Luật hóa y đức để hạn chế "phong bì"
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nói về những điểm mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Luật khám bệnh, chữa bệnh. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đạo luật thống nhất về công tác khám chữa bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã trao đổi với báo chí những điểm mới của bộ luật này.
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về môi trường pháp lý liên quan đến công tác khám chữa bệnh hiện nay?
Hiện nay các quy định pháp lý về khám chữa bệnh được quy định trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân... và trong một số văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên đến nay những quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập so với thực tiễn áp dụng nên cần thiết phải thay đổi. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân còn quy định chung chung, mang tính nguyên tắc nên hiệu lực không cao, nhiều quy định trong đó đã bị phủ nhận bằng những luật, pháp lệnh ban hành sau này.
Mặt khác, cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, nhiều mối quan hệ trong xã hội cũng biến đổi theo và tạo ra những khoảng trống pháp lý cần lấp đầy. Như hiện nay phát sinh thêm các quan hệ về quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề và của các cơ sở khám chữa bệnh, việc công nhận chất lượng của cơ sở khám chữa bệnh, các khiếu nại liên quan đến việc khám chữa bệnh...
Vậy Luật Khám bệnh chữa bệnh có những điểm gì mới so với những quy định trước đây, thưa Bộ trưởng?
Trước hết phải khẳng định luật này được xây dựng dựa trên sự kế thừa có chọn lọc các quy định của pháp luật về khám chữa bệnh hiện hành. Điểm mới nhất là các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề. Theo đó chứng chỉ sẽ được cấp cho mọi người hành nghề khám chữa bệnh, trong khi trước đây chỉ cấp cho người hành nghề y tư nhân. Giấy phép hoạt động sẽ được cấp cho mọi cơ sở khám chữa bệnh, kể cả trong khu vực Nhà nước và tư nhân, bảo đảm các dịch vụ khám chữa bệnh này đều hoạt động trong một mặt bằng pháp luật bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa khu vực Nhà nước và tư nhân.
Nếu như trước đây các đơn vị Nhà nước chỉ cần xây dựng cơ sở y tế rồi “thuê” bác sỹ về là được công nhận là bệnh viện, trong khi đó chất lượng như thế nào thì không được kiểm tra. Với quy định mới thì các cơ sở khám chữa bệnh, người hành nghề phải được kiểm tra chất lượng thường xuyên và được cấp giấy giấy phép, chứng chỉ mới được hoạt động.
Luật Khám bệnh chữa bệnh sẽ thúc đẩy công tác xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh thông qua việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế. Qua đó tạo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa những người hành nghề và giữa khu vực khám chữa bệnh trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Người hành nghề khám chữa bệnh khu vực tư nhân cũng được vinh danh như trong khu vực Nhà nước, có nghĩa là cũng được phong các danh hiệu như thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân...
Việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề cho người hoạt động khám chữa bệnh sẽ được thực hiện như thế nào trong giai đoạn tới?
Về công tác cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế sẽ tổ chức lại cơ quan chuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng các cơ sở khám chữa bệnh để cấp giấy phép. Theo đó sẽ có bộ hồ sơ tiêu chuẩn riêng để các đơn vị, cá nhân khi thành lập cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn đó.
Các cơ sở khám chữa bệnh đang hoạt động phải được kiểm tra, rà soát lại, nếu đủ tiêu chuẩn mới được hoạt động tiếp. Liên quan đến cấp chứng chỉ hàng nghề, hiện nay chúng ta mới chỉ cấp cho người hành nghề khám chữa bệnh khu vực tư nhân, trong khi đó cán bộ y tế khu vực công chiếm tới 93,4% số người hành nghề khám chữa bệnh trong cả nước nhưng lại không được cấp chứng chỉ.
