“Myanmar có thể sẽ là Việt Nam tiếp theo”
"Mức tăng 6-8%, thậm chí 10% đối với kinh tế Myanmar trong tương lai là điều hoàn toàn có thể đạt được”
Myanmar có thể là Việt Nam hoặc Thái Lan tiếp theo, với nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tới 10% mỗi năm. Ông Andrew Patrick, Đại sứ Anh tại Myanmar, đưa ra nhận định này ngày 9/3 tại một hội thảo do hãng tin Bloomberg tổ chức.
Để khai thác được tiềm năng đó, theo ông Patrick, Myanmar - quốc gia Đông Nam Á đang mở cửa nền kinh tế sau nhiều thập kỷ nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự - cần phải vượt qua nhiều thách thức như thiếu điện, thiếu sự minh bạch chính sách và chi phí kinh doanh cao.
“Tăng trưởng cần thời gian”, ông Patrick nói. “Vấn đề chính là các bạn cần đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể”.
Theo vị Đại sứ, “mức tăng 6-8%, thậm chí 10% đối với kinh tế Myanmar trong tương lai là điều hoàn toàn có thể đạt được”.
Cuộc cải cách dân chủ và kinh tế ở Myanmar bắt đầu vào năm 2011. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Myanmar tăng trưởng 8,1% trong năm 2016, mức tăng vào hàng cao nhất thế giới.
“Ngành tài chính của Myanmar vẫn còn là một tờ giấy trắng”, ông Patrick nói. Với người dân gần như chưa có ai sở hữu tài khoản ngân hàng, thị trường tài chính Myanmar là “một thị trường còn chưa được khai phá, giống như Việt Nam 20 năm trước”.
Tăng trưởng kinh tế Myanmar có thể tăng tốc, nhưng nước này vẫn còn một chặng đường dài phải đi trước khi bắt kịp được với các nước láng giềng. Tỷ lệ dân số nghèo của Myanmar hiện vẫn còn cao và nền kinh tế đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm đồng tiền mất giá và dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy chậm lại.
Khoảng 41% dân số đô thị ở Myanmar hiện đang sống trong các khu ổ chuột và khoảng 1/4 dân số nước này đang sống dưới ngưỡng nghèo.
Trong vòng 1 năm tính đến tháng 3/2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót lượng vốn kỷ lục 9,4 tỷ USD vào Myanmar, từ mức chưa đầy 2 tỷ USD trong năm trước đó, khi chính quyền quân sự bắt đầu nới lỏng kiểm soát chính trị. Tuy nhiên, tốc độ vốn ngoại chảy vào Myanmar đã chậm lại. Trong 10 tháng đầu năm tài khóa hiện tại, vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar giảm còn 5,8 tỷ USD.
Lý do chính dẫn tới sự giảm tốc này là nhiều công ty trì hoãn kế hoạch đầu tư để chờ những chính sách kinh tế rõ ràng hơn từ Chính phủ Myanmar. Ngoài ra, việc phê chuẩn các dự án đầu tư nước ngoài ở Myanmar cũng bị dồn ứ trong thời gian diễn ra chuyển giao quyền lực.
Để khai thác được tiềm năng đó, theo ông Patrick, Myanmar - quốc gia Đông Nam Á đang mở cửa nền kinh tế sau nhiều thập kỷ nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự - cần phải vượt qua nhiều thách thức như thiếu điện, thiếu sự minh bạch chính sách và chi phí kinh doanh cao.
“Tăng trưởng cần thời gian”, ông Patrick nói. “Vấn đề chính là các bạn cần đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể”.
Theo vị Đại sứ, “mức tăng 6-8%, thậm chí 10% đối với kinh tế Myanmar trong tương lai là điều hoàn toàn có thể đạt được”.
Cuộc cải cách dân chủ và kinh tế ở Myanmar bắt đầu vào năm 2011. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Myanmar tăng trưởng 8,1% trong năm 2016, mức tăng vào hàng cao nhất thế giới.
“Ngành tài chính của Myanmar vẫn còn là một tờ giấy trắng”, ông Patrick nói. Với người dân gần như chưa có ai sở hữu tài khoản ngân hàng, thị trường tài chính Myanmar là “một thị trường còn chưa được khai phá, giống như Việt Nam 20 năm trước”.
Tăng trưởng kinh tế Myanmar có thể tăng tốc, nhưng nước này vẫn còn một chặng đường dài phải đi trước khi bắt kịp được với các nước láng giềng. Tỷ lệ dân số nghèo của Myanmar hiện vẫn còn cao và nền kinh tế đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm đồng tiền mất giá và dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy chậm lại.
Khoảng 41% dân số đô thị ở Myanmar hiện đang sống trong các khu ổ chuột và khoảng 1/4 dân số nước này đang sống dưới ngưỡng nghèo.
Trong vòng 1 năm tính đến tháng 3/2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót lượng vốn kỷ lục 9,4 tỷ USD vào Myanmar, từ mức chưa đầy 2 tỷ USD trong năm trước đó, khi chính quyền quân sự bắt đầu nới lỏng kiểm soát chính trị. Tuy nhiên, tốc độ vốn ngoại chảy vào Myanmar đã chậm lại. Trong 10 tháng đầu năm tài khóa hiện tại, vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar giảm còn 5,8 tỷ USD.
Lý do chính dẫn tới sự giảm tốc này là nhiều công ty trì hoãn kế hoạch đầu tư để chờ những chính sách kinh tế rõ ràng hơn từ Chính phủ Myanmar. Ngoài ra, việc phê chuẩn các dự án đầu tư nước ngoài ở Myanmar cũng bị dồn ứ trong thời gian diễn ra chuyển giao quyền lực.