"Nên lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa"
Với tình hình hiện nay, Chính phủ nên lập một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ
Với tình hình hiện nay, Chính phủ nên lập một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Vấn đề này được PGS. TS Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, đặt ra trong cuộc trò chuyện với VnEconomy. Bà vừa chuyển công tác từ vị trí Phó giám đốc Học viện Tài chính sang làm Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Bà Mùi nói:
- Việc chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm đang cho thấy hai tín hiệu. Thứ nhất, trong một chừng mực nhất định, lạm phát đã được kiểm soát, gói giải pháp về kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng, vì chính sách luôn có độ trễ nhất định.
Thứ hai, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, biểu hiện là các hoạt động về xuất khẩu, du lịch, đầu tư của Việt Nam bị suy giảm; hàng hoá tiêu thụ chậm, một số doanh nghiệp sắp xếp lại lao động, nhu cầu tiêu dùng hạn chế.
Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm lãi suất cơ bản, tăng cung tiền cho nền kinh tế. Chính sách đó có phù hợp ở thời điểm này?
Xét ở góc độ vi mô, các chính sách này là hợp lý, vì nó sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng ngân hàng, đặc biệt ở thời điểm cuối năm - khi mà nhu cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn.
Tuy nhiên, đứng trên góc độ của các định chế tín dụng và những người gửi tiền thì chưa hẳn.
Đối với người gửi tiền, mức lãi suất như hiện nay là thực âm, nên rõ ràng người gửi tiền bị thiệt.
Đối với các định chế tín dụng, việc giảm lãi suất liên tục 3 lần trong vòng 1 tháng với mức giảm mỗi lần tới 100 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất cơ bản từ 14% xuống 11%, khiến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng phải điều chỉnh giảm sâu theo diễn biến thị trường.
Trong khi vốn huy động với lãi suất cao ở những tháng trước vẫn chưa cho vay hết, nay chỉ trong 1 tháng, hạ 300 điểm phần trăm, chắc chắn sẽ khó khăn không nhỏ cho chính bản thân các ngân hàng trong việc điều hành lãi suất kinh doanh.
Việc thay đổi lãi suất mà không đưa ra một lộ trình cụ thể, công khai sẽ càng khiến cho các ngân hàng thận trọng hơn trong hoạt động tín dụng.
Ở thời điểm này giảm lãi suất là hợp lý, song cần rút kinh nghiệm trong công tác điều hành về thời điểm và liều lượng của từng công cụ, chính sách, để chúng phát huy tốt dối với nền kinh tế.
Chính sách lãi suất trên được coi như “cú hích” kích cầu, giúp các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Nhưng dường như nhiều doanh nghiệp vẫn chưa “mặn mà” với việc vay vốn. Vậy đâu là lý do, thưa bà?
Không thể nói là các doanh nghiệp vẫn chưa “mặn mà” với vay vốn, mà nói chuẩn xác hơn là họ vẫn chưa thực sự tiếp cận được dòng vốn tín dụng, mặc dù họ rất muốn vay, bởi thời gian cuối năm là “mùa vàng” của các doanh nghiệp.
Trên các diễn dàn, vấn đề làm thế nào để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể vay được vốn là một trong những vấn đề nổi cộm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phía doanh nghiệp vẫn luôn cho rằng các thủ tục của ngân hàng là khắt khe, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó đáp ứng. Còn phía ngân hàng vẫn nhận thấy, độ minh bạch về tình hình tài chính, năng lực lập dự án đầu tư và vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án quá nhỏ, vì vậy, các ngân hàng thương mại cũng rất thận trọng với khách hàng này, mặc dù hiện nay đang dư thừa vốn.
Vậy theo bà, cần làm gì để “cú hích” này phát huy hiệu quả?
Giải quyết vấn đề này không chỉ từ hai phía doanh nghiệp và ngân hàng, mà cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Đối với Nhà nước, cần có chính sách cụ thể, rõ ràng giúp doanh nghiệp.
Trước mắt, để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát, Chính phủ nên thiết lập một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Nhiệm vụ chủ yếu của quỹ này là hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua lãi suất hoặc bảo lãnh. Không thể để các doanh nghiệp do thiếu vốn mà đóng cửa hàng loạt, sẽ gây hệ luỵ đến cả nền kinh tế. Quỹ này sẽ được điều hành theo nguyên tắc thị trường, nhằm bảo toàn và phát triển quỹ.
Đối với ngân hàng thương mại, có thể giúp doanh nghiệp từ khâu lập dự án, thậm chí phải hướng dẫn, đào tạo một số kiến thức nền tảng về tín dụng cho doanh nghiệp. Đồng thời, các ngân hàng cũng cần cải cách các thủ tục cho vay, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả tiếp cận vốn được kịp thời.
Về phía doanh nghiệp, ngoài việc nỗ lực để nâng cao năng lực quản trị và khả năng lập dự án, thì cần phải minh bạch vấn đề tài chính. Minh bạch tài chính sẽ giúp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Đối với ngân hàng, minh bạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu chi phí, rủi ro cho cả doanh nghiệp và cho ngân hàng.
Khi ngân hàng dễ dàng tiếp cận thông tin, nhanh chóng trong thực hiện các thủ tục hành chính, tiên liệu được những thay đổi về chính sách, thì họ có động lực để đầu tư lớn và lâu dài vào doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần thực sự lưu tâm vấn đề minh bạch hoá.
Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đã vay vốn thành công cho thấy, trước hết họ cần phải thuyết phục được ngân hàng về hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ…
Vấn đề này được PGS. TS Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, đặt ra trong cuộc trò chuyện với VnEconomy. Bà vừa chuyển công tác từ vị trí Phó giám đốc Học viện Tài chính sang làm Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Bà Mùi nói:
- Việc chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm đang cho thấy hai tín hiệu. Thứ nhất, trong một chừng mực nhất định, lạm phát đã được kiểm soát, gói giải pháp về kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng, vì chính sách luôn có độ trễ nhất định.
Thứ hai, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, biểu hiện là các hoạt động về xuất khẩu, du lịch, đầu tư của Việt Nam bị suy giảm; hàng hoá tiêu thụ chậm, một số doanh nghiệp sắp xếp lại lao động, nhu cầu tiêu dùng hạn chế.
Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm lãi suất cơ bản, tăng cung tiền cho nền kinh tế. Chính sách đó có phù hợp ở thời điểm này?
Xét ở góc độ vi mô, các chính sách này là hợp lý, vì nó sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng ngân hàng, đặc biệt ở thời điểm cuối năm - khi mà nhu cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn.
Tuy nhiên, đứng trên góc độ của các định chế tín dụng và những người gửi tiền thì chưa hẳn.
Đối với người gửi tiền, mức lãi suất như hiện nay là thực âm, nên rõ ràng người gửi tiền bị thiệt.
Đối với các định chế tín dụng, việc giảm lãi suất liên tục 3 lần trong vòng 1 tháng với mức giảm mỗi lần tới 100 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất cơ bản từ 14% xuống 11%, khiến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng phải điều chỉnh giảm sâu theo diễn biến thị trường.
Trong khi vốn huy động với lãi suất cao ở những tháng trước vẫn chưa cho vay hết, nay chỉ trong 1 tháng, hạ 300 điểm phần trăm, chắc chắn sẽ khó khăn không nhỏ cho chính bản thân các ngân hàng trong việc điều hành lãi suất kinh doanh.
Việc thay đổi lãi suất mà không đưa ra một lộ trình cụ thể, công khai sẽ càng khiến cho các ngân hàng thận trọng hơn trong hoạt động tín dụng.
Ở thời điểm này giảm lãi suất là hợp lý, song cần rút kinh nghiệm trong công tác điều hành về thời điểm và liều lượng của từng công cụ, chính sách, để chúng phát huy tốt dối với nền kinh tế.
Chính sách lãi suất trên được coi như “cú hích” kích cầu, giúp các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Nhưng dường như nhiều doanh nghiệp vẫn chưa “mặn mà” với việc vay vốn. Vậy đâu là lý do, thưa bà?
Không thể nói là các doanh nghiệp vẫn chưa “mặn mà” với vay vốn, mà nói chuẩn xác hơn là họ vẫn chưa thực sự tiếp cận được dòng vốn tín dụng, mặc dù họ rất muốn vay, bởi thời gian cuối năm là “mùa vàng” của các doanh nghiệp.
Trên các diễn dàn, vấn đề làm thế nào để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể vay được vốn là một trong những vấn đề nổi cộm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phía doanh nghiệp vẫn luôn cho rằng các thủ tục của ngân hàng là khắt khe, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó đáp ứng. Còn phía ngân hàng vẫn nhận thấy, độ minh bạch về tình hình tài chính, năng lực lập dự án đầu tư và vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án quá nhỏ, vì vậy, các ngân hàng thương mại cũng rất thận trọng với khách hàng này, mặc dù hiện nay đang dư thừa vốn.
Vậy theo bà, cần làm gì để “cú hích” này phát huy hiệu quả?
Giải quyết vấn đề này không chỉ từ hai phía doanh nghiệp và ngân hàng, mà cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Đối với Nhà nước, cần có chính sách cụ thể, rõ ràng giúp doanh nghiệp.
Trước mắt, để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát, Chính phủ nên thiết lập một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Nhiệm vụ chủ yếu của quỹ này là hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua lãi suất hoặc bảo lãnh. Không thể để các doanh nghiệp do thiếu vốn mà đóng cửa hàng loạt, sẽ gây hệ luỵ đến cả nền kinh tế. Quỹ này sẽ được điều hành theo nguyên tắc thị trường, nhằm bảo toàn và phát triển quỹ.
Đối với ngân hàng thương mại, có thể giúp doanh nghiệp từ khâu lập dự án, thậm chí phải hướng dẫn, đào tạo một số kiến thức nền tảng về tín dụng cho doanh nghiệp. Đồng thời, các ngân hàng cũng cần cải cách các thủ tục cho vay, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả tiếp cận vốn được kịp thời.
Về phía doanh nghiệp, ngoài việc nỗ lực để nâng cao năng lực quản trị và khả năng lập dự án, thì cần phải minh bạch vấn đề tài chính. Minh bạch tài chính sẽ giúp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Đối với ngân hàng, minh bạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu chi phí, rủi ro cho cả doanh nghiệp và cho ngân hàng.
Khi ngân hàng dễ dàng tiếp cận thông tin, nhanh chóng trong thực hiện các thủ tục hành chính, tiên liệu được những thay đổi về chính sách, thì họ có động lực để đầu tư lớn và lâu dài vào doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần thực sự lưu tâm vấn đề minh bạch hoá.
Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đã vay vốn thành công cho thấy, trước hết họ cần phải thuyết phục được ngân hàng về hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ…