Hà Nội mở rộng và những cơ hội đầu tư mới
Hà Nội mở rộng với tổng diện tích gấp 3,6 lần tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản
Hà Nội mở rộng với tổng diện tích gấp 3,6 lần tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, khu vực được đánh giá là có triển vọng nhất vẫn là phía tây thành phố.
Trong đó, các dự án dọc theo các trục hướng tâm của thủ đô mới, như đường Nguyễn Trãi - Hà Đông - quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường Láng - Hòa Lạc, đường Lê Văn Lương kéo dài, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài... đang có sự phát triển rầm rộ.
Nhiều dự án lớn
Nhìn vào bản đồ các dự án Hà Nội mở rộng (tỷ lệ 1:100.000, Nhà xuất bản Bản đồ), có thể thấy trên địa bàn Hà Nội - diện tích mới mở rộng, các khu đô thị đã được phê duyệt có quy mô diện tích lớn trên trục Láng-Hòa Lạc được bám vào các trục đường ngang đã quy hoạnh phải kể đến khu đô thị Nam, Bắc An Khánh (rộng 265ha).
Gần đó là khu đô thị dọc đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (rộng 142ha). Lên đến Quốc Oai là các cụm khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị và trung tâm thương mại Bắc, Tây Quốc Oai; điểm cuối Hòa Lạc là Khu công nghệ cao, khu công nghiệp và khu di dân Bắc Phú Cát, khu đại học quốc gia (rộng 1.000ha).
Theo các trung tâm môi giới nhà đất thuộc huyện lỵ Đan Phượng, cách đây 1 năm, so với khu vực trục đường Nguyễn Trãi và thành phố Hà Đông, thị trường nhà đất quanh trục đường 32 và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài không sôi động bằng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2008 trở lại đây, trong khi khu vực thành phố Hà Đông giao dịch đã chững lại, một số nơi giá đất giảm nhẹ thì sức nóng lại lan tỏa trên trục quốc lộ 32 và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài.
Theo hướng quốc lộ 32 và song song với trục đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, các dự án khu đô thị và biệt thự nhà vườn mới được phê duyệt tập trung bên các thị trấn cũ của Hà Tây, bắt đầu từ trạm Trôi là khu đô thị Kim Chung - Di Trạch (rộng 177ha), kế đó là 2 khu đô thị Nam Dương (46ha) và Tân Tây Đô (25ha); lên tới Phùng là Khu biệt thự sinh thái cao cấp Đan Phượng (rộng 43ha) và đầu cửa ngõ Sơn Tây là khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phú (rộng 63ha).
Bình luận về xu hướng phát triển bất động sản theo các trục hướng tâm, ông Nguyễn Vũ Băng, Tổng giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển DIA, cho biết: "Nói đến thị trường bất động sản phía Tây thành phố Hà Nội, cần tính tới những trục lớn như: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 32 và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài".
Cơ hội và rủi ro
Trong đó, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô với khu Tây Hồ Tây là khu trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng thì trục quốc lộ 32, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài có những lợi thế riêng. Có thể nói, tiềm năng bất động sản của khu vực bám dọc theo hai con đường chiến lược này là rất lớn.
Một hai năm tới, khi quốc lộ 32 kết thúc việc mở rộng và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài chuẩn bị khởi công thì hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm thành phố tới khu vực này hết sức thuận tiện.
Ông Renato Shordon, Phó giám đốc Công ty Bất động sản CB Richard Ellis Vietnam (CBRE) nhận định: “Do kế hoạch mở rộng có quy mô rất lớn, quy trình phê chuẩn các dự án có thể sẽ bị chậm lại”. Quy mô của thành phố mới cũng có thể gây ra một vài lo ngại do việc hợp nhất các phần mở rộng vào thành phố Hà Nội hiện nay đòi hỏi sự cố gắng và phối hợp của nhiều địa phương, nhiều cấp, nhiều ngành.
Tuy vậy, đại diện CBRE cảnh báo: “Việc đầu cơ ở một khu vực vẫn chưa có kế hoạch phát triển rõ ràng là rất mạo hiểm và nếu như cơ sở hạ tầng của khu vực này không phát triển như mong muốn thì giá đất có thể đi xuống rất nhanh”.
Liên quan tới Hà Nội mở rộng, các nhà đầu tư khu đô thị mới nhận định, lợi ích lâu dài của việc mở rộng là một quy hoạch tổng thể thống nhất cho Hà Nội và các vùng lân cận. Ngoài ra, khi nhiều công ty tham gia đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu biệt thự sinh thái tại những khu vực mới được mở rộng, Thủ đô sẽ có nhiều nguồn thu hơn để tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo, các nhà đầu tư nên cẩn trọng khi triển khai hoạt động đầu tư bất động sản ở những vùng đất mới. Tốt nhất là nên liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư các dự án đã duyệt quy hoạch, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và được thi công hạ tầng hoàn chỉnh...
