Lãnh đạo Hà Tây giải thích tin đồn tỉnh cấp đất tràn lan
Dư luận đang rộ lên tin đồn: Hà Tây chớp thời cơ lúc “giao thời” để cấp đất tràn lan, tùy tiện cho các dự án
Dư luận đang rộ lên tin đồn: Hà Tây chớp thời cơ lúc “giao thời” để cấp đất tràn lan, tùy tiện cho các dự án.
Tin đồn này càng trở nên nhạy cảm, trong bối cảnh Bộ Xây dựng đang đệ trình lên Chính phủ “phương án mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội” - hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) về thành phố Hà Nội.
Đặc biệt, nhiều người đặt câu hỏi xung quanh văn bản số 102/TT-UBND ngày 8/1/2008 của UBND tỉnh Hà Tây, về việc đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Chính phủ phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2007-2008 (thêm 16.725,51 ha đất) cho tỉnh này, trong khi Nghị quyết số 42 (ngày 31/7/2007) của Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2007 - 2010 là 17.628 ha.
Theo ông Nguyễn Huy Tưởng - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tây, trước khi cấp đất cho các dự án có quy mô lớn, lãnh đạo tỉnh rất thận trọng và xem xét kỹ lưỡng. “Tỉnh chủ trương cấp đất cho những dự án sinh thái và cảnh quan, trong đó xem xét kỹ đến yếu tố hiệu quả kinh tế và tính khả thi cao”, ông nói.
Ông Tưởng cho biết thêm, nhu cầu cần điều chỉnh quỹ đất của Hà Tây đã có từ năm kế hoạch 2006 - 2007. Nhưng do thực hiện theo quy định của điều 29, Nghị định 181 của Chính phủ - sau 3 năm mới được điều chỉnh kế hoạch quy hoạch, nên đến đầu năm 2008, tỉnh mới xin Chính phủ phê duyệt đất bổ sung.
Cũng theo ông, tỉnh đã đệ trình lên Chính phủ nhu cầu bổ sung đất trước khi Bộ Xây dựng trình Chính phủ về phương án mở rộng Hà Nội.
Trả lời câu hỏi, tại sao tỉnh mới chỉ thực hiện chuyển đổi được hơn 4.000 ha trong quỹ đất 17.628 ha được Chính phủ phê duyệt, lại xin phê duyệt thêm 16.725,51 ha đất, lãnh đạo tỉnh Hà Tây cho rằng, quá trình lập quy hoạch sử dụng đất từ năm 2005 với những số liệu lấy từ năm 2004 đã quá lỗi thời.
Mặt khác, mãi tới năm 2007, quỹ đất 17.628 ha nói trên mới được Chính phủ phê duyệt nên bộc lộ rất nhiều bất cập, thậm chí có những quy hoạch dự án không còn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
Tỉnh cũng dự đoán đến năm 2020, tốc độ đô thị hoá của tỉnh phải đạt 40 - 50%, công nghiệp và dịch vụ đạt 91% cơ cấu kinh tế là nông nghiệp chỉ còn 9% nên phải xin bổ sung đất.
Cũng theo lãnh đạo tỉnh Hà Tây, việc tỉnh này có hai thị xã được chuyển lên thành phố vào 2 năm 2006 và 2007 đã kéo theo nhu cầu rất lớn về quỹ đất để phát triển cả hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội.
Mặt khác, tỷ lệ đô thị hiện tại ở Hà Tây đang ở mức thấp nhất trên toàn quốc, mới chỉ đạt 25%, trong khi tỉnh có rất nhiều thuận lợi để phát triển đô thị. Bản thân quyết định của Trung ương về những dự án trọng điểm như: Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Khu công nghệ cao, Đại học Quốc gia, đường Láng - Hoà Lạc… cũng kéo theo việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội.
Theo định hướng, Hà Nội trong tương lai sẽ là thành phố lớn với 3 - 5 triệu dân, quy mô diện tích khoảng 30 triệu m2, do đó cũng rất cần phát triển các khu đô thị vùng ven đô phục vụ nhu cầu về nhà ở. Do chính sách pháp luật có điều chỉnh bổ sung, Nghị định 17 có hiệu lực từ tháng 1/2006 nên phát sinh quỹ đất dịch vụ để bồi thường cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, đây cũng chính là cơ sở phải điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất.
Trong quý 1/2008, tỉnh Hà Tây đã xem xét 19 dự án đất có tổng diện tích đất 2.100 ha, với tổng số vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng. Dự án chiếm đất lớn nhất là sân golf, resort và khu giải trí Cẩm Quỳ (Ba Vì) với 254 ha. Dự án lớn thứ 2 là khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Lai (Mỹ Đức) với 1.120 ha.
* Tỉnh Hà Tây có tổng diện tích đất tự nhiên là 219,630ha. Chỉ tiêu đất phi nông nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tây đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt là 17.623 ha, trong đó đất ở chiếm 4.327 ha (đất ở nông thôn chiếm 2.069 ha và đất ở thành thị chiếm 2.258 ha). Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 9.012 ha, trong đó đất khu cụm điểm công nghiệp là 4.922 ha. Đất có mục đích công cộng là 4.243 ha. Tổng diện tích đất nông nghiệp giảm trong kỳ kế hoạch là 17.440 ha.
