9 nỗi hoài nghi về kinh tế Myanmar
Niềm lạc quan của các nhà đầu tư khi Myanmar bắt đầu mở cửa với thế giới giờ đây đã lắng xuống
Myanmar hiện là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhưng xét trên nhiều phương diện khác, Myanmar là một quốc gia còn lạc hậu - di sản của 5 thập kỷ nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội.
Theo hãng tin Bloomberg, niềm lạc quan của các nhà đầu tư khi Myanmar bắt đầu mở cửa với thế giới giờ đây đã lắng xuống bởi thực tế khó khăn, cho dù đảng của bà Aung San Suu Kyi đã thành lập chính phủ mới vào năm ngoái. Đói nghèo vẫn tiếp diễn, tốc độ tăng trưởng thực tế đã chậm lại, và đồng tiền mất giá mạnh do các nhà đầu tư nước ngoài trì hoãn kế hoạch đầu tư.
Dưới đây là 9 câu hỏi và câu trả lời về kinh tế Myanmar mà Bloomberg đưa ra:
1. Điều gì đã xảy ra với dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào Myanmar?
Trong vòng một năm tính đến tháng 3/2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót lượng vốn kỷ lục 9,4 tỷ USD vào Myanmar, từ mức chưa đầy 2 tỷ USD trong năm trước đó, khi chính quyền quân sự bắt đầu nới lỏng kiểm soát chính trị. Tuy nhiên, tốc độ vốn ngoại chảy vào Myanmar đã chậm lại. Trong 10 tháng đầu năm tài khóa hiện tại, vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar giảm còn 5,8 tỷ USD.
Lý do chính dẫn tới sự giảm tốc này là nhiều công ty trì hoãn kế hoạch đầu tư để chờ những chính sách kinh tế rõ ràng hơn từ Chính phủ Myanmar. Ngoài ra, việc phê chuẩn các dự án đầu tư nước ngoài ở Myanmar cũng bị dồn ứ trong thời gian diễn ra chuyển giao quyền lực.
2. Liệu đây chỉ là một sự tạm dừng của dòng vốn nước ngoài chảy vào Myanmar?
Có lẽ là như vậy. Myanmar vẫn còn nhiều điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài: dân số 54 triệu người với chi phí nhân công thấp, một thị trường còn thiếu nhiều hàng hóa, dịch vụ và cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý tiếp giáp với hai thị trường khổng lồ là Ấn Độ và Trung Quốc.
Năm ngoái, Mỹ đã dỡ lệnh trừng phạt kéo dài hàng thập kỷ đối với Myanmar. Sau khi Chính phủ mới được thành lập, bà Suu Kyi đã có một chuyến công du tới một loạt quốc gia gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh và Mỹ để cải thiện quan hệ chính trị-ngoại giao và kêu gọi đầu tư.
3. Liệu Myanmar sắp có luật mới nào không?
Hai luật mới đáng chú ý sắp trở thành hiện thực của Myanmar bao gồm luật đầu tư nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty nước ngoài được hưởng ưu đãi thuế, và luật doanh nghiệp nhằm cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua vào 35% cổ phần của công ty trong nước trước khi công ty được xem là thuộc sở hữu nước ngoài.
4. Kinh tế Myanmar đang tăng trưởng với tốc độ như thế nào?
Một số người lo ngại về khả năng lãnh đạo nền kinh tế Myanmar với quy mô 63 tỷ USD của bà Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Tuy nhiên, kinh tế Myanmar vẫn đang tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Myanmar sẽ tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm từ nay đến hết năm 2019. Lạm phát ở Myanmar hiện còn cao nhưng được dự báo sẽ giảm xuống.
5. Đời sống của người dân Myanmar có được cải thiện không?
Đời sống của người dân Myanmar vẫn còn nhiều khó khăn. Các khu ổ chuột mở rộng khi người dân từ nông thôn đổ ra các thành phố để tìm việc làm. Khoảng 41% dân số đô thị ở Myanmar hiện đang sống trong các khu ổ chuột. Đối với những người đi thuê nhà hoặc thuê văn phòng, cửa hàng để làm kinh doanh, giá thuê đang tăng với tốc độ chóng mặt và họ phải trả trước tiền thuê 6 tháng đến 1 năm.
Myanmar nhận điểm số thấp ở nhiều tiêu chính kinh tế cơ bản như tuổi thọ (65,8 tuổi), và tỷ lệ tử vong ở trẻ em (72/1.000 trẻ em chết trước 5 tuổi, so với tỷ lệ trung bình 30/1.000 của khu vực). Khoảng 1/4 dân số Myanmar sống dưới ngưỡng nghèo. Cơ sở hạ tầng đường xá, cảng biển còn yếu kém, cộng thêm tình trạng thiếu điện vẫn là những thách thức đối với một nền kinh tế có mức độ phụ thuộc cao vào khoáng sản, dầu khí, và nông nghiệp.
6. Chính phủ Myanmar nên làm gì?
Ngân hàng Thế giới (WB) nói rằng “ưu tiên bao trùm” của Chính phủ Myanmar là tăng cường minh bạch, liên lạc, và tính đáng tin cậy của các chính sách kinh tế. WB kêu gọi Chính phủ Myanmar đưa ra một tầm nhìn kinh tế có sự cân bằng giữa chính sách tài khóa thận trọng và nhu cầu mở rộng các dịch vụ công.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì muốn Ngân hàng Trung ương Myanmar cắt giảm dần việc bù đắp thâm hụt ngân sách và triển khai quản lý thanh khoản chủ động hơn. Ngòa ra, một số nhà phê bình cho rằng bà Suu Kyi ôm đồm quá nhiều việc và cần san sẻ bớt một số trách nhiệm mà bà gánh vác hiện nay cho người khác.
7. Vì sao đồng tiền Myanmar mất giá?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài chậm lại và xuất khẩu giảm tốc khieens thâm hụt cán cân vãng lai của Myanmar gia tăng, khiến tỷ giá đồng Kyat vào tháng 12 năm ngoái giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này bắt đầu thả nổi tỷ giá vào tháng 4/2012.
Ngân hàng Trung ương Myanmar không có nhiều khả năng để hỗ trợ tỷ giá, bởi chỉ nắm trong tay dự trữ ngoại hối khoảng 5 tỷ USD. Chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá “chợ đen” đã tăng lên, khiến nhà chức trách Myanmar phải đặt ra hạn chế rút tiền mặt USD.
8. Thị trường chứng khoán Myanmar thì sao?
Sở Giao dịch Chứng khoán Myanmar đã đi vào hoạt động khoảng 1 năm nhưng mới chỉ có 4 công ty niêm yết. Nhà đầu tư nước ngoài hiện chưa được đầu tư chứng khoán ở Myanmar, nhưng quy định này dự kiến sẽ sớm được thanh đổi. Để thực hiện giao dịch mua, bán cổ phiếu, nhà đầu tư phải đến tận nơi và làm việc với nhà môi giới. Các giao dịch trị giá hơn 8.000 USD phải được Ủy ban Chứng khoán Myanmar phê chuẩn. Được biết, cơ quan này đã từ chối nhiều giao dịch như vậy.
Hiện Myanmar đang nỗ lực để phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Chính phủ nước này gần đây đã mở rộng đấu giá tín phiếu kho bạc thông qua việc phát hành tín phiếu kỳ hạn 6 và 12 tháng. Trái phiếu chính phủ Myanmar bắt đầu được bán đấu giá vào tháng 9/2016.
9. Liệu Myanmar có vượt qua được những rào cản phát triển kinh tế?
Hội đồng Thương mại Mỹ đánh giá rằng “quy trình đăng ký và vận hành một thực thể nước ngoài ở Myanmar còn thiếu minh bạch, trong khi môi trường pháp lý và quy chế còn bấp bênh”.
Tuy nhiên, ông Tom Platts, chuyên gia thuộc công ty Stephenson Harwood LLP, nhận định: “Không thể cải thiện tình hình chính trị, luật pháp, xã hội, và hạ tầng kinh tế của một quốc gia chỉ sau một đêm, nhất là với một quốc gia nhiều vấn đề phức tạp như Myanmar”.
Theo hãng tin Bloomberg, niềm lạc quan của các nhà đầu tư khi Myanmar bắt đầu mở cửa với thế giới giờ đây đã lắng xuống bởi thực tế khó khăn, cho dù đảng của bà Aung San Suu Kyi đã thành lập chính phủ mới vào năm ngoái. Đói nghèo vẫn tiếp diễn, tốc độ tăng trưởng thực tế đã chậm lại, và đồng tiền mất giá mạnh do các nhà đầu tư nước ngoài trì hoãn kế hoạch đầu tư.
Dưới đây là 9 câu hỏi và câu trả lời về kinh tế Myanmar mà Bloomberg đưa ra:
1. Điều gì đã xảy ra với dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào Myanmar?
Trong vòng một năm tính đến tháng 3/2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót lượng vốn kỷ lục 9,4 tỷ USD vào Myanmar, từ mức chưa đầy 2 tỷ USD trong năm trước đó, khi chính quyền quân sự bắt đầu nới lỏng kiểm soát chính trị. Tuy nhiên, tốc độ vốn ngoại chảy vào Myanmar đã chậm lại. Trong 10 tháng đầu năm tài khóa hiện tại, vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar giảm còn 5,8 tỷ USD.
Lý do chính dẫn tới sự giảm tốc này là nhiều công ty trì hoãn kế hoạch đầu tư để chờ những chính sách kinh tế rõ ràng hơn từ Chính phủ Myanmar. Ngoài ra, việc phê chuẩn các dự án đầu tư nước ngoài ở Myanmar cũng bị dồn ứ trong thời gian diễn ra chuyển giao quyền lực.
2. Liệu đây chỉ là một sự tạm dừng của dòng vốn nước ngoài chảy vào Myanmar?
Có lẽ là như vậy. Myanmar vẫn còn nhiều điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài: dân số 54 triệu người với chi phí nhân công thấp, một thị trường còn thiếu nhiều hàng hóa, dịch vụ và cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý tiếp giáp với hai thị trường khổng lồ là Ấn Độ và Trung Quốc.
Năm ngoái, Mỹ đã dỡ lệnh trừng phạt kéo dài hàng thập kỷ đối với Myanmar. Sau khi Chính phủ mới được thành lập, bà Suu Kyi đã có một chuyến công du tới một loạt quốc gia gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh và Mỹ để cải thiện quan hệ chính trị-ngoại giao và kêu gọi đầu tư.
3. Liệu Myanmar sắp có luật mới nào không?
Hai luật mới đáng chú ý sắp trở thành hiện thực của Myanmar bao gồm luật đầu tư nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty nước ngoài được hưởng ưu đãi thuế, và luật doanh nghiệp nhằm cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua vào 35% cổ phần của công ty trong nước trước khi công ty được xem là thuộc sở hữu nước ngoài.
4. Kinh tế Myanmar đang tăng trưởng với tốc độ như thế nào?
Một số người lo ngại về khả năng lãnh đạo nền kinh tế Myanmar với quy mô 63 tỷ USD của bà Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Tuy nhiên, kinh tế Myanmar vẫn đang tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Myanmar sẽ tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm từ nay đến hết năm 2019. Lạm phát ở Myanmar hiện còn cao nhưng được dự báo sẽ giảm xuống.
5. Đời sống của người dân Myanmar có được cải thiện không?
Đời sống của người dân Myanmar vẫn còn nhiều khó khăn. Các khu ổ chuột mở rộng khi người dân từ nông thôn đổ ra các thành phố để tìm việc làm. Khoảng 41% dân số đô thị ở Myanmar hiện đang sống trong các khu ổ chuột. Đối với những người đi thuê nhà hoặc thuê văn phòng, cửa hàng để làm kinh doanh, giá thuê đang tăng với tốc độ chóng mặt và họ phải trả trước tiền thuê 6 tháng đến 1 năm.
