Sẽ có báo cáo riêng về Hà Nội sau một năm mở rộng
Báo cáo riêng về Hà Nội sau một năm mở rộng sẽ được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu, khai mạc sáng 20/10, một báo cáo riêng về Hà Nội sau một năm mở rộng sẽ được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo về kỳ họp Quốc hội thứ sáu, chiều 19/10.
Tại đây, một số vấn đề được báo chí quan tâm liên quan đến điều hành nền kinh tế, ông Đàn cho biết sẽ được thể hiện trong báo cáo chính thức của Chính phủ tại phiên khai mạc sáng mai.
Theo ông Đàn, vì lý do thời gian nên có nhiều báo cáo sẽ không được trình bày trước kỳ họp mà chỉ được gửi đến đại biểu Quốc hội. Bao gồm các báo cáo về kích cầu, đề án tái cấu trúc nền kinh tế, chương trình giảm nghèo…
Riêng vấn đề phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, ông Đàn cho biết sẽ không có báo cáo riêng được báo cáo tại hội trường như đề nghị của nhiều vị đại biểu. Mà, nội dung này sẽ nằm trong báo cáo chung của Chính phủ và một số cơ quan khác.
Trả lời câu hỏi của báo chí về chuyện có hay không gói kích cầu thứ hai, ông Đàn cho hay, vẫn “phải chờ thêm” vì hiện Chính phủ còn đang xem xét.
Liên quan đến kích cầu, một vấn đề mà cử tri cả nước đặc biệt quan tâm, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết, Quốc hội sẽ dành thời gian thỏa đáng để đánh giá kết quả thực hiện chính sách kích cầu và cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế.
Ông Dũng cũng cho biết, so với kỳ họp thứ 5, thời gian của kỳ họp này dài hơn 4 ngày. Trong số 32 ngày làm việc sẽ có 45 phiên họp toàn thể, trong đó có 10 phiên họp toàn thể cho các hoạt động giám sát. Những con số này so với kỳ họp trước đều nhiều hơn.
Căn cứ kết quả một cuộc điều tra mới được thực hiện, ông Dũng cho biết trong số 8 dự án luật Quốc hội sẽ thông qua và 10 dự án luật cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu, cử tri đặc biệt quan tâm đến các dự luật khám chữa bệnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và dự luật thuế nhà đất. Tỷ lệ số cử tri quan tâm trên tổng số cử tri được hỏi lần lượt là 78,3%, 72,5% và 63,7% với ba dự luật này.
Bên cạnh công tác xây dựng pháp luật và báo cáo kinh tế - xã hội, nội dung được ông Trần Đình Đàn nhấn mạnh tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ xem xét tình hình thực hiện các công trình quan trọng quốc gia. Bao gồm dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất số 1, Thủy điện Sơn La, trồng mới 5 triệu ha rừng và đường Hồ Chí Minh.
Quốc hội cũng sẽ xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu và Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Cách thức tiến hành kỳ họp vẫn đang được cải tiến theo cách tăng tranh luận, giảm đọc báo cáo. Những cái đã rõ trong báo cáo thì không cần đọc, chỉ đọc vấn đề còn ý kiến khác nhau. “Quốc hội sẵn sàng mời các thành viên Chính phủ đến để trao đổi, làm rõ vấn đề ", ông Đàn cho biết.
Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo về kỳ họp Quốc hội thứ sáu, chiều 19/10.
Tại đây, một số vấn đề được báo chí quan tâm liên quan đến điều hành nền kinh tế, ông Đàn cho biết sẽ được thể hiện trong báo cáo chính thức của Chính phủ tại phiên khai mạc sáng mai.
Theo ông Đàn, vì lý do thời gian nên có nhiều báo cáo sẽ không được trình bày trước kỳ họp mà chỉ được gửi đến đại biểu Quốc hội. Bao gồm các báo cáo về kích cầu, đề án tái cấu trúc nền kinh tế, chương trình giảm nghèo…
Riêng vấn đề phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, ông Đàn cho biết sẽ không có báo cáo riêng được báo cáo tại hội trường như đề nghị của nhiều vị đại biểu. Mà, nội dung này sẽ nằm trong báo cáo chung của Chính phủ và một số cơ quan khác.
Trả lời câu hỏi của báo chí về chuyện có hay không gói kích cầu thứ hai, ông Đàn cho hay, vẫn “phải chờ thêm” vì hiện Chính phủ còn đang xem xét.
Liên quan đến kích cầu, một vấn đề mà cử tri cả nước đặc biệt quan tâm, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết, Quốc hội sẽ dành thời gian thỏa đáng để đánh giá kết quả thực hiện chính sách kích cầu và cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế.
Ông Dũng cũng cho biết, so với kỳ họp thứ 5, thời gian của kỳ họp này dài hơn 4 ngày. Trong số 32 ngày làm việc sẽ có 45 phiên họp toàn thể, trong đó có 10 phiên họp toàn thể cho các hoạt động giám sát. Những con số này so với kỳ họp trước đều nhiều hơn.
Căn cứ kết quả một cuộc điều tra mới được thực hiện, ông Dũng cho biết trong số 8 dự án luật Quốc hội sẽ thông qua và 10 dự án luật cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu, cử tri đặc biệt quan tâm đến các dự luật khám chữa bệnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và dự luật thuế nhà đất. Tỷ lệ số cử tri quan tâm trên tổng số cử tri được hỏi lần lượt là 78,3%, 72,5% và 63,7% với ba dự luật này.
Bên cạnh công tác xây dựng pháp luật và báo cáo kinh tế - xã hội, nội dung được ông Trần Đình Đàn nhấn mạnh tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ xem xét tình hình thực hiện các công trình quan trọng quốc gia. Bao gồm dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất số 1, Thủy điện Sơn La, trồng mới 5 triệu ha rừng và đường Hồ Chí Minh.
Quốc hội cũng sẽ xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu và Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Cách thức tiến hành kỳ họp vẫn đang được cải tiến theo cách tăng tranh luận, giảm đọc báo cáo. Những cái đã rõ trong báo cáo thì không cần đọc, chỉ đọc vấn đề còn ý kiến khác nhau. “Quốc hội sẵn sàng mời các thành viên Chính phủ đến để trao đổi, làm rõ vấn đề ", ông Đàn cho biết.