Kinh tế Hà Nội sau một năm mở rộng: Thiếu đột phá
Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình Hà Nội sau một năm điều chỉnh địa giới hành chính
Cùng với nhiều “báo cáo riêng” khác, báo cáo về tình hình thực hiện nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Từ những kết quả sau một năm thực hiện, Chính phủ khẳng định việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng Hà Nội là cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô không chỉ cho hiện tại mà cho hàng trăm năm sau.
Không gián đoạn hoạt động
Bộ máy tổ chức của thành phố Hà Nội mới hoạt động bình thường, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch, đời sống nhân ổn định, bảo đảm tương đồng giá trị văn hóa người Hà Nội và các địa phương của Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình…, là một số đánh giá chung của Chính phủ tại bản báo cáo.
Công tác xây dựng thành phố Hà Nội mở rộng được đổi mới, vừa đảm bảo học tập kinh nghiệm của các nước để phù hợp thực tế của Việt Nam, quy hoạch một chuỗi đô thị vệ tinh, có bước đi thận trọng. Các giao dịch của tổ chức, cá nhân được hoạt động bình thường, liên tục, không bị ảnh hưởng, gián đoạn, báo cáo viết.
Từ khi mở rộng đến nay, thành phố đã tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo đời sống của nhân dân. Sau hợp nhất hai tháng, 4 xã của Hòa Bình chuyển về Hà Nội đã có điện, trường, giao thông được nâng cấp.
Trong 9 tháng, ước tính thành phố đã giải quyết việc làm cho 95 ngàn người, hỗ trợ 108,5 tỷ đồng cho lao động bị mất việc làm về địa phương vay vốn để tự tạo việc làm tại chỗ và hỗ trợ 12.000 hộ thoát nghèo.
Cần điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Năm 2009, GDP của Hà Nội tăng khoảng 5,7%, huy động vốn đầu tư xã hội đạt 84.700 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ. Thu ngân sách 9 tháng đạt 55.850 tỷ đồng, đạt 79,2%.
Thành phố cũng đã bổ sung vốn thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư đợt 1 là 3.800 tỷ đồng và đang xem xét giao đợt 2 khoảng 3000 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu giảm là xuất khẩu (giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái), nông lâm thủy sản (giảm 3,1%).
Một trong số những hạn chế được báo cáo chỉ ra, là kinh tế Thủ đô tuy có sự tăng trưởng so với các địa phương trong cả nước, nhưng vẫn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững, thiếu đột phá. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nước chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội sau hợp nhất đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, Chính phủ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo báo cáo, quy hoạch, quản lý đô thị còn hạn chế, bất cập, hạ tầng cơ sở Thủ đô chưa theo kịp yêu cầu phát triển và tăng dân cư. Tình trạng xây dựng trái phép, trật tự đô thị, quản lý đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là với các địa phương mới hợp nhất về Thủ đô; giao thông vẫn còn tình trạng ùn tắc, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.
Trong các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định cho thời gian tới, Hà Nội sẽ điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phân bổ và cân đối nguồn lực và vốn hợp lý, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, y tế, giáo dục và nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với năng lực và yêu cầu phát triển thủ đô.
Tại một bản báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 mới được Ủy ban Nhân dân thành phố thảo luận hồi đầu tháng 10, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình 9,0 – 9,5%/ năm; GDP bình quân đầu người 72 - 75 triệu đồng; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 15 -17%/ năm; diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người vào năm 2015 là 8,5m2...
Từ những kết quả sau một năm thực hiện, Chính phủ khẳng định việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng Hà Nội là cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô không chỉ cho hiện tại mà cho hàng trăm năm sau.
Không gián đoạn hoạt động
Bộ máy tổ chức của thành phố Hà Nội mới hoạt động bình thường, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch, đời sống nhân ổn định, bảo đảm tương đồng giá trị văn hóa người Hà Nội và các địa phương của Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình…, là một số đánh giá chung của Chính phủ tại bản báo cáo.
Công tác xây dựng thành phố Hà Nội mở rộng được đổi mới, vừa đảm bảo học tập kinh nghiệm của các nước để phù hợp thực tế của Việt Nam, quy hoạch một chuỗi đô thị vệ tinh, có bước đi thận trọng. Các giao dịch của tổ chức, cá nhân được hoạt động bình thường, liên tục, không bị ảnh hưởng, gián đoạn, báo cáo viết.
Từ khi mở rộng đến nay, thành phố đã tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo đời sống của nhân dân. Sau hợp nhất hai tháng, 4 xã của Hòa Bình chuyển về Hà Nội đã có điện, trường, giao thông được nâng cấp.
Trong 9 tháng, ước tính thành phố đã giải quyết việc làm cho 95 ngàn người, hỗ trợ 108,5 tỷ đồng cho lao động bị mất việc làm về địa phương vay vốn để tự tạo việc làm tại chỗ và hỗ trợ 12.000 hộ thoát nghèo.
Cần điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Năm 2009, GDP của Hà Nội tăng khoảng 5,7%, huy động vốn đầu tư xã hội đạt 84.700 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ. Thu ngân sách 9 tháng đạt 55.850 tỷ đồng, đạt 79,2%.
Thành phố cũng đã bổ sung vốn thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư đợt 1 là 3.800 tỷ đồng và đang xem xét giao đợt 2 khoảng 3000 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu giảm là xuất khẩu (giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái), nông lâm thủy sản (giảm 3,1%).
Một trong số những hạn chế được báo cáo chỉ ra, là kinh tế Thủ đô tuy có sự tăng trưởng so với các địa phương trong cả nước, nhưng vẫn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững, thiếu đột phá. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nước chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội sau hợp nhất đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, Chính phủ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo báo cáo, quy hoạch, quản lý đô thị còn hạn chế, bất cập, hạ tầng cơ sở Thủ đô chưa theo kịp yêu cầu phát triển và tăng dân cư. Tình trạng xây dựng trái phép, trật tự đô thị, quản lý đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là với các địa phương mới hợp nhất về Thủ đô; giao thông vẫn còn tình trạng ùn tắc, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.
Trong các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định cho thời gian tới, Hà Nội sẽ điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phân bổ và cân đối nguồn lực và vốn hợp lý, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, y tế, giáo dục và nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với năng lực và yêu cầu phát triển thủ đô.
Tại một bản báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 mới được Ủy ban Nhân dân thành phố thảo luận hồi đầu tháng 10, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình 9,0 – 9,5%/ năm; GDP bình quân đầu người 72 - 75 triệu đồng; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 15 -17%/ năm; diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người vào năm 2015 là 8,5m2...