Myanmar nhận điểm số thấp ở nhiều tiêu chính kinh tế cơ bản như tuổi thọ (65,8 tuổi), và tỷ lệ tử vong ở trẻ em (72/1.000 trẻ em chết trước 5 tuổi, so với tỷ lệ trung bình 30/1.000 của khu vực). Khoảng 1/4 dân số Myanmar sống dưới ngưỡng nghèo. Cơ sở hạ tầng đường xá, cảng biển còn yếu kém, cộng thêm tình trạng thiếu điện vẫn là những thách thức đối với một nền kinh tế có mức độ phụ thuộc cao vào khoáng sản, dầu khí, và nông nghiệp.
6. Chính phủ Myanmar nên làm gì?
Ngân hàng Thế giới (WB) nói rằng “ưu tiên bao trùm” của Chính phủ Myanmar là tăng cường minh bạch, liên lạc, và tính đáng tin cậy của các chính sách kinh tế. WB kêu gọi Chính phủ Myanmar đưa ra một tầm nhìn kinh tế có sự cân bằng giữa chính sách tài khóa thận trọng và nhu cầu mở rộng các dịch vụ công.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì muốn Ngân hàng Trung ương Myanmar cắt giảm dần việc bù đắp thâm hụt ngân sách và triển khai quản lý thanh khoản chủ động hơn. Ngòa ra, một số nhà phê bình cho rằng bà Suu Kyi ôm đồm quá nhiều việc và cần san sẻ bớt một số trách nhiệm mà bà gánh vác hiện nay cho người khác.
7. Vì sao đồng tiền Myanmar mất giá?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài chậm lại và xuất khẩu giảm tốc khieens thâm hụt cán cân vãng lai của Myanmar gia tăng, khiến tỷ giá đồng Kyat vào tháng 12 năm ngoái giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này bắt đầu thả nổi tỷ giá vào tháng 4/2012.
Ngân hàng Trung ương Myanmar không có nhiều khả năng để hỗ trợ tỷ giá, bởi chỉ nắm trong tay dự trữ ngoại hối khoảng 5 tỷ USD. Chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá “chợ đen” đã tăng lên, khiến nhà chức trách Myanmar phải đặt ra hạn chế rút tiền mặt USD.
8. Thị trường chứng khoán Myanmar thì sao?
Sở Giao dịch Chứng khoán Myanmar đã đi vào hoạt động khoảng 1 năm nhưng mới chỉ có 4 công ty niêm yết. Nhà đầu tư nước ngoài hiện chưa được đầu tư chứng khoán ở Myanmar, nhưng quy định này dự kiến sẽ sớm được thanh đổi. Để thực hiện giao dịch mua, bán cổ phiếu, nhà đầu tư phải đến tận nơi và làm việc với nhà môi giới. Các giao dịch trị giá hơn 8.000 USD phải được Ủy ban Chứng khoán Myanmar phê chuẩn. Được biết, cơ quan này đã từ chối nhiều giao dịch như vậy.
Hiện Myanmar đang nỗ lực để phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Chính phủ nước này gần đây đã mở rộng đấu giá tín phiếu kho bạc thông qua việc phát hành tín phiếu kỳ hạn 6 và 12 tháng. Trái phiếu chính phủ Myanmar bắt đầu được bán đấu giá vào tháng 9/2016.
9. Liệu Myanmar có vượt qua được những rào cản phát triển kinh tế?
Hội đồng Thương mại Mỹ đánh giá rằng “quy trình đăng ký và vận hành một thực thể nước ngoài ở Myanmar còn thiếu minh bạch, trong khi môi trường pháp lý và quy chế còn bấp bênh”.
Tuy nhiên, ông Tom Platts, chuyên gia thuộc công ty Stephenson Harwood LLP, nhận định: “Không thể cải thiện tình hình chính trị, luật pháp, xã hội, và hạ tầng kinh tế của một quốc gia chỉ sau một đêm, nhất là với một quốc gia nhiều vấn đề phức tạp như Myanmar”.