Công bố hoãn thực thi điều luật “người lao động có lương hưu”
Công bố Nghị quyết số 93 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động
Sáng 17/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Nghị quyết số 93 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 vừa qua.
Bà Lê Thị Nguyệt, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, nghị quyết khẳng định, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động, theo đúng điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Bên cạnh đó, trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia bảo hiểm tự nguyện chưa đủ 20 năm đóng mà sau một năm không tiếp tục đóng nữa thì khi có yêu cầu sẽ được thanh toán bảo hiểm một lần.
Theo nghị quyết, mức hưởng bảo hiểm xã hội lần đối với người tham gia bảo hiểm bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính là 1,5 tháng lương (mức tiền lương đóng bảo hiểm) cho những năm đóng trước 2014 và tính là 2 tháng lương bình quân cho những năm đóng từ 2014 trở đi.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người mua bảo hiểm tự nguyện được tính theo số năm đã mua bảo hiểm, với mức tính giống như người tham gia bảo hiểm bắt buộc .
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016 tới, cùng thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thi hành.
Tại buổi họp báo, giải thích về sự ra đời của Nghị quyết 93, bà Lê Thị Nguyệt nói, quá trình soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý luật, cơ quan này đã tham vấn các chuyên gia quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Các đơn vị này đều khuyến nghị cần thu hẹp đối tượng hưởng chính sách nhận bảo hiểm một lần, vì hầu hết các nước trên thế giới đã đi theo xu hướng này để thực hiện chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Các quốc gia có hệ thống bảo hiểm hưu trí giống như Việt Nam đều không cho nhận bảo hiểm một lần trước tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp định cư ở nước ngoài hay bị bệnh hiểm nghèo (giống như quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Vẫn theo bà Nguyệt, thì ngay cả các quốc gia có hệ thống bảo hiểm hưu trí dựa trên tài khoản cá nhân hầu hết cũng không khuyến khích người lao động rút các khoản đóng góp trước tuổi 55, hoặc chỉ cho phép rút một tỷ lệ hạn chế.
Một số nước theo hệ thống này cũng đang điều chỉnh thu hẹp dần các điều kiện nhận bảo hiểm một lần để hướng tới mục tiêu an sinh lâu dàu cho người lao động phù hợp với xu hướng già hoá dân số đang gia tăng.
Tuy nhiên, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 còn chưa có hiệu lực, người lao động ở khu vực phía Nam đã ngừng việc tập thể phản đối việc thực hiện điều 60 và đề nghị vẫn thực hiện như quy định hiện hành, cho phép người lao động được lựa chọn nhận bảo hiểm một lần hoặc bảo lưu đến tuổi nghỉ hưu.
Từ nguyện vọng của người lao động, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh lại điều 60, và đây cũng là nội dung được tranh luận với các chiều ý kiến rất khác nhau tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vừa qua.
Và sau khi xin ý kiến bằng văn bản, chiều 22/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
Tại phiên họp thứ 39 vừa qua, trình bày dự thảo đánh giá về kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, người lao động “đồng tình cao” với việc bổ sung nội dung quy định điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội.
Không nhất trí với đánh giá này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh rằng không có chuyện sửa điều 60 vì điều này đã đúng và được Quốc hội khẳng định.
Tuy nhiên, với nghị quyết của Quốc hội vừa được chính thức công bố, thì điều 60 đã được “hoãn” thi hành.
Bà Lê Thị Nguyệt, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, nghị quyết khẳng định, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động, theo đúng điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Bên cạnh đó, trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia bảo hiểm tự nguyện chưa đủ 20 năm đóng mà sau một năm không tiếp tục đóng nữa thì khi có yêu cầu sẽ được thanh toán bảo hiểm một lần.
Theo nghị quyết, mức hưởng bảo hiểm xã hội lần đối với người tham gia bảo hiểm bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính là 1,5 tháng lương (mức tiền lương đóng bảo hiểm) cho những năm đóng trước 2014 và tính là 2 tháng lương bình quân cho những năm đóng từ 2014 trở đi.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người mua bảo hiểm tự nguyện được tính theo số năm đã mua bảo hiểm, với mức tính giống như người tham gia bảo hiểm bắt buộc .
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016 tới, cùng thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thi hành.
Tại buổi họp báo, giải thích về sự ra đời của Nghị quyết 93, bà Lê Thị Nguyệt nói, quá trình soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý luật, cơ quan này đã tham vấn các chuyên gia quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Các đơn vị này đều khuyến nghị cần thu hẹp đối tượng hưởng chính sách nhận bảo hiểm một lần, vì hầu hết các nước trên thế giới đã đi theo xu hướng này để thực hiện chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Các quốc gia có hệ thống bảo hiểm hưu trí giống như Việt Nam đều không cho nhận bảo hiểm một lần trước tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp định cư ở nước ngoài hay bị bệnh hiểm nghèo (giống như quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Vẫn theo bà Nguyệt, thì ngay cả các quốc gia có hệ thống bảo hiểm hưu trí dựa trên tài khoản cá nhân hầu hết cũng không khuyến khích người lao động rút các khoản đóng góp trước tuổi 55, hoặc chỉ cho phép rút một tỷ lệ hạn chế.
Một số nước theo hệ thống này cũng đang điều chỉnh thu hẹp dần các điều kiện nhận bảo hiểm một lần để hướng tới mục tiêu an sinh lâu dàu cho người lao động phù hợp với xu hướng già hoá dân số đang gia tăng.
Tuy nhiên, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 còn chưa có hiệu lực, người lao động ở khu vực phía Nam đã ngừng việc tập thể phản đối việc thực hiện điều 60 và đề nghị vẫn thực hiện như quy định hiện hành, cho phép người lao động được lựa chọn nhận bảo hiểm một lần hoặc bảo lưu đến tuổi nghỉ hưu.
Từ nguyện vọng của người lao động, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh lại điều 60, và đây cũng là nội dung được tranh luận với các chiều ý kiến rất khác nhau tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vừa qua.
Và sau khi xin ý kiến bằng văn bản, chiều 22/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
Tại phiên họp thứ 39 vừa qua, trình bày dự thảo đánh giá về kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, người lao động “đồng tình cao” với việc bổ sung nội dung quy định điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội.
Không nhất trí với đánh giá này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh rằng không có chuyện sửa điều 60 vì điều này đã đúng và được Quốc hội khẳng định.
Tuy nhiên, với nghị quyết của Quốc hội vừa được chính thức công bố, thì điều 60 đã được “hoãn” thi hành.