Khối ngoại nói về “một năm tốt lành” của chứng khoán Việt Nam
Trong mắt các nhà đầu tư ngoại, kinh tế Việt Nam đã vượt qua được thời kỳ mấy năm gian khó và đang có những bước tiến tích cực
Trong mắt các nhà đầu tư ngoại, kinh tế Việt Nam đã vượt qua được thời kỳ mấy năm gian khó và đang có những bước tiến tích cực. Chính sự khởi sắc này đang kéo các nhà đầu tư trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam, báo Financial Times nhìn nhận.
Điểm gây nhiều ấn tượng của Việt Nam đối với giới đầu tư ngoại thời gian này chính là sự tăng điểm của thị trường chứng khoán. Từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường có mức tăng điểm mạnh thứ ba trên thế giới, giao dịch cũng khởi sắc với khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày tăng gấp 4 lần.
Phần lớn lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm là của các nhà đầu tư trong nước, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang thể hiện rõ sự quan tâm, bài báo mang tựa đề “Vietnam emerges from a tough few years” (tạm dịch: “Việt Nam trỗi dậy sau mấy năm gian khó”) của tác giả Fiona Rintoul nhận xét.
Tác giả này cho biết, quỹ đầu tư chuyên về các thị trường sơ khai Templeton Frontier Markets đã tăng tỷ lệ vốn phân bổ vào thị trường Việt Nam lên 8,4%, đưa Việt Nam trở thành thị trường địa lý có mức phân bổ vốn lớn thứ 5 của quỹ này. Nhiều nhà đầu tư thị trường sơ khai khác cũng đang có bước đi tương tự hoặc dự tính sẽ thực hiện chiến lược như Templeton.
“Ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến với chúng tôi. Chúng tôi đang có thêm nhiều cuộc họp ở nước ngoài về thị trường Việt Nam”, ông Kevin Snowbal, CEO của quỹ công ty quản lý tài sản lâu năm thứ hai ở Việt Nam là Vietnam Asset Management, nói với Financial Times. Đây là quỹ có một quỹ đóng chuyên đầu tư vào thị trường Việt Nam niêm yết tại thị trường chứng khoán London.
Vậy thay đổi gì đã diễn ra ở Việt Nam và liệu những thay đổi này có được duy trì?
Sau 5 năm suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam (trong đó năm 2009 là một ngoại lệ), và sau quãng thời gian mà ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành Dragon Capital, gọi là quãng thời gian “rất khắc nghiệt của nền kinh tế Việt Nam”, với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng của tập đoàn Vinashin vào năm 2010, sự khởi sắc của tình hình kinh tế Việt Nam năm nay có thể được nhìn nhận như một lẽ tự nhiên.
Những các nhà quan sát tại Việt Nam lại cho rằng, có nhiều điều đáng nói hơn thế.
“Có một số diễn biến trong năm ngoái đang bắt đầu có tác động tích cực sang năm nay. Quan trọng nhất trong số đó là sự thay đổi trong chính sách tiền tệ”, ông Johan Kruimer, Giám đốc điều hành của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) nhận xét.
Từ khi nhậm chức vào năm ngoái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có nhiều nỗ lực để kiềm chế tăng trưởng tín dụng. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giảm còn 12% từ mức 28-29% trong các năm trước. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cũng hạ nhiệt xuống mức 14% và đang tiếp tục xu hướng giảm trong năm nay.
“Kết quả là, tỷ giá đồng nội tệ của Việt Nam đã lần đầu tiên ổn định sau nhiều năm. Lần giảm giá gần nhất của đồng VND là vào tháng 2/2011”, ông Kruimer nói.
Trên thực tế, theo ông Snowball, VND là đồng tiền có tỷ giá giữ ổn định nhất trong năm ngoái. Ở một quốc gia mà người dân “giữ nhiều vàng vật chất nhiều hơn bất kỳ nơi đâu trên hành tinh” vì không tin vào tiền giấy - theo lời ông Snowball - thì đây thực sự là một chuyển biến lớn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
“Chúng tôi đã kiếm được lợi nhuận từ tiền VND trong năm nay, lần đầu tiên trong 6 năm. Đây quả là một sự ngạc nhiên thú vị”, ông Scriven phát biểu. Nhà đầu tư này đã sống ở Việt Nam từ trước khi nơi đây có thị trường chứng khoán và đồng sáng lập nên Dragon Capital vào năm 1994.
