Mỹ triển khai lá chắn tên lửa, Nga nổi giận
Nga cho rằng lá chắn mà Mỹ vừa triển khai là nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Nga
Mỹ đã khởi động một lá chắn tên lửa trị giá 800 triệu USD tại Romania vào ngày 12/5, coi lá chắn này giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ an ninh cho Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, Nga cho rằng lá chắn mà Mỹ vừa triển khai là nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Theo tin từ Reuters, tại căn cứ không quân Deveselu của Romania, các quan chức cấp cao của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố đưa vào hoạt động khu vực phòng thủ tên lửa đạn đạo có khả năng bắn hạ tên lửa từ các quốc gia như Iran. Washington vẫn nói rằng tên lửa từ các quốc gia thù địch có thể một ngày nào đó vươn tới các thành phố lớn của châu Âu.
“Chừng nào Iran còn tiếp tục phát triển và triển khai tên lửa đạn đạo, Mỹ sẽ làm việc cùng với các đồng minh của mình để bảo vệ NATO”, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Robert Work phát biểu tại buổi lễ triển khai lá chắn tên lửa.
Dù Mỹ có kế hoạch tiếp tục phát triển năng lực phòng thủ tên lửa tại châu Âu, ông Work nói rằng lá chắn vừa được triển khai sẽ không được sử dụng để chống lại bất kỳ nguy cơ tên lửa nào từ Nga trong tương lai. “Không có bất kỳ kế hoạch nào về việc đó”, ông Work nói.
Khi hoàn thành, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu sẽ trải rộng từ Greenland tới Azores. Ngày 13/5, Mỹ sẽ khởi công một khu vực phòng thủ cuối cùng ở Ba Lan, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018 nhằm hoàn tất tuyến phòng thủ được đề xuất lần đầu cách đây 1 thập niên.
Toàn bộ hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu còn bao gồm chiến hạm và radar triển khai trên khắp khu vực. Hệ thống này sẽ được chuyển giao cho NATO vào tháng 7, với sở chỉ huy và kiểm soát đặt tại một căn cứ không quân của Mỹ ở Đức.
Nga coi việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, nhất là ở khu vực Đông Âu, là một cuộc phô trương lực lượng nhằm vào Nga. Moscow nói rằng NATO đang tìm cách bao vây và đẩy lùi Nga về phía Biển Đen - nơi Nga đặt một hạm đội hải quân và NATO đang cân nhắc tiến hành tuần tra trên biển.
“Đây là một phần trong kế hoạch nhằm kiềm chế Nga về quân sự và chính trị”, ông Andrey Kelin, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nga nói với hãng tin Interfax ngày 12/5. “Những quyết định này của NATO sẽ làm tình hình trở nên khó khăn hơn”, ông Kelin nói, và cho rằng động thái của Mỹ sẽ cản trở những nỗ lực phá băng quan hệ Nga-NATO.
Văn phòng Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Moscow cũng nghi ngờ về mục đích mà NATO đưa ra về bảo vệ khối này trước tên lửa từ Iran sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Tehran và 6 cường quốc hồi năm ngoái, trong đó Nga giữ một vai trò tích cực.
“Tình hình ở Iran đã thay đổi mạnh mẽ”, phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Putin nói.
Ông Joe Cirincione, một chuyên gia về hạt nhân của Mỹ, cho rằng lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu lẽ ra cần được loại bỏ.
“Hệ thống này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi tên lửa, mà quốc gia duy nhất làm họ lo sợ là Iran. Hệ thống này nhằm chống lại tên lửa hạt nhân từ Iran. Trong khi đó, sẽ không hề có bất kỳ tên lửa hạt nhân nào của Iran trong ít nhất 20 năm nữa. Bởi vậy mà không có lý do gì để tiếp tục chương trình này”, ông Cirincione phát biểu.
Mỹ nói Nga sở hữu tên lửa đạn đạo, một sự vi phạm hiệp ước mà hai nước đã ký kết về không phát triển và triển khai tên lửa có tầm bắn từ 500-5.500 km. Vào tháng 7/2014, Mỹ tuyên bố Nga vi phạm hiệp ước này.
