“Không có bằng chứng MH370 vào vùng bay Việt Nam quản lý”
Cục Hàng không phản đối những cáo buộc của Malaysia đối với Việt Nam trong vụ MH370 mất tích
Cục Hàng không Việt Nam vừa đề nghị Cục Hàng không dân dụng Malaysia gửi báo cáo sơ bộ cho Việt Nam và Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) về vụ chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích.
Trong thư gửi Cục Hàng không dân dụng Malaysia ngày 5/5, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, cơ quan này mới biết thông tin Malaysia cáo buộc Việt Nam phản ứng chậm trễ trong vụ MH370 mất tích qua báo chí, chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía Malaysia.
Trước đó, báo chí Malaysia đưa tin người đứng đầu cơ quan hàng không nước này đổ lỗi cho Việt Nam về sự chậm trễ trong vụ máy bay MH370 mất tích.
Cụ thể, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Malaysia, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cho rằng vào ngày 8/3, cơ quan hàng không Việt Nam thông báo máy bay mất tích ở thời điểm chiếc MH370 đã biến mất khỏi màn hình radar 17 phút, trong khi thông lệ quốc tế là 5 phút.
Theo đó, lúc 1h19 phút giờ Malaysia, quản lý bay Malaysia yêu cầu MH370 chuyển giao cho phía quản lý bay Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh). Tuy nhiên ACC Hồ Chí Minh thông báo cho họ về việc không liên lạc được với máy bay lúc 1h38.
Trong báo cáo lên Thủ tướng Malaysia, lãnh đạo Cục Hàng không nước này cho rằng, một khi MH370 đã đi qua điểm chuyển giao IGARI trên biển Đông, chiếc máy bay sẽ chính thức thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý vùng trời Việt Nam.
Phản ứng trước cáo buộc trên, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh khẳng định, không có bằng chứng cho thấy tàu bay đã vượt qua điểm chuyển giao IGARI vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý như phía Malaysia nêu ra.
Cụ thể, tàu bay MH370 đã mất tín hiệu trên màn hình radar của ACC Hồ Chí Minh một phút 17 giây trước điểm IGARI. Lúc này, tàu bay đang trong vùng thông báo bay của Singapore (vùng trời này được Singapore uỷ quyền cho Malaysia điều hành). Vì tàu bay MH370 chưa thiết lập liên lạc với ACC Hồ Chí Minh, việc chuyển giao kiểm soát chưa được hoàn tất. ACC Hồ Chí Minh chưa thực hiện điều hành, kiểm soát với tàu bay này.
Về việc chậm trễ thông báo 12 phút so với thông lệ, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thông báo cho phía Kuala Lumpur chậm 12 phút về việc tàu bay mất tín hiệu radar và chưa có liên lạc với ACC Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định việc thông báo này chỉ là một trong nhiều công việc cần thực hiện trong giai đoạn hồ nghi.
"Sau khi kiểm tra việc thực hiện các quy định về không lưu và tìm kiếm cứu nạn trong vụ việc này, Cục Hàng không Việt Nam nhận thấy kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ quy trình dịch vụ báo động", Cục trưởng Cục hàng không khẳng định.
Ngay sau khi mất tín hiệu của tàu bay MH370, ACC Hồ Chí Minh đã cố gắng thiết lập liên lạc với tổ lái nhưng không được. Cơ quan này đã sử dụng các tần số khẩn nguy, yêu cầu tổ lái các tàu bay khác hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc với MH370 nhưng đều không được.
Theo quy định của ICAO, trường hợp tàu bay mất tích tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay thì trách nhiệm khởi phát báo động và tìm kiếm cứu nạn đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với tàu bay. Ở trường hợp này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Malaysia.
Trên thực tế Việt Nam nhận được điện văn báo động khẩn nguy của cơ quan phối hợp tìm kiếm cứu nạn Malaysia lúc 22h32 UTC, tức là sau 5 tiếng 10 phút kể từ lần cuối nước này nhìn thấy máy bay trên màn hình radar.
Ngay sau khi nhận được điện văn, Việt Nam đã triển khai tất cả hành động phù hợp, phối hợp với các nước liên quan tổ chức tìm kiếm cứu nạn MH370. "Việt Nam đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay có khả năng MH370 bay vào", Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay.
Mới đây, trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 4/2014, Thủ tướng Malaysia ông Najib Tun Abdul Razak đã cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn đầu của hoạt động tìm kiếm cứu nạn nhằm xác định vị trí chiếc máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Liên quan đến việc tìm kiếm MH370, ngày 5/5, các bộ trưởng giao thông vận tải của Malaysia, Australia và Trung Quốc đã nhóm họp tại thủ đô Canberra của Australia để thảo luận kế hoạch tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia trong giai đoạn mới.
Malaysia cũng đã thành lập nhóm điều tra quốc tế bao gồm các đại diện đến từ Australia và Trung Quốc để đánh giá, điều tra và xác định nguyên nhân thực sự của sự cố để có thể tránh sự việc tương tự trong tương lai.
Theo đó, các mảnh vỡ và hộp đen máy bay một khi được tìm thấy sẽ được quản lý theo quy định của công ước quốc tế của ICAO.
