“Phá lệ” G7, Thủ tướng Nhật thăm Nga
Chuyến thăm Nga của ông Abe sẽ đánh dấu một bước đột phá trong nỗ lực của Moscow nhằm chấm dứt tình trạng bị cô lập
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một cuộc gặp song phương hiếm hoi giữa người đứng đầu điện Kremlin với một nhà lãnh đạo thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7).
Theo tin từ Bloomberg, chuyến thăm Nga lần này của ông Abe sẽ đánh dấu một bước đột phá trong nỗ lực của Moscow nhằm chấm dứt tình trạng bị cô lập kể từ khi bị cho là có vai trò trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine cách đây 2 năm.
Ông Abe - người dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Putin vào ngày 6/5 tại khu nghỉ dưỡng bên bờ Biển Đen Sochi - cho rằng việc xích lại gần Nga sẽ giúp Tokyo tiến sát hơn mục tiêu chấm dứt tranh chấp lãnh thổ từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai giữa hai nước, đồng thời giải quyết một số vấn đề khác như nội chiến Syria.
Trong khi đó, theo Bloomberg, phía Nga đã gạt bỏ những kỳ vọng về việc đạt tiến bộ thực sự trong giải quyết tranh chấp một chuỗi đảo giữa hai nước. Tuy vậy, giới chức Nga vẫn tìm cách đạt những lợi ích chính trị mà chuyến thăm của ông Abe có thể mang lại cho Moscow.
“Đây là một bằng chứng nữa cho thấy chính sách cô lập của [Tổng thống Mỹ Barack] Obama đã thất bại”, ông Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Nga, phát biểu về chuyến thăm của Thủ tướng Nhật. “Đây là một chuyến thăm quan trọng cho thấy Nhật Bản đã quyết định không đặt hết trứng vào một giỏ”.
Thủ tướng Nhật, một quốc gia là đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama về không tiến hành chuyến thăm Nga - hãng thông tấn Nhật Kyodo đưa tin hôm 24/2.
Trong khi đó, Nga đang nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao. Sau chuyến thăm của ông Abe, Nga tiếp tục đón Thủ tướng Italy Matteo Renzi vào tháng tới khi ông Renzi tới tham dự một diễn đàn đầu tư thường niên ở St. Petersburg.
Những chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga chìm trong cuộc suy thoái kéo dài nhất trong 2 thập niên dưới áp lực của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trong tháng 5 này, Nhật Bản sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh G7 thường niên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Noel Clay nói rằng “việc duy trì đoàn kết” giữa các thành viên trong khối có ý nghĩa sống còn trong chính sách của G7 đối với Nga. “Mối quan hệ của chúng tôi với Nga không thể như bình thường chừng nào Nga tiếp tục vi phạm luật quốc tế tại Ukraine”, ông Clay phát biểu.
Tranh chấp giữa Tokyo và Moscow đối với quần đảo mà Nhật gọi là Lãnh thổ phương Bắc và Nga gọi là Nam Kuril đã diễn ra từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhật đòi Nga trả lại toàn bộ quần đảo này, trong khi Nga đề xuất chỉ trả lại 2 đảo.
Tháng trước, Tổng thống Putin nói việc Nhật Bản tìm cách duy trì quan hệ với Nga bất chấp áp lực từ phía Mỹ sẽ cho phép hai bên giải quyết “tất cả các vấn đề còn khác biệt”.
Theo thông tin từ điện Kremlin, trong cuộc hội đàm với ông Abe, ông Putin sẽ đề xuất thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, và kinh tế.
Trợ lý chính sách đối ngoại của ông Putin, ông Yuri Ushakov hôm 5/5 nói rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ được đề cập trong cuộc gặp, cho dù đây là một vấn đề “khó khăn” đòi hỏi mối quan hệ đối tác gần gũi hơn nhiều mới có thể giải quyết được. Ông Ushakov cũng nói chuyến thăm của ông Abe sẽ đem lại “động lực mới” cho quan hệ giữa hai nước.
