Kính và thép sẽ tăng giá theo dầu mazut
Các doanh nghiệp sản xuất kính và thép đều khẳng định giá các mặt hàng này sẽ tăng vì dầu mazut đã tăng giá
Sau khi giá dầu mazut tăng, các doanh nghiệp sản xuất kính và thép đều khẳng định giá các mặt hàng này sẽ tăng vì dầu mazut là nhiên liệu chính để sản xuất thép và kính xây dựng.
Giá dầu mazut của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tăng thêm 400 đồng/kg từ tối 4/1. Với đợt điều chỉnh này, giá dầu mazut bán ở vùng 1 sẽ là 13.200 đồng/kg, đối với loại 3S và 13.000 đồng đối với loại 3,5S. Giá các loại nhiên liệu khác vẫn không đổi.
Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết, giá dầu mazut trên thế giới trong 30 ngày qua ở mức cao, với mức giá cũ, Petrolimex lỗ khoảng 600 đồng/kg. Do đó, với mức điều chỉnh tăng 400 đồng/kg dầu mazut, Petrolimex vẫn chưa hết lỗ nhưng đây là giải pháp để giảm bớt khó khăn cho công ty.
Trong khi đó, ông Vương Đình Dung, giám đốc Công ty xăng dầu Quân đội cho biết, công ty này vẫn chưa có quyết định tăng giá dầu mazut do lượng hàng cũ với giá thấp vẫn còn. Nhưng trong vài ngày tới, với lượng hàng mới nhập về công ty có thể sẽ phải tăng giá mặt hàng này.
Như vậy, giá dầu mazut đã bước vào một đợt điều chỉnh mới theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu này để sản xuất như thép và kính. Việc tăng giá thành là khó tránh khỏi, tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ càng khó khăn hơn khi thị trường thép và kính xây dựng vẫn đang chịu sức ép từ hàng nhập lậu.
“Mỗi tấn thép chắc chắn sẽ tăng ít nhất 20.000 đồng nữa” là khẳng định của ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam. Theo ông Cường, sản xuất ra một tấn thép tiêu hao khoảng 50 kg mazut. Như vậy, khi mazut tăng thêm 400 đồng/kg thì mỗi tấn thép phải chi thêm 20.000 đồng. Ngoài ra, chi phí vận chuyển thép cũng sẽ bị đội lên bởi một tỷ lệ không nhỏ thép thành phẩm được vận chuyển bằng tàu thủy và xe ô tô chạy bằng mazut.
Hơn nữa, cũng theo ông Cường, giá thép xây dựng ngày 4/1 đã được bán với giá 12 triệu đồng/tấn (chưa gồm 10% thuế giá trị gia tăng), mức giá này đã tăng 10% so với tháng trước. Tuy nhiên, “chắc chắn chỉ một thời gian nữa, giá thép sẽ tăng tiếp vì từ ngày 1/3 tới giá điện cũng sẽ tăng”, ông Cường cho biết.
Đối với mặt hàng kính xây dựng, ông Trần Quốc Thái, Chủ tịch Hiệp hội kính xây dựng cho biết, giá dầu mazut chiếm khoảng 40% giá thành của mặt hàng này. Do đó, mặc dù dầu mazut chỉ tăng 400 đồng/kg, nhưng kính xây dựng chắc chắn không thể không tăng.
Điều này tiếp tục đẩy các doanh nghiệp sản xuất kính vào tình thế khó khăn. Một mặt, kính nhập lậu vẫn tiếp tục đổ vào thị trường trong nước với mức bán phá giá chỉ bằng 30-40% giá thành sản xuất tại Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp khó lòng tìm ra “chỗ” có thể cắt giảm trong chi phí sản xuất.
Biện pháp đối phó của các doanh nghiệp sản xuất kính trong nước đến nay vẫn là kêu gọi sự hỗ trợ của cơ quan chức năng thông qua việc áp dụng thuế tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nhập khẩu, giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với mặt hàng này và hạ giá dầu mazut.
Một số giải pháp đã được đề ra giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Trong số đó có giải pháp được Bộ Xây dựng ban hành trong Thông tư 11/2009/TT-BXD ngày 4/6/2009 về quản lý chất lượng kính xây dựng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi kết quả điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này.
Ngoài ra, từ tháng 5/2009, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị để giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, Bộ này kiến nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm kính xây dựng sản xuất trong nước. Biện pháp thứ hai là nghiên cứu điều chỉnh giá dầu mazut để phù hợp với mặt bằng giá trong khu vực để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng dầu mazut nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng nói riêng duy trì sản xuất và từng bước phát triển.