Ở khu vực tư nhân chúng ta cũng mới chỉ cấp chứng chỉ hành nghề cho người đứng đầu cơ sở còn những người hành nghề trực tiếp chưa được cấp. Theo tính toán của chúng tôi cả nước hiện có trên 20.000 người hành nghề khám chữa bệnh chưa được cấp chứng chỉ hành nghề và Bộ Y tế phấn đấu đến năm 2016 sẽ cấp hết chứng chỉ cho những người hành nghề khám chữa bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong cả nước. Bên cạnh việc cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế cũng sẽ đưa ra bộ tiêu chí rõ ràng và theo định kỳ 5 năm lại rà soát, cấp lại.
Đến ngày 1/1/2011 Luật khám chữa bệnh mới có hiệu lực, vậy trong năm tới Bộ Y tế sẽ phải xây dựng bao nhiêu văn bản hướng dẫn để đưa luật này vào cuộc sống, thưa Bộ trưởng?
Chúng tôi đang chuẩn bị xây dựng 2 Nghị định và 20 thông tư hướng dẫn thi hành Luật khám chữa bệnh và trong 12 tháng tới sẽ hoàn thành để khi Luật có hiệu lực có thể thực thi ngay mà không phải nằm đợi hướng dẫn. Việc đưa luật vào cuộc sống khó hơn xây dựng luật, đó là thực tế. Ngành y tế sẽ chú trọng công tác tuyên truyền cho người hành nghề khám chữa bệnh và bệnh nhân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra vấn đề đạo đức của người hành nghề khám chữa bệnh cũng được luật hóa nhằm hạn chế tình trạng “phong bì” như hiện nay. Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra cho thấy tỷ lệ người hành nghề khám chữa bệnh nhận “phong bì” trong ngành y tế nhỏ nhưng tính bức xúc lớn nên phải cố gắng để hạn chế tình trạng này.
Tôi khẳng định, Luật Khám bệnh chữa bệnh sẽ đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân sẽ cạnh tranh công bằng với khu vực Nhà nước nên các cơ sở của Nhà nước nếu không chịu đổi mới sẽ bị tụt hậu. Tôi đã chứng kiến nhiều sơ sở khám chữa bệnh tư nhân thu phí cao nhưng vẫn nhiều người lựa chọn vì họ được chăm sóc, phục vụ tốt và không phải “phong bì” như đã tồn tại ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh khu vực Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã trao đổi với báo chí những điểm mới của bộ luật này.
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về môi trường pháp lý liên quan đến công tác khám chữa bệnh hiện nay?
Hiện nay các quy định pháp lý về khám chữa bệnh được quy định trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân... và trong một số văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên đến nay những quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập so với thực tiễn áp dụng nên cần thiết phải thay đổi. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân còn quy định chung chung, mang tính nguyên tắc nên hiệu lực không cao, nhiều quy định trong đó đã bị phủ nhận bằng những luật, pháp lệnh ban hành sau này.
Mặt khác, cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, nhiều mối quan hệ trong xã hội cũng biến đổi theo và tạo ra những khoảng trống pháp lý cần lấp đầy. Như hiện nay phát sinh thêm các quan hệ về quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề và của các cơ sở khám chữa bệnh, việc công nhận chất lượng của cơ sở khám chữa bệnh, các khiếu nại liên quan đến việc khám chữa bệnh...
Vậy Luật Khám bệnh chữa bệnh có những điểm gì mới so với những quy định trước đây, thưa Bộ trưởng?
Trước hết phải khẳng định luật này được xây dựng dựa trên sự kế thừa có chọn lọc các quy định của pháp luật về khám chữa bệnh hiện hành. Điểm mới nhất là các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề. Theo đó chứng chỉ sẽ được cấp cho mọi người hành nghề khám chữa bệnh, trong khi trước đây chỉ cấp cho người hành nghề y tư nhân. Giấy phép hoạt động sẽ được cấp cho mọi cơ sở khám chữa bệnh, kể cả trong khu vực Nhà nước và tư nhân, bảo đảm các dịch vụ khám chữa bệnh này đều hoạt động trong một mặt bằng pháp luật bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa khu vực Nhà nước và tư nhân.
