Bỏ phiếu tín nhiệm: Cần sẵn sàng người thay thế
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hướng dẫn quy trình lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
Cần chuẩn bị sẵn nhân sự thay thế với
trường hợp được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, vì khi đã đưa ra bỏ thì chắc
đến 80% là “rơi”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi nói về việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Các nội dung mang tính kỹ thuật về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc cho ý kiến lần đầu tại buổi họp chiều 12/12.
Theo dự thảo nghị quyết về việc hướng dẫn thực hiện quy trình này, ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, hội đồng nhân dân (nếu có) sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổng hợp gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân để gửi đến đại biểu Quốc hội.
Cũng theo hướng dẫn, Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ vào kỳ họp đầu năm, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ.
Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc lần thứ hai liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền về quản lý cán bộ và trình Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm vào kỳ họp tiếp theo.
Còn trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với người không được Quốc hội tín nhiệm trong cùng kỳ họp đó.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, trường hợp người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm đạt kết quả thấp nếu không tự giác từ chức thì sẽ miễn nhiệm ngay, đồng thời chuẩn bị nhân sự tạm thay và kỳ sau thì phê chuẩn nhân sự mới.
Với quy trình này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu việc hướng dẫn phải chặt chẽ, và tạo điều kiện cho đại biểu đánh giá thật khách quan, công bằng. “Nếu chưa nhận xét được thì đừng bỏ phiếu, Thường vụ Quốc hội phải chuẩn bị điều kiện để đại biểu có thể nhận xét về người được lấy phiếu tín nhiệm”, ông nói.
“Tôi thấy đại biểu Dương Trung Quốc nói rất hay, rằng Quốc hội lần này hăng hái bỏ phiếu nhưng nếu bỏ mà không đúng ý dân, bỏ ngược lại ý dân thì chết. Đại biểu dân cử là thực hiện quyền dân chứ không phải quyền cá nhân mình, nếu cá nhân thì sinh ra câu chuyện quan hệ cá nhân, cảm tính”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Liên quan đến xử lý kết quả lấy phiếu và bỏ phiếu, Chủ tịch cho rằng, cần phối hợp với các cơ quan của Đảng chuẩn bị sẵn nhân sự thay thế với trường hợp được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, vì khi đã đưa ra bỏ thì chắc đến 80% là “rơi”, trong khi quyền lực là phải liên tục. Với người tín nhiệm quá thấp ngay lần đầu lấy phiếu, Chủ tịch yêu cầu phải có hướng dẫn cụ thể về việc từ chức.
Cũng theo ông, việc lấy phiếu tiến hành hàng năm, nhưng đánh giá mức độ tín nhiệm là cả quá trình chứ không phải chỉ năm đó.
Phiên họp sau Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến trước khi thông qua dự thảo nghị quyết hướng dẫn thi hành một số điều của nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để có thể áp dụng tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2013.
Các nội dung mang tính kỹ thuật về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc cho ý kiến lần đầu tại buổi họp chiều 12/12.
Theo dự thảo nghị quyết về việc hướng dẫn thực hiện quy trình này, ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, hội đồng nhân dân (nếu có) sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổng hợp gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân để gửi đến đại biểu Quốc hội.
Cũng theo hướng dẫn, Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ vào kỳ họp đầu năm, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ.
Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc lần thứ hai liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền về quản lý cán bộ và trình Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm vào kỳ họp tiếp theo.
Còn trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với người không được Quốc hội tín nhiệm trong cùng kỳ họp đó.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, trường hợp người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm đạt kết quả thấp nếu không tự giác từ chức thì sẽ miễn nhiệm ngay, đồng thời chuẩn bị nhân sự tạm thay và kỳ sau thì phê chuẩn nhân sự mới.
Với quy trình này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu việc hướng dẫn phải chặt chẽ, và tạo điều kiện cho đại biểu đánh giá thật khách quan, công bằng. “Nếu chưa nhận xét được thì đừng bỏ phiếu, Thường vụ Quốc hội phải chuẩn bị điều kiện để đại biểu có thể nhận xét về người được lấy phiếu tín nhiệm”, ông nói.
“Tôi thấy đại biểu Dương Trung Quốc nói rất hay, rằng Quốc hội lần này hăng hái bỏ phiếu nhưng nếu bỏ mà không đúng ý dân, bỏ ngược lại ý dân thì chết. Đại biểu dân cử là thực hiện quyền dân chứ không phải quyền cá nhân mình, nếu cá nhân thì sinh ra câu chuyện quan hệ cá nhân, cảm tính”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Liên quan đến xử lý kết quả lấy phiếu và bỏ phiếu, Chủ tịch cho rằng, cần phối hợp với các cơ quan của Đảng chuẩn bị sẵn nhân sự thay thế với trường hợp được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, vì khi đã đưa ra bỏ thì chắc đến 80% là “rơi”, trong khi quyền lực là phải liên tục. Với người tín nhiệm quá thấp ngay lần đầu lấy phiếu, Chủ tịch yêu cầu phải có hướng dẫn cụ thể về việc từ chức.
Cũng theo ông, việc lấy phiếu tiến hành hàng năm, nhưng đánh giá mức độ tín nhiệm là cả quá trình chứ không phải chỉ năm đó.
Phiên họp sau Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến trước khi thông qua dự thảo nghị quyết hướng dẫn thi hành một số điều của nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để có thể áp dụng tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2013.