Phía Australia cũng cho hay, có thể mất tới hai tháng trước khi các thiết bị mới, tinh vi hơn, được đưa xuống nước để tiến hành tìm kiếm MH370 và chi phí có thể lên đến 60 triệu USD.
Trong thư gửi Cục Hàng không dân dụng Malaysia ngày 5/5, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, cơ quan này mới biết thông tin Malaysia cáo buộc Việt Nam phản ứng chậm trễ trong vụ MH370 mất tích qua báo chí, chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía Malaysia.
Trước đó, báo chí Malaysia đưa tin người đứng đầu cơ quan hàng không nước này đổ lỗi cho Việt Nam về sự chậm trễ trong vụ máy bay MH370 mất tích.
Cụ thể, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Malaysia, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cho rằng vào ngày 8/3, cơ quan hàng không Việt Nam thông báo máy bay mất tích ở thời điểm chiếc MH370 đã biến mất khỏi màn hình radar 17 phút, trong khi thông lệ quốc tế là 5 phút.
Theo đó, lúc 1h19 phút giờ Malaysia, quản lý bay Malaysia yêu cầu MH370 chuyển giao cho phía quản lý bay Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh). Tuy nhiên ACC Hồ Chí Minh thông báo cho họ về việc không liên lạc được với máy bay lúc 1h38.
Trong báo cáo lên Thủ tướng Malaysia, lãnh đạo Cục Hàng không nước này cho rằng, một khi MH370 đã đi qua điểm chuyển giao IGARI trên biển Đông, chiếc máy bay sẽ chính thức thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý vùng trời Việt Nam.
Phản ứng trước cáo buộc trên, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh khẳng định, không có bằng chứng cho thấy tàu bay đã vượt qua điểm chuyển giao IGARI vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý như phía Malaysia nêu ra.
Cụ thể, tàu bay MH370 đã mất tín hiệu trên màn hình radar của ACC Hồ Chí Minh một phút 17 giây trước điểm IGARI. Lúc này, tàu bay đang trong vùng thông báo bay của Singapore (vùng trời này được Singapore uỷ quyền cho Malaysia điều hành). Vì tàu bay MH370 chưa thiết lập liên lạc với ACC Hồ Chí Minh, việc chuyển giao kiểm soát chưa được hoàn tất. ACC Hồ Chí Minh chưa thực hiện điều hành, kiểm soát với tàu bay này.
Về việc chậm trễ thông báo 12 phút so với thông lệ, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thông báo cho phía Kuala Lumpur chậm 12 phút về việc tàu bay mất tín hiệu radar và chưa có liên lạc với ACC Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định việc thông báo này chỉ là một trong nhiều công việc cần thực hiện trong giai đoạn hồ nghi.
"Sau khi kiểm tra việc thực hiện các quy định về không lưu và tìm kiếm cứu nạn trong vụ việc này, Cục Hàng không Việt Nam nhận thấy kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ quy trình dịch vụ báo động", Cục trưởng Cục hàng không khẳng định.
Ngay sau khi mất tín hiệu của tàu bay MH370, ACC Hồ Chí Minh đã cố gắng thiết lập liên lạc với tổ lái nhưng không được. Cơ quan này đã sử dụng các tần số khẩn nguy, yêu cầu tổ lái các tàu bay khác hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc với MH370 nhưng đều không được.
Theo quy định của ICAO, trường hợp tàu bay mất tích tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay thì trách nhiệm khởi phát báo động và tìm kiếm cứu nạn đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với tàu bay. Ở trường hợp này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Malaysia.
Trên thực tế Việt Nam nhận được điện văn báo động khẩn nguy của cơ quan phối hợp tìm kiếm cứu nạn Malaysia lúc 22h32 UTC, tức là sau 5 tiếng 10 phút kể từ lần cuối nước này nhìn thấy máy bay trên màn hình radar.
Ngay sau khi nhận được điện văn, Việt Nam đã triển khai tất cả hành động phù hợp, phối hợp với các nước liên quan tổ chức tìm kiếm cứu nạn MH370. "Việt Nam đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay có khả năng MH370 bay vào", Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay.
Mới đây, trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 4/2014, Thủ tướng Malaysia ông Najib Tun Abdul Razak đã cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn đầu của hoạt động tìm kiếm cứu nạn nhằm xác định vị trí chiếc máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Liên quan đến việc tìm kiếm MH370, ngày 5/5, các bộ trưởng giao thông vận tải của Malaysia, Australia và Trung Quốc đã nhóm họp tại thủ đô Canberra của Australia để thảo luận kế hoạch tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia trong giai đoạn mới.
Malaysia cũng đã thành lập nhóm điều tra quốc tế bao gồm các đại diện đến từ Australia và Trung Quốc để đánh giá, điều tra và xác định nguyên nhân thực sự của sự cố để có thể tránh sự việc tương tự trong tương lai.
Theo đó, các mảnh vỡ và hộp đen máy bay một khi được tìm thấy sẽ được quản lý theo quy định của công ước quốc tế của ICAO.
Phía Australia cũng cho hay, có thể mất tới hai tháng trước khi các thiết bị mới, tinh vi hơn, được đưa xuống nước để tiến hành tìm kiếm MH370 và chi phí có thể lên đến 60 triệu USD.