“MH370 có thể không rơi xuống biển”
Các nhà tìm kiếm sẽ xem xét khả năng MH370 đổi hướng, hạ cánh xuống đâu đó hoặc bị nổ tung khi đáp xuống một nơi xa xôi nào đó
Đã hơn 6 tuần trôi qua kể từ khi chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích bí ẩn, các đội tìm kiếm vẫn chưa thể tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của chiếc máy bay. Các chuyên gia trong cuộc tìm kiếm này nói, họ đang xem xét khả năng MH370 có thể không rơi xuống biển mà đã hạ cánh xuống một địa điểm nào đó.
Theo báo New Straits Times của Malaysia, một thành viên đề nghị giữ kín danh tính của đội điều tra quốc tế (IIT) nói rằng: “Chúng tôi có thể sẽ sớm tập trung lại để xem xét về khả năng này nếu như cuộc tìm kiếm không mang lại kết quả nào trong vài ngày tới. Nhưng lúc này, cuộc tìm kiếm trên Ấn Độ Dương vẫn tiếp tục”.
Đến nay, 12 máy bay và 11 tàu chiến vẫn đang tiến hành tìm kiếm MH370 trên khu vực phía Nam Ấn Độ Dương. Trong đó, tàu ngầm Bluefin-21 của Hải quân Mỹ đã rà soát được khoảng 80% diện tích đáy biển của khu vực tìm kiếm nơi nghi có tín hiệu “ping” phát ra từ hộp đen của máy bay.
Chiếc máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu chuyến bay MH370 biến mất rạng sáng ngày 8/3/2014. Trên máy bay có 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn 12 người. Ngay sau khi máy bay biến mất, Malaysia với sự hỗ trợ của khoảng 20 quốc gia khác đã tiến hành một cuộc tìm kiếm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hàng không quốc tế trên những khu vực rộng lớn, sử dụng những trang thiết bị tối tân. Tuy nhiên, đến nay, chưa tìm thấy bất kỳ một mảnh vỡ nào của máy bay hay dấu vết nào khác. Chính sự bế tắc này đã củng cố giả thiết cho rằng, MH370 có thể không rơi xuống biển mà đã đáp xuống một nơi nào đó.
Nguồn tin từ IIT nói, các nhà tìm kiếm sẽ xem xét khả năng MH370 đổi hướng, hạ cánh xuống đâu đó hoặc bị nổ tung khi đáp xuống một nơi xa xôi nào đó. “Giả thiết máy bay đáp xuống một nơi nào đó không thể bị loại trừ, bởi đến nay chúng tôi chưa thể tìm thấy dấu vết gì. Tuy vậy, khả năng một quốc gia nào đó đang giấu chiếc máy bay trong khi có tới 20 quốc gia khác ra sức tìm kiếm nghe có vẻ rất vô lý”, vị chuyên gia của IIT nói.
Các dữ liệu vệ tinh Immasat và Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Anh (AAIB) cho thấy, MH370 có thể đã kết thúc hành trình ở Ấn Độ Dương, tại khu vực cách thành phố Perth của Australia khoảng 1.500 dặm về phía Tây Bắc. Tuy nhiên, dữ liệu vệ tinh không cung cấp các thông tin về hướng bay, tốc độ và độ cao của chiếc máy bay.
Cuộc tìm kiếm MH370 đến nay mới chỉ dựa trên các dữ liệu vệ tinh, trong khi chưa hề có các dữ liệu đáng tin cậy hơn từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vì hệ thống liên lạc của máy bay mất tích đã bị ngắt trong 45 phút đầu tiên sau khi máy bay cất cánh. Vì thế, không thể loại trừ các nhà tìm kiếm đã có sự tính toán nhầm dẫn tới tìm kiếm sai hướng.
Ngoài ra, diện tích tìm kiếm rộng lớn trên đại dương có độ sâu lớn cũng là một thách thức không hề nhỏ. Sau vụ máy bay của hãng hàng không Air France rơi xuống Đại Tây Dương vào năm 2009, các nhà điều tra phải mất 2 năm mới tìm thấy chiếc máy bay xấu số.
Tin từ AFP cho biết, hôm qua, nhà chức trách Australia đã tìm thấy một mảnh vỡ ở bờ biển gần Augusta, cách Perth khoảng 300 km, nghi là mảnh vỡ của MH370. Tuy nhiên, sau khi kiểm chứng, nhà chức trách đã xác định mảnh vỡ này không liên quan tới máy bay mất tích.
