Tín nhiệm thấp sẽ miễn nhiệm ngay
Công bố lệnh của Chủ tịch nước với các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư
Văn phòng Chủ tịch nước, ngày 14/12 đã công bố lệnh của Chủ tịch nước với các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư.
Gồm Luật Xuất bản; Luật Hợp tác xã; Luật Điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Các nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”...
Với nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Phó ban Công tác đại biểu Ngô Tự Nam cho biết, văn bản hướng dẫn thi hành nghị quyết với nguyên tắc đảm bảo thận trọng, chặt chẽ đang được khẩn trương soạn thảo.
Trong phiên họp thứ 13, ngày 12/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo nghị quyết về việc hướng dẫn thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ngay sau đó, ban soạn thảo đã họp thống nhất một số vấn đề lớn, ông Nam cho biết. Cụ thể, với các trường hợp nhân sự đưa ra bỏ phiếu mà tín nhiệm thấp thì việc miễn nhiệm, cách chức sẽ được thực hiện ngay, không chờ đến kỳ họp tiếp theo. Đây cũng là điều đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi cho ý kiến về dự thảo quy trình hướng dẫn.
Yêu cầu về việc chủ động từ chức đối với người nhận được tín nhiệm thấp cũng được nhấn mạnh tại nghị quyết.
Cũng theo ông Nam, cử tri có quyền phản ánh thông tin đến đại biểu Quốc hội và các đại biểu sẽ có trách nhiệm báo cáo lại với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá của cử tri với người được lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm.
Tại buổi họp báo, đại diện Văn phòng Quốc hội cũng nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân, giúp người được lấy phiếu, bỏ phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu rèn luyện,nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đồng thời làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, cụ thể hóa quy trình bỏ phiếu đã được Hiến pháp quy định.
Được cử tri rất quan tâm là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng.
Phó tổng thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào cho biết, luật mới đã bỏ quy định Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thuộc cơ quan hành pháp. Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương sẽ quy định trong văn kiện của Đảng.
Về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, luật sửa đổi quy định, người đứng đầu phải lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai bắc buộc như niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Luật cũng quy định việc kê khai tài sản phải được công khai tại nơi thường xuyên làm việc của người có nghĩa vụ kê khai. Trong bản kê khai phải giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm bên cạnh làm rõ mọi biến động về tài sản của mình có trong thời kỳ kê khai.
Ông Hào cũng cho hay, luật không quy định cụ thể về mức giá trị tài sản tăng thêm phải kê khai mà giao Chính phủ hướng dẫn. Việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người giải trình và trình tự, thủ tục giải trình Thanh tra Chính phủ sẽ sớm hoàn thành Nghị định hướng dẫn thực hiện.
Gồm Luật Xuất bản; Luật Hợp tác xã; Luật Điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Các nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”...
Với nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Phó ban Công tác đại biểu Ngô Tự Nam cho biết, văn bản hướng dẫn thi hành nghị quyết với nguyên tắc đảm bảo thận trọng, chặt chẽ đang được khẩn trương soạn thảo.
Trong phiên họp thứ 13, ngày 12/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo nghị quyết về việc hướng dẫn thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ngay sau đó, ban soạn thảo đã họp thống nhất một số vấn đề lớn, ông Nam cho biết. Cụ thể, với các trường hợp nhân sự đưa ra bỏ phiếu mà tín nhiệm thấp thì việc miễn nhiệm, cách chức sẽ được thực hiện ngay, không chờ đến kỳ họp tiếp theo. Đây cũng là điều đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi cho ý kiến về dự thảo quy trình hướng dẫn.
Yêu cầu về việc chủ động từ chức đối với người nhận được tín nhiệm thấp cũng được nhấn mạnh tại nghị quyết.
Cũng theo ông Nam, cử tri có quyền phản ánh thông tin đến đại biểu Quốc hội và các đại biểu sẽ có trách nhiệm báo cáo lại với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá của cử tri với người được lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm.
Tại buổi họp báo, đại diện Văn phòng Quốc hội cũng nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân, giúp người được lấy phiếu, bỏ phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu rèn luyện,nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đồng thời làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, cụ thể hóa quy trình bỏ phiếu đã được Hiến pháp quy định.
Được cử tri rất quan tâm là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng.
Phó tổng thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào cho biết, luật mới đã bỏ quy định Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thuộc cơ quan hành pháp. Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương sẽ quy định trong văn kiện của Đảng.
Về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, luật sửa đổi quy định, người đứng đầu phải lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai bắc buộc như niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Luật cũng quy định việc kê khai tài sản phải được công khai tại nơi thường xuyên làm việc của người có nghĩa vụ kê khai. Trong bản kê khai phải giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm bên cạnh làm rõ mọi biến động về tài sản của mình có trong thời kỳ kê khai.
Ông Hào cũng cho hay, luật không quy định cụ thể về mức giá trị tài sản tăng thêm phải kê khai mà giao Chính phủ hướng dẫn. Việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người giải trình và trình tự, thủ tục giải trình Thanh tra Chính phủ sẽ sớm hoàn thành Nghị định hướng dẫn thực hiện.