Nếu đúng chi phí định mức, doanh nghiệp xăng dầu có lãi
Bộ Tài chính chính thức có kết luận kiểm tra việc lỗ, lãi tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối
Việc giảm giá bán lẻ xăng dầu tại thời điểm ngày 26/8/2011 của liên Bộ là có căn cứ hợp lý, vì nếu thực hiện chi phí theo định mức chi phí kinh doanh để tính giá cơ sở thì các doanh nghiệp đều có lãi.
Đây là một trong những kết luận được Bộ Tài chính công bố sáng nay (19/12/2011) liên quan đến kết quả kiểm tra của bộ này tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Cụ thể, lần giảm giá bán ngày 26/8/2011 có những quan điểm khác nhau, liên quan đến đến chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp. Và đến nay, kết luận kiểm tra của tổ công tác Bộ Tài chính cho thấy đó là quyết định hợp lý.
Theo kết quả kiểm tra, căn cứ vào giá vốn hàng nhập tính đến 26/8/2011, nếu doanh nghiệp thực hiện theo mức chi phí kinh doanh để tính giá cơ sở thì hoạt động kinh doanh xăng dầu đều có lãi (trừ Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp vì giá vốn hàng nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm quá cao).
Tại thời điểm 26/8/2011, kết quả kinh doanh xăng dầu nội địa của các doanh nghiệp từ 1/7 – 26/8/2011 về cơ bản không lỗ lớn hoặc có lãi. Như Tổng công ty Xăng dầu Petrolimex báo cáo ước lãi 130 tỷ đồng; Saigon Petro báo cáo lỗ 44,6 tỷ đồng nhưng nếu thực hiện chi phí theo chi phí kinh doanh định mức để tính giá cơ sở thì có lãi 48 tỷ đồng; Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp báo cáo lỗ 55,23 tỷ đồng nhưng nếu thực hiện chi phí theo định mức chi phí kinh doanh để tính giá cơ sở thì có lãi 22 tỷ đồng.
Với thực tế trên, qua kiến nghị của tổ kiểm tra cho thấy, công thức giá cơ sở quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP và Thông tư 234/2009/TT-BTC cơ bản là hợp lý; tuy vậy cần được nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Đó là chu kỳ điều chỉnh tăng giảm giá và bước tính giá bình quân theo giá Platt’s còn tương đối dài (30 ngày). Việc để lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở có thể gây hiểu lầm và thiếu minh bạch trong xác định lỗ lãi kinh doanh xăng dầu.
Vì vậy tổ kiếm tra kiến nghị trong thời gian tới cần nghiên cứu để hoàn thiện công thức xác định giá cơ sở theo hướng rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tăng giảm giá quy định để phù hợp với thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp; đưa lợi nhuận định mức ra ngoài giá cơ sở để minh bạch tình hình lãi, lỗ.
Đây là một trong những kết luận được Bộ Tài chính công bố sáng nay (19/12/2011) liên quan đến kết quả kiểm tra của bộ này tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Cụ thể, lần giảm giá bán ngày 26/8/2011 có những quan điểm khác nhau, liên quan đến đến chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp. Và đến nay, kết luận kiểm tra của tổ công tác Bộ Tài chính cho thấy đó là quyết định hợp lý.
Theo kết quả kiểm tra, căn cứ vào giá vốn hàng nhập tính đến 26/8/2011, nếu doanh nghiệp thực hiện theo mức chi phí kinh doanh để tính giá cơ sở thì hoạt động kinh doanh xăng dầu đều có lãi (trừ Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp vì giá vốn hàng nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm quá cao).
Tại thời điểm 26/8/2011, kết quả kinh doanh xăng dầu nội địa của các doanh nghiệp từ 1/7 – 26/8/2011 về cơ bản không lỗ lớn hoặc có lãi. Như Tổng công ty Xăng dầu Petrolimex báo cáo ước lãi 130 tỷ đồng; Saigon Petro báo cáo lỗ 44,6 tỷ đồng nhưng nếu thực hiện chi phí theo chi phí kinh doanh định mức để tính giá cơ sở thì có lãi 48 tỷ đồng; Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp báo cáo lỗ 55,23 tỷ đồng nhưng nếu thực hiện chi phí theo định mức chi phí kinh doanh để tính giá cơ sở thì có lãi 22 tỷ đồng.
Với thực tế trên, qua kiến nghị của tổ kiểm tra cho thấy, công thức giá cơ sở quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP và Thông tư 234/2009/TT-BTC cơ bản là hợp lý; tuy vậy cần được nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Đó là chu kỳ điều chỉnh tăng giảm giá và bước tính giá bình quân theo giá Platt’s còn tương đối dài (30 ngày). Việc để lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở có thể gây hiểu lầm và thiếu minh bạch trong xác định lỗ lãi kinh doanh xăng dầu.
Vì vậy tổ kiếm tra kiến nghị trong thời gian tới cần nghiên cứu để hoàn thiện công thức xác định giá cơ sở theo hướng rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tăng giảm giá quy định để phù hợp với thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp; đưa lợi nhuận định mức ra ngoài giá cơ sở để minh bạch tình hình lãi, lỗ.