Trong tổng quỹ đất xin được bổ sung, đất để phát triển đô thị là gần 10.000 ha; đất cho phát triển khu, cụm công nghiệp là trên 3.200ha; đất cho các khu du lịch và dịch vụ chiếm trên 2.800ha; đất phát triển giao thông chiếm trên 1.000 ha và đất cho giáo dục và đào tạo trên 45ha.
Tin đồn này càng trở nên nhạy cảm, trong bối cảnh Bộ Xây dựng đang đệ trình lên Chính phủ “phương án mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội” - hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) về thành phố Hà Nội.
Đặc biệt, nhiều người đặt câu hỏi xung quanh văn bản số 102/TT-UBND ngày 8/1/2008 của UBND tỉnh Hà Tây, về việc đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Chính phủ phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2007-2008 (thêm 16.725,51 ha đất) cho tỉnh này, trong khi Nghị quyết số 42 (ngày 31/7/2007) của Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2007 - 2010 là 17.628 ha.
Theo ông Nguyễn Huy Tưởng - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tây, trước khi cấp đất cho các dự án có quy mô lớn, lãnh đạo tỉnh rất thận trọng và xem xét kỹ lưỡng. “Tỉnh chủ trương cấp đất cho những dự án sinh thái và cảnh quan, trong đó xem xét kỹ đến yếu tố hiệu quả kinh tế và tính khả thi cao”, ông nói.
Ông Tưởng cho biết thêm, nhu cầu cần điều chỉnh quỹ đất của Hà Tây đã có từ năm kế hoạch 2006 - 2007. Nhưng do thực hiện theo quy định của điều 29, Nghị định 181 của Chính phủ - sau 3 năm mới được điều chỉnh kế hoạch quy hoạch, nên đến đầu năm 2008, tỉnh mới xin Chính phủ phê duyệt đất bổ sung.
Cũng theo ông, tỉnh đã đệ trình lên Chính phủ nhu cầu bổ sung đất trước khi Bộ Xây dựng trình Chính phủ về phương án mở rộng Hà Nội.
Trả lời câu hỏi, tại sao tỉnh mới chỉ thực hiện chuyển đổi được hơn 4.000 ha trong quỹ đất 17.628 ha được Chính phủ phê duyệt, lại xin phê duyệt thêm 16.725,51 ha đất, lãnh đạo tỉnh Hà Tây cho rằng, quá trình lập quy hoạch sử dụng đất từ năm 2005 với những số liệu lấy từ năm 2004 đã quá lỗi thời.
Mặt khác, mãi tới năm 2007, quỹ đất 17.628 ha nói trên mới được Chính phủ phê duyệt nên bộc lộ rất nhiều bất cập, thậm chí có những quy hoạch dự án không còn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
Tỉnh cũng dự đoán đến năm 2020, tốc độ đô thị hoá của tỉnh phải đạt 40 - 50%, công nghiệp và dịch vụ đạt 91% cơ cấu kinh tế là nông nghiệp chỉ còn 9% nên phải xin bổ sung đất.
Cũng theo lãnh đạo tỉnh Hà Tây, việc tỉnh này có hai thị xã được chuyển lên thành phố vào 2 năm 2006 và 2007 đã kéo theo nhu cầu rất lớn về quỹ đất để phát triển cả hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội.
Mặt khác, tỷ lệ đô thị hiện tại ở Hà Tây đang ở mức thấp nhất trên toàn quốc, mới chỉ đạt 25%, trong khi tỉnh có rất nhiều thuận lợi để phát triển đô thị. Bản thân quyết định của Trung ương về những dự án trọng điểm như: Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Khu công nghệ cao, Đại học Quốc gia, đường Láng - Hoà Lạc… cũng kéo theo việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội.
Theo định hướng, Hà Nội trong tương lai sẽ là thành phố lớn với 3 - 5 triệu dân, quy mô diện tích khoảng 30 triệu m2, do đó cũng rất cần phát triển các khu đô thị vùng ven đô phục vụ nhu cầu về nhà ở. Do chính sách pháp luật có điều chỉnh bổ sung, Nghị định 17 có hiệu lực từ tháng 1/2006 nên phát sinh quỹ đất dịch vụ để bồi thường cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, đây cũng chính là cơ sở phải điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất.
Trong quý 1/2008, tỉnh Hà Tây đã xem xét 19 dự án đất có tổng diện tích đất 2.100 ha, với tổng số vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng. Dự án chiếm đất lớn nhất là sân golf, resort và khu giải trí Cẩm Quỳ (Ba Vì) với 254 ha. Dự án lớn thứ 2 là khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Lai (Mỹ Đức) với 1.120 ha.
* Tỉnh Hà Tây có tổng diện tích đất tự nhiên là 219,630ha. Chỉ tiêu đất phi nông nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tây đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt là 17.623 ha, trong đó đất ở chiếm 4.327 ha (đất ở nông thôn chiếm 2.069 ha và đất ở thành thị chiếm 2.258 ha). Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 9.012 ha, trong đó đất khu cụm điểm công nghiệp là 4.922 ha. Đất có mục đích công cộng là 4.243 ha. Tổng diện tích đất nông nghiệp giảm trong kỳ kế hoạch là 17.440 ha.
Trong tổng quỹ đất xin được bổ sung, đất để phát triển đô thị là gần 10.000 ha; đất cho phát triển khu, cụm công nghiệp là trên 3.200ha; đất cho các khu du lịch và dịch vụ chiếm trên 2.800ha; đất phát triển giao thông chiếm trên 1.000 ha và đất cho giáo dục và đào tạo trên 45ha.