Nếu như trước đây các đơn vị Nhà nước chỉ cần xây dựng cơ sở y tế rồi “thuê” bác sỹ về là được công nhận là bệnh viện, trong khi đó chất lượng như thế nào thì không được kiểm tra. Với quy định mới thì các cơ sở khám chữa bệnh, người hành nghề phải được kiểm tra chất lượng thường xuyên và được cấp giấy giấy phép, chứng chỉ mới được hoạt động.
Luật Khám bệnh chữa bệnh sẽ thúc đẩy công tác xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh thông qua việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế. Qua đó tạo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa những người hành nghề và giữa khu vực khám chữa bệnh trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Người hành nghề khám chữa bệnh khu vực tư nhân cũng được vinh danh như trong khu vực Nhà nước, có nghĩa là cũng được phong các danh hiệu như thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân...
Việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề cho người hoạt động khám chữa bệnh sẽ được thực hiện như thế nào trong giai đoạn tới?
Về công tác cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế sẽ tổ chức lại cơ quan chuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng các cơ sở khám chữa bệnh để cấp giấy phép. Theo đó sẽ có bộ hồ sơ tiêu chuẩn riêng để các đơn vị, cá nhân khi thành lập cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn đó.
Các cơ sở khám chữa bệnh đang hoạt động phải được kiểm tra, rà soát lại, nếu đủ tiêu chuẩn mới được hoạt động tiếp. Liên quan đến cấp chứng chỉ hàng nghề, hiện nay chúng ta mới chỉ cấp cho người hành nghề khám chữa bệnh khu vực tư nhân, trong khi đó cán bộ y tế khu vực công chiếm tới 93,4% số người hành nghề khám chữa bệnh trong cả nước nhưng lại không được cấp chứng chỉ.
Ở khu vực tư nhân chúng ta cũng mới chỉ cấp chứng chỉ hành nghề cho người đứng đầu cơ sở còn những người hành nghề trực tiếp chưa được cấp. Theo tính toán của chúng tôi cả nước hiện có trên 20.000 người hành nghề khám chữa bệnh chưa được cấp chứng chỉ hành nghề và Bộ Y tế phấn đấu đến năm 2016 sẽ cấp hết chứng chỉ cho những người hành nghề khám chữa bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong cả nước. Bên cạnh việc cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế cũng sẽ đưa ra bộ tiêu chí rõ ràng và theo định kỳ 5 năm lại rà soát, cấp lại.
Đến ngày 1/1/2011 Luật khám chữa bệnh mới có hiệu lực, vậy trong năm tới Bộ Y tế sẽ phải xây dựng bao nhiêu văn bản hướng dẫn để đưa luật này vào cuộc sống, thưa Bộ trưởng?
Chúng tôi đang chuẩn bị xây dựng 2 Nghị định và 20 thông tư hướng dẫn thi hành Luật khám chữa bệnh và trong 12 tháng tới sẽ hoàn thành để khi Luật có hiệu lực có thể thực thi ngay mà không phải nằm đợi hướng dẫn. Việc đưa luật vào cuộc sống khó hơn xây dựng luật, đó là thực tế. Ngành y tế sẽ chú trọng công tác tuyên truyền cho người hành nghề khám chữa bệnh và bệnh nhân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra vấn đề đạo đức của người hành nghề khám chữa bệnh cũng được luật hóa nhằm hạn chế tình trạng “phong bì” như hiện nay. Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra cho thấy tỷ lệ người hành nghề khám chữa bệnh nhận “phong bì” trong ngành y tế nhỏ nhưng tính bức xúc lớn nên phải cố gắng để hạn chế tình trạng này.
Tôi khẳng định, Luật Khám bệnh chữa bệnh sẽ đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân sẽ cạnh tranh công bằng với khu vực Nhà nước nên các cơ sở của Nhà nước nếu không chịu đổi mới sẽ bị tụt hậu. Tôi đã chứng kiến nhiều sơ sở khám chữa bệnh tư nhân thu phí cao nhưng vẫn nhiều người lựa chọn vì họ được chăm sóc, phục vụ tốt và không phải “phong bì” như đã tồn tại ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh khu vực Nhà nước.