TS. Lê Đăng Doanh: “Kích cầu phải đi kèm cải cách”
Không chỉ giá giảm mà sức mua cũng giảm mạnh, diễn biến trên đang đi ngược lại với quy luật những tháng cuối năm trước đây
Hai tháng liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm. Không chỉ giá giảm mà sức mua cũng giảm mạnh, diễn biến trên đang đi ngược lại với quy luật những tháng cuối năm trước đây.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - thành viên Viện Nghiên cứu phát triển - nhận xét: "Trong bối cảnh tăng trưởng có xu hướng đi xuống, sản xuất ảm đạm như hiện nay, việc kích cầu là cần thiết". Ông nói:
- Việc giảm CPI là hệ quả của giá thế giới giảm, mùa màng trong nước bội thu. Thế giới đã có tiêu chí phải tăng trưởng âm hai quý liên tục mới là suy thoái. Tốc độ tăng giá cả năm âm mới lo giảm phát. Tuy nhiên, với quốc gia mỗi năm dân số tăng hơn 1 triệu người như Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng tối thiểu phải đạt 4% mới đủ ăn, đảm bảo đời sống không tụt dốc. Vì vậy, trong bối cảnh tăng trưởng có xu hướng đi xuống, sản xuất ảm đạm như hiện nay, việc kích cầu là cần thiết.
Chính phủ đã có kế hoạch kích cầu, vậy theo ông, kích cầu phải nhắm vào đâu?
Điều đáng ngại hiện nay là tăng trưởng và xuất khẩu giảm mạnh. Một số đáng kể doanh nghiệp nhỏ và vừa đã lịm dần. Nhiều hãng lắp ráp ôtô một tuần chỉ làm một ngày. Nhiều làng nghề gần như tê liệt. Kích cầu phải nhằm khắc phục tình trạng giảm sút sản xuất chứ không phải để tăng CPI.
Đối tượng cần kích cầu trước tiên là nông dân nhưng không dễ, vì nông dân Việt Nam vừa bị thiệt hại rất lớn. Để duy trì, phát triển sản xuất, Nhà nước cần hỗ trợ họ bằng giống, thủy lợi, giảm đến mức thấp nhất các loại phí còn lại, trợ cấp vốn.
Nhà nước có thể giãn, khoanh, xóa nợ cho doanh nghiệp thì với nông dân vùng thiên tai cũng có thể làm việc này. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có kích cầu vào đầu tư, xây dựng cơ bản. Nên khôi phục tín dụng cho các dự án bất động sản sắp hoàn thành nhưng không nên tăng tín dụng tiêu dùng. Bài học nhãn tiền ở Mỹ khi dân được vay tiền giá rẻ mua nhà dẫn tới khủng hoảng còn ngay trước mắt.
Đối tượng kích cầu đã rõ nhưng theo ông, cách kích cầu nếu không thay đổi liệu có ích gì không?
Kích cầu vào đầu tư, xây dựng như định hướng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nguy cơ thất thoát vốn lớn.
Vì vậy, không thể kích cầu tràn lan mà nên tập trung vào những công trình hiệu quả, có thể sinh ra tiền sau khi đi vào sử dụng. Kích cầu lần này phải đi liền với cải cách, trước tiên công khai minh bạch các thông tin đầu tư. Chừng nào đầu tư mà còn phải “xin cho” thì khó có hiệu quả vì chi phí cao, chất lượng thấp.
Kích thích quan trọng nhất với doanh nghiệp nhỏ và vừa là Nhà nước giảm được các chi phí không tên cho họ. Hiệu quả của biện pháp này có khi còn cao hơn cả cho vốn. Như một công bố nếu giảm 40% thủ tục hành chính có thể giảm chi phí 13-30 ngàn tỉ đồng, tôi nghĩ chỉ được nửa số đó đã giúp giới doanh nhân bừng tỉnh.