Hiện cơ quan chức năng của MH370 đã cấp giấy chứng tử cho hành khách đi MH370 để thân nhân của họ có thể đòi các công ty bảo hiểm thực hiện việc bồi thường.
Theo báo New Straits Times của Malaysia, một thành viên đề nghị giữ kín danh tính của đội điều tra quốc tế (IIT) nói rằng: “Chúng tôi có thể sẽ sớm tập trung lại để xem xét về khả năng này nếu như cuộc tìm kiếm không mang lại kết quả nào trong vài ngày tới. Nhưng lúc này, cuộc tìm kiếm trên Ấn Độ Dương vẫn tiếp tục”.
Đến nay, 12 máy bay và 11 tàu chiến vẫn đang tiến hành tìm kiếm MH370 trên khu vực phía Nam Ấn Độ Dương. Trong đó, tàu ngầm Bluefin-21 của Hải quân Mỹ đã rà soát được khoảng 80% diện tích đáy biển của khu vực tìm kiếm nơi nghi có tín hiệu “ping” phát ra từ hộp đen của máy bay.
Chiếc máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu chuyến bay MH370 biến mất rạng sáng ngày 8/3/2014. Trên máy bay có 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn 12 người. Ngay sau khi máy bay biến mất, Malaysia với sự hỗ trợ của khoảng 20 quốc gia khác đã tiến hành một cuộc tìm kiếm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hàng không quốc tế trên những khu vực rộng lớn, sử dụng những trang thiết bị tối tân. Tuy nhiên, đến nay, chưa tìm thấy bất kỳ một mảnh vỡ nào của máy bay hay dấu vết nào khác. Chính sự bế tắc này đã củng cố giả thiết cho rằng, MH370 có thể không rơi xuống biển mà đã đáp xuống một nơi nào đó.
Nguồn tin từ IIT nói, các nhà tìm kiếm sẽ xem xét khả năng MH370 đổi hướng, hạ cánh xuống đâu đó hoặc bị nổ tung khi đáp xuống một nơi xa xôi nào đó. “Giả thiết máy bay đáp xuống một nơi nào đó không thể bị loại trừ, bởi đến nay chúng tôi chưa thể tìm thấy dấu vết gì. Tuy vậy, khả năng một quốc gia nào đó đang giấu chiếc máy bay trong khi có tới 20 quốc gia khác ra sức tìm kiếm nghe có vẻ rất vô lý”, vị chuyên gia của IIT nói.
Các dữ liệu vệ tinh Immasat và Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Anh (AAIB) cho thấy, MH370 có thể đã kết thúc hành trình ở Ấn Độ Dương, tại khu vực cách thành phố Perth của Australia khoảng 1.500 dặm về phía Tây Bắc. Tuy nhiên, dữ liệu vệ tinh không cung cấp các thông tin về hướng bay, tốc độ và độ cao của chiếc máy bay.
Cuộc tìm kiếm MH370 đến nay mới chỉ dựa trên các dữ liệu vệ tinh, trong khi chưa hề có các dữ liệu đáng tin cậy hơn từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vì hệ thống liên lạc của máy bay mất tích đã bị ngắt trong 45 phút đầu tiên sau khi máy bay cất cánh. Vì thế, không thể loại trừ các nhà tìm kiếm đã có sự tính toán nhầm dẫn tới tìm kiếm sai hướng.
Ngoài ra, diện tích tìm kiếm rộng lớn trên đại dương có độ sâu lớn cũng là một thách thức không hề nhỏ. Sau vụ máy bay của hãng hàng không Air France rơi xuống Đại Tây Dương vào năm 2009, các nhà điều tra phải mất 2 năm mới tìm thấy chiếc máy bay xấu số.
Tin từ AFP cho biết, hôm qua, nhà chức trách Australia đã tìm thấy một mảnh vỡ ở bờ biển gần Augusta, cách Perth khoảng 300 km, nghi là mảnh vỡ của MH370. Tuy nhiên, sau khi kiểm chứng, nhà chức trách đã xác định mảnh vỡ này không liên quan tới máy bay mất tích.
Hiện cơ quan chức năng của MH370 đã cấp giấy chứng tử cho hành khách đi MH370 để thân nhân của họ có thể đòi các công ty bảo hiểm thực hiện việc bồi thường.