Theo đài truyền hình Nhật NHK, ông Abe sẽ vạch ra một kế hoạch gồm 8 lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nga, bao gồm hợp tác năng lượng và phát triển công nghiệp ở vùng Viễn Đông của Nga.
Vào năm 2013, ông Abe là nhà lãnh đạo Nhật đầu tiên thăm chính thức Nga sau một thập kỷ, nỗ lực giải quyết khác biệt giữa hai bên và mở rộng nguồn cung năng lượng cho đất nước mặt trời mọc. Mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng ngay sau chuyến đi của ông Abe tới Thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi, do Nhật Bản cùng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tung lệnh trừng phạt đối với Nga.
“Đây là thời điểm tệ nhất có thể để chuyển sang mềm mỏng với Nga”, giáo sư James Brown thuộc Đại học Temple ở Tokyo, Nhật Bản, nhận xét về chuyến thăm Nga của ông Abe. “Ông Abe đang dấn thân vào một mối rủi ro rất lớn vì các thành viên G7 khác đã thể hiện rõ rằng họ không nghĩ thăm Nga là một ý tưởng hay, trong đó có cả một cuộc điện đàm của ông Obama về vấn đề này”.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Alexander Baunov thuộc Carnegie Moscow Center, Nhật Bản khó có thể “ghẻ lạnh” Nga bởi các láng giềng chủ chốt trong khu vực của Nhật là Trung Quốc và Hàn Quốc nhìn nhận nước Nhật với sự hoài nghi sâu sắc. Dù ông Abe không “ngây thơ” đến mức tin rằng sẽ có một giải pháp chóng vánh đối với tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật, ông vẫn sẵn sàng thúc đẩy hoạt động đầu tư và cho vay của Nhật tại Nga nhằm giảm bớt vai trò của Trung Quốc - ông Baunov nói.
“Nhật Bản là một quốc gia không có nhiều bạn hữu ở gần, bởi vậy quan hệ với Nga có ý nghĩa rất quan trọng với họ”, vị chuyên gia nhận xét.
Theo tin từ Bloomberg, chuyến thăm Nga lần này của ông Abe sẽ đánh dấu một bước đột phá trong nỗ lực của Moscow nhằm chấm dứt tình trạng bị cô lập kể từ khi bị cho là có vai trò trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine cách đây 2 năm.
Ông Abe - người dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Putin vào ngày 6/5 tại khu nghỉ dưỡng bên bờ Biển Đen Sochi - cho rằng việc xích lại gần Nga sẽ giúp Tokyo tiến sát hơn mục tiêu chấm dứt tranh chấp lãnh thổ từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai giữa hai nước, đồng thời giải quyết một số vấn đề khác như nội chiến Syria.
Trong khi đó, theo Bloomberg, phía Nga đã gạt bỏ những kỳ vọng về việc đạt tiến bộ thực sự trong giải quyết tranh chấp một chuỗi đảo giữa hai nước. Tuy vậy, giới chức Nga vẫn tìm cách đạt những lợi ích chính trị mà chuyến thăm của ông Abe có thể mang lại cho Moscow.
“Đây là một bằng chứng nữa cho thấy chính sách cô lập của [Tổng thống Mỹ Barack] Obama đã thất bại”, ông Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Nga, phát biểu về chuyến thăm của Thủ tướng Nhật. “Đây là một chuyến thăm quan trọng cho thấy Nhật Bản đã quyết định không đặt hết trứng vào một giỏ”.
Thủ tướng Nhật, một quốc gia là đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama về không tiến hành chuyến thăm Nga - hãng thông tấn Nhật Kyodo đưa tin hôm 24/2.
Trong khi đó, Nga đang nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao. Sau chuyến thăm của ông Abe, Nga tiếp tục đón Thủ tướng Italy Matteo Renzi vào tháng tới khi ông Renzi tới tham dự một diễn đàn đầu tư thường niên ở St. Petersburg.
