Mở rộng kiểm toán đến cơ quan quản lý sử dụng nợ công
Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đã bổ sung đơn vị được kiểm toán là cơ quan quản lý sử dụng nợ công
Bên cạnh những đơn vị được kiểm toán như luật hiện hành, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đã bổ sung đơn vị được kiểm toán là cơ quan quản lý sử dụng nợ công, Phó tổng kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa cho biết tại cuộc họp báo công bố Luật Kiểm toán Nhà nước, sáng 17/7.
Vẫn ở phạm vi, đối tượng kiểm toán, ông Họa còn cho biết luật đã bổ sung doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Còn doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống thì khi cần thiết, Tổng kiểm toán Nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.
Điểm mới khác là luật đã quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Theo đó, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Đồng thời, báo cáo kiểm toán cũng là căn cứ để Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, tổ chức sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và là căn cứ để đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Luật mới cũng đã sửa đổi quy định về nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước từ 7 năm thành 5 năm cho phù hợp với các chức danh khác trong bộ máy nhà nước.
Ông Vũ Văn Họa cũng cho biết, thời hạn của một cuộc kiểm toán, theo quy định tại luật là không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết thì Tổng kiểm toán Nhà nước quyết định gia hạn một lần không quá 30 ngày.
Còn đối với cuộc kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc thường cần thời gian kiểm toán dài thì Tổng kiểm toán Nhà nước quyết định cụ thể thời hạn kiểm toán cho phù hợp.
Vẫn ở phạm vi, đối tượng kiểm toán, ông Họa còn cho biết luật đã bổ sung doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Còn doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống thì khi cần thiết, Tổng kiểm toán Nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.
Điểm mới khác là luật đã quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Theo đó, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Đồng thời, báo cáo kiểm toán cũng là căn cứ để Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, tổ chức sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và là căn cứ để đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Luật mới cũng đã sửa đổi quy định về nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước từ 7 năm thành 5 năm cho phù hợp với các chức danh khác trong bộ máy nhà nước.
Ông Vũ Văn Họa cũng cho biết, thời hạn của một cuộc kiểm toán, theo quy định tại luật là không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết thì Tổng kiểm toán Nhà nước quyết định gia hạn một lần không quá 30 ngày.
Còn đối với cuộc kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc thường cần thời gian kiểm toán dài thì Tổng kiểm toán Nhà nước quyết định cụ thể thời hạn kiểm toán cho phù hợp.