhưng theo tôi thì về lâu dài Quốc hội vẫn nên có đoàn giám sát chuyên biệt về mặt nội dung, tức nắm đầy đủ xem bauxite là cái gì, dự án triển khai ra sao. Quan trọng nhất là phải đặt lợi ích của quốc gia, của nhân dân lên trên lợi ích của doanh nghiệp.
Quốc hội không thể thờ ơ, đây sẽ là vấn đề nóng hổi, đại biểu nào cũng đã thấy tính nghiêm túc của vấn đề, cái đó là quan trọng nhất".