Những chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga chìm trong cuộc suy thoái kéo dài nhất trong 2 thập niên dưới áp lực của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trong tháng 5 này, Nhật Bản sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh G7 thường niên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Noel Clay nói rằng “việc duy trì đoàn kết” giữa các thành viên trong khối có ý nghĩa sống còn trong chính sách của G7 đối với Nga. “Mối quan hệ của chúng tôi với Nga không thể như bình thường chừng nào Nga tiếp tục vi phạm luật quốc tế tại Ukraine”, ông Clay phát biểu.
Tranh chấp giữa Tokyo và Moscow đối với quần đảo mà Nhật gọi là Lãnh thổ phương Bắc và Nga gọi là Nam Kuril đã diễn ra từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhật đòi Nga trả lại toàn bộ quần đảo này, trong khi Nga đề xuất chỉ trả lại 2 đảo.
Tháng trước, Tổng thống Putin nói việc Nhật Bản tìm cách duy trì quan hệ với Nga bất chấp áp lực từ phía Mỹ sẽ cho phép hai bên giải quyết “tất cả các vấn đề còn khác biệt”.
Theo thông tin từ điện Kremlin, trong cuộc hội đàm với ông Abe, ông Putin sẽ đề xuất thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, và kinh tế.
Trợ lý chính sách đối ngoại của ông Putin, ông Yuri Ushakov hôm 5/5 nói rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ được đề cập trong cuộc gặp, cho dù đây là một vấn đề “khó khăn” đòi hỏi mối quan hệ đối tác gần gũi hơn nhiều mới có thể giải quyết được. Ông Ushakov cũng nói chuyến thăm của ông Abe sẽ đem lại “động lực mới” cho quan hệ giữa hai nước.
Theo đài truyền hình Nhật NHK, ông Abe sẽ vạch ra một kế hoạch gồm 8 lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nga, bao gồm hợp tác năng lượng và phát triển công nghiệp ở vùng Viễn Đông của Nga.
Vào năm 2013, ông Abe là nhà lãnh đạo Nhật đầu tiên thăm chính thức Nga sau một thập kỷ, nỗ lực giải quyết khác biệt giữa hai bên và mở rộng nguồn cung năng lượng cho đất nước mặt trời mọc. Mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng ngay sau chuyến đi của ông Abe tới Thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi, do Nhật Bản cùng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tung lệnh trừng phạt đối với Nga.
“Đây là thời điểm tệ nhất có thể để chuyển sang mềm mỏng với Nga”, giáo sư James Brown thuộc Đại học Temple ở Tokyo, Nhật Bản, nhận xét về chuyến thăm Nga của ông Abe. “Ông Abe đang dấn thân vào một mối rủi ro rất lớn vì các thành viên G7 khác đã thể hiện rõ rằng họ không nghĩ thăm Nga là một ý tưởng hay, trong đó có cả một cuộc điện đàm của ông Obama về vấn đề này”.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Alexander Baunov thuộc Carnegie Moscow Center, Nhật Bản khó có thể “ghẻ lạnh” Nga bởi các láng giềng chủ chốt trong khu vực của Nhật là Trung Quốc và Hàn Quốc nhìn nhận nước Nhật với sự hoài nghi sâu sắc. Dù ông Abe không “ngây thơ” đến mức tin rằng sẽ có một giải pháp chóng vánh đối với tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật, ông vẫn sẵn sàng thúc đẩy hoạt động đầu tư và cho vay của Nhật tại Nga nhằm giảm bớt vai trò của Trung Quốc - ông Baunov nói.
“Nhật Bản là một quốc gia không có nhiều bạn hữu ở gần, bởi vậy quan hệ với Nga có ý nghĩa rất quan trọng với họ”, vị chuyên gia nhận xét.