Thưa ông, kích thích vào xây dựng cơ bản là hướng đi đúng nhưng điều đáng ngại khi Nhà nước trút vốn vào đây, thường chỉ doanh nghiệp nhà nước được hưởng?
Đầu tư của Nhà nước không nên chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước vì kích cầu sau năm 1997-1998 đã không hiệu quả bao nhiêu mà còn sinh thêm tiêu cực.
Cơ chế đầu tư nên thay đổi, phải có sự tham gia của các thành phần khác, có cạnh tranh lành mạnh. Nếu kích cầu không đi kèm cải cách sẽ dễ lặp lại vết xe đổ trước.
Trong bối cảnh kinh tế trầm lắng này, nếu chỉ kích thích sản xuất sẽ vô ích vì cầu không có?
Cái này vẫn cần vai trò của Nhà nước trong xúc tiến, tìm kiếm thị trường, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp, theo tôi, cũng cần cơ cấu lại mặt hàng, liên kết lại để biết các nhà nhập khẩu nước ngoài đang điều chỉnh thế nào. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chấp nhận giảm lãi, khuyến mãi chia sẻ với người tiêu dùng để cả hai cùng được lợi.
Khi kinh tế trầm lắng, các nước thường giảm thuế để giúp người dân bớt khó khăn, tăng mua sắm. Theo ông, Việt Nam có nên tính lại thuế bất động sản, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân không?
Thuế cho khu vực đồng bào bị thiên tai, khó khăn tôi thiết tha đề nghị miễn.
Trước mắt, Việt Nam nên có chính sách an sinh xã hội đầy đặn, quy mô lớn vì số người mất việc sẽ tăng. Kinh nghiệm Trung Quốc làm an sinh xã hội, họ bắt các tập đoàn dành một khoản vốn đầu tư giúp xóa đói giảm nghèo. Việt Nam cũng nên làm như vậy.
Về thuế, theo tôi, Nhà nước cũng nên tính khoan sức dân. Không nên dừng thời điểm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân nhưng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay hoàn toàn có thể tính lại được. Nên để người dân có tích lũy một chút mới đánh thuế để họ bớt khó khăn.
Cầm Văn Kình - Huyền Anh (Tuổi Trẻ)
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - thành viên Viện Nghiên cứu phát triển - nhận xét: "Trong bối cảnh tăng trưởng có xu hướng đi xuống, sản xuất ảm đạm như hiện nay, việc kích cầu là cần thiết". Ông nói:
- Việc giảm CPI là hệ quả của giá thế giới giảm, mùa màng trong nước bội thu. Thế giới đã có tiêu chí phải tăng trưởng âm hai quý liên tục mới là suy thoái. Tốc độ tăng giá cả năm âm mới lo giảm phát. Tuy nhiên, với quốc gia mỗi năm dân số tăng hơn 1 triệu người như Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng tối thiểu phải đạt 4% mới đủ ăn, đảm bảo đời sống không tụt dốc. Vì vậy, trong bối cảnh tăng trưởng có xu hướng đi xuống, sản xuất ảm đạm như hiện nay, việc kích cầu là cần thiết.
Chính phủ đã có kế hoạch kích cầu, vậy theo ông, kích cầu phải nhắm vào đâu?
Điều đáng ngại hiện nay là tăng trưởng và xuất khẩu giảm mạnh. Một số đáng kể doanh nghiệp nhỏ và vừa đã lịm dần. Nhiều hãng lắp ráp ôtô một tuần chỉ làm một ngày. Nhiều làng nghề gần như tê liệt. Kích cầu phải nhằm khắc phục tình trạng giảm sút sản xuất chứ không phải để tăng CPI.
Đối tượng cần kích cầu trước tiên là nông dân nhưng không dễ, vì nông dân Việt Nam vừa bị thiệt hại rất lớn. Để duy trì, phát triển sản xuất, Nhà nước cần hỗ trợ họ bằng giống, thủy lợi, giảm đến mức thấp nhất các loại phí còn lại, trợ cấp vốn.