Những thay đổi về chính sách tiền tệ mới chỉ là một phần trong nỗ lực cải cách rộng lớn hơn của Việt Nam, bao gồm cải tổ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp quốc doanh. Đích đến của việc cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh sẽ là cổ phần hóa, nhưng ban đầu, nhưng mục tiêu ban đầu của việc cải tổ này là cắt giảm 10% chi phí và rút lui khỏi những mảng đầu tư không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Financial Times, tất cả những cải cách này của Việt Nam dường như sẽ đi đúng hướng, mặc dù Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng. Động thái cắt giảm lãi suất gần đây là một bằng chứng về sự lo ngại đối với tăng trưởng. Giới phân tích cho rằng, quyết tâm chính trị của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ dẫn tới những hành động quyết đoán, tới cùng.
“Chính phủ Việt Nam cần đứng sau chương trình cải tổ kinh tế này. Và có bằng chứng thuyết phục rằng họ quyết tâm làm điều đó”, ông Scriven nói.
Ngoài ra, còn phải kể tới những nhân tố tích cực chưa bao giờ mất đi trong nền kinh tế Việt Nam. Đó là sức cạnh tranh của Việt Nam ở những mặt hàng xuất khẩu như gạo, cao su và hồ tiêu; dân số trẻ, có học thức của Việt Nam; và quá trình công nghiệp hóa đã thú hút những công ty lớn của thế giới như Intel tới Việt Nam mở nhà máy.
“Tất cả đang báo hiệu cho một năm tốt lành”, ông Scriven nói, nhất là khi giá cổ phiếu ở Việt Nam đang thấp hơn 70% so với đỉnh cao đạt được vào năm 2007.
Tuy vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn nhảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này cũng gặp phải một số vấn đề.
Ông Snowball cho biết, một phần nhiều số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã được rót vào hai quỹ tín thác (ETF) đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, điều này càng làm gia tăng mức độ biến động của thị trường. Năm ngoái, chỉ số FTSE Vietnam của quỹ DB-X Trackers đã giảm 52%, so với mức giảm 30% của chỉ số VN-Index (bao gồm cả những công ty mà khối ngoại không thể mua cổ phiếu).
Ngoài ra, cũng có những công ty niêm yết mà các quỹ ETF không thể tiếp cận do tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đã kịch trần giới hạn cho phép 49%. Bởi vậy, Vinamilk - công ty mà ông Snowball cho là công ty tốt nhất Việt Nam và đã đạt tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức kịch trần - không nằm trong chỉ số FTSE Vietnam của các quỹ tín thác. Tuy nhiên, cổ phiếu của Vinamilk có tên trong danh mục của quỹ PXP Vietnam, một quỹ thành lập năm 2003.
Giới hạn quyền sở hữu của khối ngoại cũng có ảnh hưởng tới những nhà đầu tư trực tiếp mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, còn có những rào cản khác như việc gân như không thể mua được lượng cổ phiếu trị giá 100.000 USD của một công ty niêm yết trong một ngày; hay công tác nghiên cứu chứng khoán ở Việt Nam bị ông Snowball đánh giá là “nhìn chung còn yếu kém”.
Trong khi đó, những nhà đầu tư chứng khoán trong nước ở Việt Nam thường có tư tưởng “lướt sóng” - theo ngôn ngữ của ông Kruimer thì “90% là những tay chơi bạc thuần túy” - cũng chẳng chịu làm gì để giúp thị trường bớt biến động hơn.
Năm nay, quỹ tương hỗ (mutual fund) và quỹ lương hưu (pension fund) sẽ chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Kruimer không cho rằng vốn ngoại sẽ đổ mạnh vào thị trường Việt Nam và ông cũng không tin là trần sở hữu của khối ngoại sẽ sớm được nới rộng.
