Bộ Công Thương lại lên tiếng về lỗ, lãi của Petrolimex
Lãnh đạo Bộ Công Thương vừa nêu quan điểm về việc Petrolimex chi thù lao cho đại lý vượt định mức
Lãnh đạo Bộ Công Thương vừa nêu quan điểm về việc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chi thù lao cho đại lý vượt định mức.
Theo công văn số 16098/BTC-QLG gửi các cơ quan báo chí phát đi từ Bộ Tài chính vào cuối tháng 11/2011, nửa đầu năm nay số lỗ kinh doanh xăng dầu của Petrolimex cùng các đơn vị thành viên là 1.840 tỷ đồng.
Sau khi rà soát bước đầu về kết quả kinh doanh của Petrolimex, Bộ Tài chính cho rằng khoản lỗ có nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu là biến động tăng của tỷ giá ngoại tệ là 1.425 tỷ đồng, chiếm 77,5% tổng số lỗ kinh doanh xăng dầu.
Phần lỗ còn lại trên 516 tỷ đồng là do Petrolimex đã chi phí thù lao cho tổng đại lý, đại lý có thời điểm cao hơn mức chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là 600 đồng/lít với xăng, dầu diesel, dầu hỏa và 400 đồng/kg đối với dầu mazut.
Tuy nhiên, tại hội nghị giao ban trực tuyến được tổ chức ngày 5/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, mức thù lao cho đại lý là 600 đồng/lít xăng dầu chỉ là số lượng để tính toán, trên cơ sở đó bù lỗ cho doanh nghiệp và trích quỹ bình ổn, chứ không phải là định mức doanh nghiệp phải chấp hành theo. Vì vậy, không thể nói đơn vị nào chi vượt hay không chi vượt. Thêm nữa, cả Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đều đã thống nhất là mức thù lao trên đã quá cũ và cần phải thay đổi, song đến nay vẫn chưa thay đổi. Đây cũng là lỗi của các bộ.
Cũng theo Thứ trưởng Tú, hiện trên thị trường các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải cạnh tranh nhau bằng hoa hồng chi cho đại lý. Và trong cuộc cạnh tranh này các đơn vị lớn lại thường bị thua thiệt hơn so với các đơn vị nhỏ. “Vừa qua, chúng ta mới chỉ công bố số liệu từ một đơn vị, chứ nếu công bố nhiều đơn vị thì sẽ thấy ngay vấn đề này”, ông Tú nói.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thì khẳng định các số liệu liên quan đến lỗ lãi của Petrolimex được công bố đều là những số liệu đã được kiểm toán, vì vậy không có gì phải nghi ngờ. Ông nói khi IPO, Petrolimex báo cáo lãi là vì đơn vị này còn có các lĩnh vực kinh doanh khác. Tổng hợp tất cả các lĩnh vực đó, Petrolimex vẫn có lãi nhưng không được phép hạch toán những phần lãi vào phần lỗ của kinh doanh xăng dầu. Do đó, nếu tách bạch ra, kinh doanh xăng dầu của Petrolimex vẫn lỗ.
Về thù lao chi cho đại lý, Bộ trưởng Hoàng dẫn ra như trong năm 2010, giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng cao, nhưng do Chính phủ muốn kiềm chế lạm phát nên đã yêu cầu các đầu mối doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối không được tăng giá mà vẫn phải đảm bảo nguồn cung. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số đơn vị như Petrolimex và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) thực hiện đúng mặc các yêu cầu này. Trong khi đó, nhiều đại lý lại không chịu bán xăng dầu do mức hoa hồng quá thấp. Vì vậy, để giữ hệ thống phân phối, doanh nghiệp buộc phải tăng mức thù lao.
"Thêm nữa, doanh nghiệp cũng đã có đề nghị với Bộ Tài chính thay đổi mức chiết khấu cho đại lý, nhưng vẫn chưa thực hiện được, nên không thể căn cứ vào đó để đổi hết lỗi cho doanh nghiệp", Bộ trưởng Hoàng nói.
Theo công văn số 16098/BTC-QLG gửi các cơ quan báo chí phát đi từ Bộ Tài chính vào cuối tháng 11/2011, nửa đầu năm nay số lỗ kinh doanh xăng dầu của Petrolimex cùng các đơn vị thành viên là 1.840 tỷ đồng.
Sau khi rà soát bước đầu về kết quả kinh doanh của Petrolimex, Bộ Tài chính cho rằng khoản lỗ có nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu là biến động tăng của tỷ giá ngoại tệ là 1.425 tỷ đồng, chiếm 77,5% tổng số lỗ kinh doanh xăng dầu.
Phần lỗ còn lại trên 516 tỷ đồng là do Petrolimex đã chi phí thù lao cho tổng đại lý, đại lý có thời điểm cao hơn mức chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là 600 đồng/lít với xăng, dầu diesel, dầu hỏa và 400 đồng/kg đối với dầu mazut.
Tuy nhiên, tại hội nghị giao ban trực tuyến được tổ chức ngày 5/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, mức thù lao cho đại lý là 600 đồng/lít xăng dầu chỉ là số lượng để tính toán, trên cơ sở đó bù lỗ cho doanh nghiệp và trích quỹ bình ổn, chứ không phải là định mức doanh nghiệp phải chấp hành theo. Vì vậy, không thể nói đơn vị nào chi vượt hay không chi vượt. Thêm nữa, cả Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đều đã thống nhất là mức thù lao trên đã quá cũ và cần phải thay đổi, song đến nay vẫn chưa thay đổi. Đây cũng là lỗi của các bộ.
Cũng theo Thứ trưởng Tú, hiện trên thị trường các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải cạnh tranh nhau bằng hoa hồng chi cho đại lý. Và trong cuộc cạnh tranh này các đơn vị lớn lại thường bị thua thiệt hơn so với các đơn vị nhỏ. “Vừa qua, chúng ta mới chỉ công bố số liệu từ một đơn vị, chứ nếu công bố nhiều đơn vị thì sẽ thấy ngay vấn đề này”, ông Tú nói.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thì khẳng định các số liệu liên quan đến lỗ lãi của Petrolimex được công bố đều là những số liệu đã được kiểm toán, vì vậy không có gì phải nghi ngờ. Ông nói khi IPO, Petrolimex báo cáo lãi là vì đơn vị này còn có các lĩnh vực kinh doanh khác. Tổng hợp tất cả các lĩnh vực đó, Petrolimex vẫn có lãi nhưng không được phép hạch toán những phần lãi vào phần lỗ của kinh doanh xăng dầu. Do đó, nếu tách bạch ra, kinh doanh xăng dầu của Petrolimex vẫn lỗ.
Về thù lao chi cho đại lý, Bộ trưởng Hoàng dẫn ra như trong năm 2010, giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng cao, nhưng do Chính phủ muốn kiềm chế lạm phát nên đã yêu cầu các đầu mối doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối không được tăng giá mà vẫn phải đảm bảo nguồn cung. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số đơn vị như Petrolimex và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) thực hiện đúng mặc các yêu cầu này. Trong khi đó, nhiều đại lý lại không chịu bán xăng dầu do mức hoa hồng quá thấp. Vì vậy, để giữ hệ thống phân phối, doanh nghiệp buộc phải tăng mức thù lao.
"Thêm nữa, doanh nghiệp cũng đã có đề nghị với Bộ Tài chính thay đổi mức chiết khấu cho đại lý, nhưng vẫn chưa thực hiện được, nên không thể căn cứ vào đó để đổi hết lỗi cho doanh nghiệp", Bộ trưởng Hoàng nói.