Nhà nước có thể giãn, khoanh, xóa nợ cho doanh nghiệp thì với nông dân vùng thiên tai cũng có thể làm việc này. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có kích cầu vào đầu tư, xây dựng cơ bản. Nên khôi phục tín dụng cho các dự án bất động sản sắp hoàn thành nhưng không nên tăng tín dụng tiêu dùng. Bài học nhãn tiền ở Mỹ khi dân được vay tiền giá rẻ mua nhà dẫn tới khủng hoảng còn ngay trước mắt.
Đối tượng kích cầu đã rõ nhưng theo ông, cách kích cầu nếu không thay đổi liệu có ích gì không?
Kích cầu vào đầu tư, xây dựng như định hướng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nguy cơ thất thoát vốn lớn.
Vì vậy, không thể kích cầu tràn lan mà nên tập trung vào những công trình hiệu quả, có thể sinh ra tiền sau khi đi vào sử dụng. Kích cầu lần này phải đi liền với cải cách, trước tiên công khai minh bạch các thông tin đầu tư. Chừng nào đầu tư mà còn phải “xin cho” thì khó có hiệu quả vì chi phí cao, chất lượng thấp.
Kích thích quan trọng nhất với doanh nghiệp nhỏ và vừa là Nhà nước giảm được các chi phí không tên cho họ. Hiệu quả của biện pháp này có khi còn cao hơn cả cho vốn. Như một công bố nếu giảm 40% thủ tục hành chính có thể giảm chi phí 13-30 ngàn tỉ đồng, tôi nghĩ chỉ được nửa số đó đã giúp giới doanh nhân bừng tỉnh.
Thưa ông, kích thích vào xây dựng cơ bản là hướng đi đúng nhưng điều đáng ngại khi Nhà nước trút vốn vào đây, thường chỉ doanh nghiệp nhà nước được hưởng?
Đầu tư của Nhà nước không nên chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước vì kích cầu sau năm 1997-1998 đã không hiệu quả bao nhiêu mà còn sinh thêm tiêu cực.
Cơ chế đầu tư nên thay đổi, phải có sự tham gia của các thành phần khác, có cạnh tranh lành mạnh. Nếu kích cầu không đi kèm cải cách sẽ dễ lặp lại vết xe đổ trước.
Trong bối cảnh kinh tế trầm lắng này, nếu chỉ kích thích sản xuất sẽ vô ích vì cầu không có?
Cái này vẫn cần vai trò của Nhà nước trong xúc tiến, tìm kiếm thị trường, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp, theo tôi, cũng cần cơ cấu lại mặt hàng, liên kết lại để biết các nhà nhập khẩu nước ngoài đang điều chỉnh thế nào. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chấp nhận giảm lãi, khuyến mãi chia sẻ với người tiêu dùng để cả hai cùng được lợi.
Khi kinh tế trầm lắng, các nước thường giảm thuế để giúp người dân bớt khó khăn, tăng mua sắm. Theo ông, Việt Nam có nên tính lại thuế bất động sản, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân không?
Thuế cho khu vực đồng bào bị thiên tai, khó khăn tôi thiết tha đề nghị miễn.
Trước mắt, Việt Nam nên có chính sách an sinh xã hội đầy đặn, quy mô lớn vì số người mất việc sẽ tăng. Kinh nghiệm Trung Quốc làm an sinh xã hội, họ bắt các tập đoàn dành một khoản vốn đầu tư giúp xóa đói giảm nghèo. Việt Nam cũng nên làm như vậy.
Về thuế, theo tôi, Nhà nước cũng nên tính khoan sức dân. Không nên dừng thời điểm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân nhưng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay hoàn toàn có thể tính lại được. Nên để người dân có tích lũy một chút mới đánh thuế để họ bớt khó khăn.
Cầm Văn Kình - Huyền Anh (Tuổi Trẻ)