“Nếu Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng kinh tế vừa phải trong 3-5 năm tới, giá chứng khoán sẽ phục hồi nhiều. Nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để trở lại thời kỳ đỉnh cao như năm 2007. Cá nhân tôi cho rằng, sẽ chẳng bao giờ trở lại được mức đỉnh đó, vì đó là mức giá phi lý”, ông Kruimer nhận định.
Điểm gây nhiều ấn tượng của Việt Nam đối với giới đầu tư ngoại thời gian này chính là sự tăng điểm của thị trường chứng khoán. Từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường có mức tăng điểm mạnh thứ ba trên thế giới, giao dịch cũng khởi sắc với khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày tăng gấp 4 lần.
Phần lớn lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm là của các nhà đầu tư trong nước, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang thể hiện rõ sự quan tâm, bài báo mang tựa đề “Vietnam emerges from a tough few years” (tạm dịch: “Việt Nam trỗi dậy sau mấy năm gian khó”) của tác giả Fiona Rintoul nhận xét.
Tác giả này cho biết, quỹ đầu tư chuyên về các thị trường sơ khai Templeton Frontier Markets đã tăng tỷ lệ vốn phân bổ vào thị trường Việt Nam lên 8,4%, đưa Việt Nam trở thành thị trường địa lý có mức phân bổ vốn lớn thứ 5 của quỹ này. Nhiều nhà đầu tư thị trường sơ khai khác cũng đang có bước đi tương tự hoặc dự tính sẽ thực hiện chiến lược như Templeton.
“Ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến với chúng tôi. Chúng tôi đang có thêm nhiều cuộc họp ở nước ngoài về thị trường Việt Nam”, ông Kevin Snowbal, CEO của quỹ công ty quản lý tài sản lâu năm thứ hai ở Việt Nam là Vietnam Asset Management, nói với Financial Times. Đây là quỹ có một quỹ đóng chuyên đầu tư vào thị trường Việt Nam niêm yết tại thị trường chứng khoán London.
Vậy thay đổi gì đã diễn ra ở Việt Nam và liệu những thay đổi này có được duy trì?
Sau 5 năm suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam (trong đó năm 2009 là một ngoại lệ), và sau quãng thời gian mà ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành Dragon Capital, gọi là quãng thời gian “rất khắc nghiệt của nền kinh tế Việt Nam”, với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng của tập đoàn Vinashin vào năm 2010, sự khởi sắc của tình hình kinh tế Việt Nam năm nay có thể được nhìn nhận như một lẽ tự nhiên.
Những các nhà quan sát tại Việt Nam lại cho rằng, có nhiều điều đáng nói hơn thế.
“Có một số diễn biến trong năm ngoái đang bắt đầu có tác động tích cực sang năm nay. Quan trọng nhất trong số đó là sự thay đổi trong chính sách tiền tệ”, ông Johan Kruimer, Giám đốc điều hành của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) nhận xét.
Từ khi nhậm chức vào năm ngoái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có nhiều nỗ lực để kiềm chế tăng trưởng tín dụng. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giảm còn 12% từ mức 28-29% trong các năm trước. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cũng hạ nhiệt xuống mức 14% và đang tiếp tục xu hướng giảm trong năm nay.
“Kết quả là, tỷ giá đồng nội tệ của Việt Nam đã lần đầu tiên ổn định sau nhiều năm. Lần giảm giá gần nhất của đồng VND là vào tháng 2/2011”, ông Kruimer nói.
Trên thực tế, theo ông Snowball, VND là đồng tiền có tỷ giá giữ ổn định nhất trong năm ngoái. Ở một quốc gia mà người dân “giữ nhiều vàng vật chất nhiều hơn bất kỳ nơi đâu trên hành tinh” vì không tin vào tiền giấy - theo lời ông Snowball - thì đây thực sự là một chuyển biến lớn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
“Chúng tôi đã kiếm được lợi nhuận từ tiền VND trong năm nay, lần đầu tiên trong 6 năm. Đây quả là một sự ngạc nhiên thú vị”, ông Scriven phát biểu. Nhà đầu tư này đã sống ở Việt Nam từ trước khi nơi đây có thị trường chứng khoán và đồng sáng lập nên Dragon Capital vào năm 1994.
Những thay đổi về chính sách tiền tệ mới chỉ là một phần trong nỗ lực cải cách rộng lớn hơn của Việt Nam, bao gồm cải tổ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp quốc doanh. Đích đến của việc cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh sẽ là cổ phần hóa, nhưng ban đầu, nhưng mục tiêu ban đầu của việc cải tổ này là cắt giảm 10% chi phí và rút lui khỏi những mảng đầu tư không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Financial Times, tất cả những cải cách này của Việt Nam dường như sẽ đi đúng hướng, mặc dù Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng. Động thái cắt giảm lãi suất gần đây là một bằng chứng về sự lo ngại đối với tăng trưởng. Giới phân tích cho rằng, quyết tâm chính trị của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ dẫn tới những hành động quyết đoán, tới cùng.
“Chính phủ Việt Nam cần đứng sau chương trình cải tổ kinh tế này. Và có bằng chứng thuyết phục rằng họ quyết tâm làm điều đó”, ông Scriven nói.
Ngoài ra, còn phải kể tới những nhân tố tích cực chưa bao giờ mất đi trong nền kinh tế Việt Nam. Đó là sức cạnh tranh của Việt Nam ở những mặt hàng xuất khẩu như gạo, cao su và hồ tiêu; dân số trẻ, có học thức của Việt Nam; và quá trình công nghiệp hóa đã thú hút những công ty lớn của thế giới như Intel tới Việt Nam mở nhà máy.
“Tất cả đang báo hiệu cho một năm tốt lành”, ông Scriven nói, nhất là khi giá cổ phiếu ở Việt Nam đang thấp hơn 70% so với đỉnh cao đạt được vào năm 2007.
Tuy vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn nhảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này cũng gặp phải một số vấn đề.
Ông Snowball cho biết, một phần nhiều số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã được rót vào hai quỹ tín thác (ETF) đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, điều này càng làm gia tăng mức độ biến động của thị trường. Năm ngoái, chỉ số FTSE Vietnam của quỹ DB-X Trackers đã giảm 52%, so với mức giảm 30% của chỉ số VN-Index (bao gồm cả những công ty mà khối ngoại không thể mua cổ phiếu).
Ngoài ra, cũng có những công ty niêm yết mà các quỹ ETF không thể tiếp cận do tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đã kịch trần giới hạn cho phép 49%. Bởi vậy, Vinamilk - công ty mà ông Snowball cho là công ty tốt nhất Việt Nam và đã đạt tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức kịch trần - không nằm trong chỉ số FTSE Vietnam của các quỹ tín thác. Tuy nhiên, cổ phiếu của Vinamilk có tên trong danh mục của quỹ PXP Vietnam, một quỹ thành lập năm 2003.
Giới hạn quyền sở hữu của khối ngoại cũng có ảnh hưởng tới những nhà đầu tư trực tiếp mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, còn có những rào cản khác như việc gân như không thể mua được lượng cổ phiếu trị giá 100.000 USD của một công ty niêm yết trong một ngày; hay công tác nghiên cứu chứng khoán ở Việt Nam bị ông Snowball đánh giá là “nhìn chung còn yếu kém”.
Trong khi đó, những nhà đầu tư chứng khoán trong nước ở Việt Nam thường có tư tưởng “lướt sóng” - theo ngôn ngữ của ông Kruimer thì “90% là những tay chơi bạc thuần túy” - cũng chẳng chịu làm gì để giúp thị trường bớt biến động hơn.
Năm nay, quỹ tương hỗ (mutual fund) và quỹ lương hưu (pension fund) sẽ chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Kruimer không cho rằng vốn ngoại sẽ đổ mạnh vào thị trường Việt Nam và ông cũng không tin là trần sở hữu của khối ngoại sẽ sớm được nới rộng.
“Nếu Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng kinh tế vừa phải trong 3-5 năm tới, giá chứng khoán sẽ phục hồi nhiều. Nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để trở lại thời kỳ đỉnh cao như năm 2007. Cá nhân tôi cho rằng, sẽ chẳng bao giờ trở lại được mức đỉnh đó, vì đó là mức giá phi lý”, ông Kruimer nhận định.