Lấy phiếu tín nhiệm: Các chức danh chủ chốt đã “tự chấm điểm”
Báo cáo “tự chấm điểm” của các chức danh chủ chốt đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ lấy phiếu tín nhiệm
Dù còn đến hai tuần nữa kỳ họp Quốc hội thứ năm mới bắt đầu, song tâm trí của gần 500 vị đại biểu đã bắt đầu “căng” hơn bởi một công việc được xem là rất hệ trọng: lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong phiên họp thứ 18 dự kiến sẽ diễn ra từ 14 - 16/5 tới đây cũng sẽ dành thời gian nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị công việc này, sau nhiều lần bàn thảo “nát nước” để chốt được quy trình.
Một trong các khâu rất quan trọng của quy trình này cũng đã được tiến hành, đó là việc gửi báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của những người thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đến các đại biểu Quốc hội.
Theo nghị quyết của Quốc hội, những người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm có: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Với sự quan tâm đặc biệt, dù thời gian nhận được chưa phải là dài, song một số vị đại biểu đã đọc toàn bộ các báo cáo. Ở nhận xét chung thì báo cáo của các vị quan chức của cơ quan lập pháp ngắn gọn hơn các cơ quan còn lại, thậm chí có báo cáo dài chưa đến hai trang A4. Còn báo cáo của một số thành viên Chính phủ khá dài, có vị đến gần 30 trang cùng nhiều trang phụ lục. Về hình thức, một số báo cáo còn thể hiện sự lúng túng, bỡ ngỡ khi từ tiêu đề đến địa chỉ gửi tới, danh xưng, bố cục... rất khác nhau.
Hơn nữa, như nhận xét của một số vị đại biểu thì khá nhiều báo cáo na ná như... báo cáo của Chính phủ trước mỗi kỳ họp Quốc hội. Tức là sau khi kể rất nhiều công việc được xem là thành tích của bộ/ngành mà không rõ trách nhiệm cá nhân, thì sẽ có "tuy nhiên"... Và sau "tuy nhiên" là một số tồn tại, hạn chế cũng rất là chung chung. Dù thế, cũng đã có một số báo cáo đưa lại ấn tượng khác biệt, khi tác giả đã không ngần ngại sử dụng cụm từ "dám nghĩ, dám làm" hay "không vô cảm", "không bị lợi ích nhóm chi phối"...
Song, có dài và “hay” đến mấy thì thông tin tại báo cáo cũng không thể đủ cơ sở để bỏ phiếu, một vị đại biểu nói.
Theo đại biểu này thì để có thể tự tin “chấm điểm” các thành viên Chính phủ, ông sẽ nghiên cứu kỹ hơn về Luật Tổ chức Chính phủ. Sau đó đối chiếu với nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và 2013, áp vào xem những gì Chính phủ làm được không làm được rơi vào chức năng nhiệm vụ của bộ nào hay của tập thể Chính phủ. Trên cơ sở đó, cũng thấy cái gì các thành viên Chính phủ đã sáng tạo, cái gì còn nợ chưa triển khai hoặc làm chưa có kết quả.
Bởi thế, vị đại biểu này cũng cho rằng, bên cạnh công việc của các “tư lệnh” ngành thì các vị bộ trưởng, trưởng ngành còn cần đề cập đến trách nhiệm của một thành viên Chính phủ trong cách quyết sách của tập thể Chính phủ thời gian qua.
Bên cạnh nội dung báo cáo, cách thức tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cũng khiến một số vị đại biểu của dân băn khoăn.
Ở dự kiến chương trình kỳ họp thứ năm đã gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, vào cuối phiên họp buổi sáng 12/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Chiều cùng ngày, các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng hợp thảo luận ở đoàn vào đầu giờ sáng hôm sau. Ngay sau đó, tại phiên toàn thể Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày báo cáo kết quả thảo luận chiều hôm trước.
Sau khi bầu ban kiểm phiếu, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh theo quy định, kết quả kiểm phiếu được công bố vào cuối buổi họp.
Theo ý kiến của một số vị đại biểu, trước khi lấy phiếu phải thảo luận tạo sự thống nhất trong nhận thức, tức là phải công khai minh bạch cho toàn dân được biết. Nên việc thảo luận ở đoàn rồi ra hội trường bỏ phiếu công khai chưa đáp ứng được yêu cầu này.
"Vạn sự khởi đầu nan", lấy phiếu tín nhiệm vốn được nhắc đi nhắc lại là công việc rất khó. Bởi thế, có thể cách làm cũng sẽ còn được thay đổi cho hợp lý, và cơ hội để các vị được lấy phiếu tín nhiệm đưa thêm thông tin cho chủ nhân các lá phiếu cũng vẫn chưa khép lại.
Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) được gửi đến các vị đại biểu trước phiên bỏ phiếu cũng sẽ là kênh thông tin hữu ích để các đại biểu đánh giá thật khách quan, công bằng và “không ngược ý dân” như yêu cầu của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong phiên họp thứ 18 dự kiến sẽ diễn ra từ 14 - 16/5 tới đây cũng sẽ dành thời gian nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị công việc này, sau nhiều lần bàn thảo “nát nước” để chốt được quy trình.
Một trong các khâu rất quan trọng của quy trình này cũng đã được tiến hành, đó là việc gửi báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của những người thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đến các đại biểu Quốc hội.
Theo nghị quyết của Quốc hội, những người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm có: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Với sự quan tâm đặc biệt, dù thời gian nhận được chưa phải là dài, song một số vị đại biểu đã đọc toàn bộ các báo cáo. Ở nhận xét chung thì báo cáo của các vị quan chức của cơ quan lập pháp ngắn gọn hơn các cơ quan còn lại, thậm chí có báo cáo dài chưa đến hai trang A4. Còn báo cáo của một số thành viên Chính phủ khá dài, có vị đến gần 30 trang cùng nhiều trang phụ lục. Về hình thức, một số báo cáo còn thể hiện sự lúng túng, bỡ ngỡ khi từ tiêu đề đến địa chỉ gửi tới, danh xưng, bố cục... rất khác nhau.
Hơn nữa, như nhận xét của một số vị đại biểu thì khá nhiều báo cáo na ná như... báo cáo của Chính phủ trước mỗi kỳ họp Quốc hội. Tức là sau khi kể rất nhiều công việc được xem là thành tích của bộ/ngành mà không rõ trách nhiệm cá nhân, thì sẽ có "tuy nhiên"... Và sau "tuy nhiên" là một số tồn tại, hạn chế cũng rất là chung chung. Dù thế, cũng đã có một số báo cáo đưa lại ấn tượng khác biệt, khi tác giả đã không ngần ngại sử dụng cụm từ "dám nghĩ, dám làm" hay "không vô cảm", "không bị lợi ích nhóm chi phối"...
Song, có dài và “hay” đến mấy thì thông tin tại báo cáo cũng không thể đủ cơ sở để bỏ phiếu, một vị đại biểu nói.
Theo đại biểu này thì để có thể tự tin “chấm điểm” các thành viên Chính phủ, ông sẽ nghiên cứu kỹ hơn về Luật Tổ chức Chính phủ. Sau đó đối chiếu với nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và 2013, áp vào xem những gì Chính phủ làm được không làm được rơi vào chức năng nhiệm vụ của bộ nào hay của tập thể Chính phủ. Trên cơ sở đó, cũng thấy cái gì các thành viên Chính phủ đã sáng tạo, cái gì còn nợ chưa triển khai hoặc làm chưa có kết quả.
Bởi thế, vị đại biểu này cũng cho rằng, bên cạnh công việc của các “tư lệnh” ngành thì các vị bộ trưởng, trưởng ngành còn cần đề cập đến trách nhiệm của một thành viên Chính phủ trong cách quyết sách của tập thể Chính phủ thời gian qua.
Bên cạnh nội dung báo cáo, cách thức tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cũng khiến một số vị đại biểu của dân băn khoăn.
Ở dự kiến chương trình kỳ họp thứ năm đã gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, vào cuối phiên họp buổi sáng 12/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Chiều cùng ngày, các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng hợp thảo luận ở đoàn vào đầu giờ sáng hôm sau. Ngay sau đó, tại phiên toàn thể Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày báo cáo kết quả thảo luận chiều hôm trước.
Sau khi bầu ban kiểm phiếu, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh theo quy định, kết quả kiểm phiếu được công bố vào cuối buổi họp.
Theo ý kiến của một số vị đại biểu, trước khi lấy phiếu phải thảo luận tạo sự thống nhất trong nhận thức, tức là phải công khai minh bạch cho toàn dân được biết. Nên việc thảo luận ở đoàn rồi ra hội trường bỏ phiếu công khai chưa đáp ứng được yêu cầu này.
"Vạn sự khởi đầu nan", lấy phiếu tín nhiệm vốn được nhắc đi nhắc lại là công việc rất khó. Bởi thế, có thể cách làm cũng sẽ còn được thay đổi cho hợp lý, và cơ hội để các vị được lấy phiếu tín nhiệm đưa thêm thông tin cho chủ nhân các lá phiếu cũng vẫn chưa khép lại.
Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) được gửi đến các vị đại biểu trước phiên bỏ phiếu cũng sẽ là kênh thông tin hữu ích để các đại biểu đánh giá thật khách quan, công bằng và “không ngược ý dân” như yêu cầu của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.