Theo số liệu của Hiệp hội kính Việt Nam, giá dầu mazut ở Việt Nam cao hơn so với giá dầu mazut ở các nước trong khu vực từ 20-30%.
Giá dầu mazut của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tăng thêm 400 đồng/kg từ tối 4/1. Với đợt điều chỉnh này, giá dầu mazut bán ở vùng 1 sẽ là 13.200 đồng/kg, đối với loại 3S và 13.000 đồng đối với loại 3,5S. Giá các loại nhiên liệu khác vẫn không đổi.
Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết, giá dầu mazut trên thế giới trong 30 ngày qua ở mức cao, với mức giá cũ, Petrolimex lỗ khoảng 600 đồng/kg. Do đó, với mức điều chỉnh tăng 400 đồng/kg dầu mazut, Petrolimex vẫn chưa hết lỗ nhưng đây là giải pháp để giảm bớt khó khăn cho công ty.
Trong khi đó, ông Vương Đình Dung, giám đốc Công ty xăng dầu Quân đội cho biết, công ty này vẫn chưa có quyết định tăng giá dầu mazut do lượng hàng cũ với giá thấp vẫn còn. Nhưng trong vài ngày tới, với lượng hàng mới nhập về công ty có thể sẽ phải tăng giá mặt hàng này.
Như vậy, giá dầu mazut đã bước vào một đợt điều chỉnh mới theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu này để sản xuất như thép và kính. Việc tăng giá thành là khó tránh khỏi, tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ càng khó khăn hơn khi thị trường thép và kính xây dựng vẫn đang chịu sức ép từ hàng nhập lậu.
“Mỗi tấn thép chắc chắn sẽ tăng ít nhất 20.000 đồng nữa” là khẳng định của ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam. Theo ông Cường, sản xuất ra một tấn thép tiêu hao khoảng 50 kg mazut. Như vậy, khi mazut tăng thêm 400 đồng/kg thì mỗi tấn thép phải chi thêm 20.000 đồng. Ngoài ra, chi phí vận chuyển thép cũng sẽ bị đội lên bởi một tỷ lệ không nhỏ thép thành phẩm được vận chuyển bằng tàu thủy và xe ô tô chạy bằng mazut.
Hơn nữa, cũng theo ông Cường, giá thép xây dựng ngày 4/1 đã được bán với giá 12 triệu đồng/tấn (chưa gồm 10% thuế giá trị gia tăng), mức giá này đã tăng 10% so với tháng trước. Tuy nhiên, “chắc chắn chỉ một thời gian nữa, giá thép sẽ tăng tiếp vì từ ngày 1/3 tới giá điện cũng sẽ tăng”, ông Cường cho biết.
Đối với mặt hàng kính xây dựng, ông Trần Quốc Thái, Chủ tịch Hiệp hội kính xây dựng cho biết, giá dầu mazut chiếm khoảng 40% giá thành của mặt hàng này. Do đó, mặc dù dầu mazut chỉ tăng 400 đồng/kg, nhưng kính xây dựng chắc chắn không thể không tăng.
Điều này tiếp tục đẩy các doanh nghiệp sản xuất kính vào tình thế khó khăn. Một mặt, kính nhập lậu vẫn tiếp tục đổ vào thị trường trong nước với mức bán phá giá chỉ bằng 30-40% giá thành sản xuất tại Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp khó lòng tìm ra “chỗ” có thể cắt giảm trong chi phí sản xuất.
Biện pháp đối phó của các doanh nghiệp sản xuất kính trong nước đến nay vẫn là kêu gọi sự hỗ trợ của cơ quan chức năng thông qua việc áp dụng thuế tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nhập khẩu, giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với mặt hàng này và hạ giá dầu mazut.
Một số giải pháp đã được đề ra giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Trong số đó có giải pháp được Bộ Xây dựng ban hành trong Thông tư 11/2009/TT-BXD ngày 4/6/2009 về quản lý chất lượng kính xây dựng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi kết quả điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này.
Ngoài ra, từ tháng 5/2009, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị để giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, Bộ này kiến nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm kính xây dựng sản xuất trong nước. Biện pháp thứ hai là nghiên cứu điều chỉnh giá dầu mazut để phù hợp với mặt bằng giá trong khu vực để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng dầu mazut nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng nói riêng duy trì sản xuất và từng bước phát triển.
Theo số liệu của Hiệp hội kính Việt Nam, giá dầu mazut ở Việt Nam cao hơn so với giá dầu mazut ở các nước trong khu vực từ 20-30%.