Cho tới nay, đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm vì Mỹ không muốn tạo ấn tượng rằng Mỹ có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo Nga mang theo đầu đạn hạt nhân - một điều mà Nga lo ngại.
Theo tin từ Reuters, tại căn cứ không quân Deveselu của Romania, các quan chức cấp cao của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố đưa vào hoạt động khu vực phòng thủ tên lửa đạn đạo có khả năng bắn hạ tên lửa từ các quốc gia như Iran. Washington vẫn nói rằng tên lửa từ các quốc gia thù địch có thể một ngày nào đó vươn tới các thành phố lớn của châu Âu.
“Chừng nào Iran còn tiếp tục phát triển và triển khai tên lửa đạn đạo, Mỹ sẽ làm việc cùng với các đồng minh của mình để bảo vệ NATO”, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Robert Work phát biểu tại buổi lễ triển khai lá chắn tên lửa.
Dù Mỹ có kế hoạch tiếp tục phát triển năng lực phòng thủ tên lửa tại châu Âu, ông Work nói rằng lá chắn vừa được triển khai sẽ không được sử dụng để chống lại bất kỳ nguy cơ tên lửa nào từ Nga trong tương lai. “Không có bất kỳ kế hoạch nào về việc đó”, ông Work nói.
Khi hoàn thành, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu sẽ trải rộng từ Greenland tới Azores. Ngày 13/5, Mỹ sẽ khởi công một khu vực phòng thủ cuối cùng ở Ba Lan, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018 nhằm hoàn tất tuyến phòng thủ được đề xuất lần đầu cách đây 1 thập niên.
Toàn bộ hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu còn bao gồm chiến hạm và radar triển khai trên khắp khu vực. Hệ thống này sẽ được chuyển giao cho NATO vào tháng 7, với sở chỉ huy và kiểm soát đặt tại một căn cứ không quân của Mỹ ở Đức.
Nga coi việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, nhất là ở khu vực Đông Âu, là một cuộc phô trương lực lượng nhằm vào Nga. Moscow nói rằng NATO đang tìm cách bao vây và đẩy lùi Nga về phía Biển Đen - nơi Nga đặt một hạm đội hải quân và NATO đang cân nhắc tiến hành tuần tra trên biển.
“Đây là một phần trong kế hoạch nhằm kiềm chế Nga về quân sự và chính trị”, ông Andrey Kelin, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nga nói với hãng tin Interfax ngày 12/5. “Những quyết định này của NATO sẽ làm tình hình trở nên khó khăn hơn”, ông Kelin nói, và cho rằng động thái của Mỹ sẽ cản trở những nỗ lực phá băng quan hệ Nga-NATO.
Văn phòng Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Moscow cũng nghi ngờ về mục đích mà NATO đưa ra về bảo vệ khối này trước tên lửa từ Iran sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Tehran và 6 cường quốc hồi năm ngoái, trong đó Nga giữ một vai trò tích cực.
“Tình hình ở Iran đã thay đổi mạnh mẽ”, phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Putin nói.
Ông Joe Cirincione, một chuyên gia về hạt nhân của Mỹ, cho rằng lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu lẽ ra cần được loại bỏ.
“Hệ thống này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi tên lửa, mà quốc gia duy nhất làm họ lo sợ là Iran. Hệ thống này nhằm chống lại tên lửa hạt nhân từ Iran. Trong khi đó, sẽ không hề có bất kỳ tên lửa hạt nhân nào của Iran trong ít nhất 20 năm nữa. Bởi vậy mà không có lý do gì để tiếp tục chương trình này”, ông Cirincione phát biểu.
Mỹ nói Nga sở hữu tên lửa đạn đạo, một sự vi phạm hiệp ước mà hai nước đã ký kết về không phát triển và triển khai tên lửa có tầm bắn từ 500-5.500 km. Vào tháng 7/2014, Mỹ tuyên bố Nga vi phạm hiệp ước này.
Cho tới nay, đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm vì Mỹ không muốn tạo ấn tượng rằng Mỹ có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo Nga mang theo đầu đạn hạt nhân - một điều mà Nga lo ngại.