Trong đó, các dự án dọc theo các trục hướng tâm của thủ đô mới, như đường Nguyễn Trãi - Hà Đông - quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường Láng - Hòa Lạc, đường Lê Văn Lương kéo dài, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài... đang có sự phát triển rầm rộ.
Nhiều dự án lớn
Nhìn vào bản đồ các dự án Hà Nội mở rộng (tỷ lệ 1:100.000, Nhà xuất bản Bản đồ), có thể thấy trên địa bàn Hà Nội - diện tích mới mở rộng, các khu đô thị đã được phê duyệt có quy mô diện tích lớn trên trục Láng-Hòa Lạc được bám vào các trục đường ngang đã quy hoạnh phải kể đến khu đô thị Nam, Bắc An Khánh (rộng 265ha).
Gần đó là khu đô thị dọc đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (rộng 142ha). Lên đến Quốc Oai là các cụm khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị và trung tâm thương mại Bắc, Tây Quốc Oai; điểm cuối Hòa Lạc là Khu công nghệ cao, khu công nghiệp và khu di dân Bắc Phú Cát, khu đại học quốc gia (rộng 1.000ha).
Theo các trung tâm môi giới nhà đất thuộc huyện lỵ Đan Phượng, cách đây 1 năm, so với khu vực trục đường Nguyễn Trãi và thành phố Hà Đông, thị trường nhà đất quanh trục đường 32 và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài không sôi động bằng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2008 trở lại đây, trong khi khu vực thành phố Hà Đông giao dịch đã chững lại, một số nơi giá đất giảm nhẹ thì sức nóng lại lan tỏa trên trục quốc lộ 32 và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài.
Theo hướng quốc lộ 32 và song song với trục đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, các dự án khu đô thị và biệt thự nhà vườn mới được phê duyệt tập trung bên các thị trấn cũ của Hà Tây, bắt đầu từ trạm Trôi là khu đô thị Kim Chung - Di Trạch (rộng 177ha), kế đó là 2 khu đô thị Nam Dương (46ha) và Tân Tây Đô (25ha); lên tới Phùng là Khu biệt thự sinh thái cao cấp Đan Phượng (rộng 43ha) và đầu cửa ngõ Sơn Tây là khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phú (rộng 63ha).
Bình luận về xu hướng phát triển bất động sản theo các trục hướng tâm, ông Nguyễn Vũ Băng, Tổng giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển DIA, cho biết: "Nói đến thị trường bất động sản phía Tây thành phố Hà Nội, cần tính tới những trục lớn như: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 32 và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài".
Cơ hội và rủi ro
Trong đó, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô với khu Tây Hồ Tây là khu trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng thì trục quốc lộ 32, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài có những lợi thế riêng. Có thể nói, tiềm năng bất động sản của khu vực bám dọc theo hai con đường chiến lược này là rất lớn.
Một hai năm tới, khi quốc lộ 32 kết thúc việc mở rộng và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài chuẩn bị khởi công thì hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm thành phố tới khu vực này hết sức thuận tiện.
Ông Renato Shordon, Phó giám đốc Công ty Bất động sản CB Richard Ellis Vietnam (CBRE) nhận định: “Do kế hoạch mở rộng có quy mô rất lớn, quy trình phê chuẩn các dự án có thể sẽ bị chậm lại”. Quy mô của thành phố mới cũng có thể gây ra một vài lo ngại do việc hợp nhất các phần mở rộng vào thành phố Hà Nội hiện nay đòi hỏi sự cố gắng và phối hợp của nhiều địa phương, nhiều cấp, nhiều ngành.
Tuy vậy, đại diện CBRE cảnh báo: “Việc đầu cơ ở một khu vực vẫn chưa có kế hoạch phát triển rõ ràng là rất mạo hiểm và nếu như cơ sở hạ tầng của khu vực này không phát triển như mong muốn thì giá đất có thể đi xuống rất nhanh”.
Liên quan tới Hà Nội mở rộng, các nhà đầu tư khu đô thị mới nhận định, lợi ích lâu dài của việc mở rộng là một quy hoạch tổng thể thống nhất cho Hà Nội và các vùng lân cận. Ngoài ra, khi nhiều công ty tham gia đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu biệt thự sinh thái tại những khu vực mới được mở rộng, Thủ đô sẽ có nhiều nguồn thu hơn để tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo, các nhà đầu tư nên cẩn trọng khi triển khai hoạt động đầu tư bất động sản ở những vùng đất mới. Tốt nhất là nên liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư các dự án đã duyệt quy hoạch, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và được thi công hạ tầng hoàn chỉnh...