Nga tin giá dầu mất 7 năm để phục hồi
Theo dự báo của Nga, giá dầu khó có khả năng vượt quá vùng 40-60 USD/thùng trong 7 năm tới
“Giảm thấp hơn trong thời gian dài hơn” đã trở thành một câu nói “cửa miệng” của ngành dầu lửa toàn cầu trong thời gian gần đây khi giá dầu liên tục lập đáy. Đa phần các dự báo đều tin rằng trước mắt giá dầu gần như không có cơ hội nào tăng trở lại ngưỡng hồi giữa năm 2014.
Theo trang Business Insider, nhận định tương tự mới nhất được đưa ra bởi ông Maxim Oreshkin, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga.
Ông Oreshkin nhận định, giá dầu khó có khả năng vượt quá vùng 40-60 USD/thùng trong 7 năm tới. Vị quan chức Nga này cũng cho biết Moscow đang điều chính kế hoạch ngân sách cho phù hợp với dự báo giá dầu như vậy, bởi dầu khí chiếm tới một nửa thu ngân sách hàng năm của Chính phủ Nga.
“Theo tính toán của chúng tôi, giá dầu gần như không có khả năng sớm phục hồi lên mức trên 50 USD/thùng. Ngành công nghiệp dầu lửa đang thay đổi về mặt cơ cấu, và rất có thể nền kinh tế toàn cầu sẽ không cần tới nhiều dầu đến vậy”, ông Oreshkin phát biểu tại một diễn đàn do tờ báo Nga Vedomosti tổ chức hôm thứ Sáu tuần trước.
“Chúng tôi cho rằng giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 40-60 USD/thùng trong vòng 7 năm tới. Chúng tôi sẽ phải hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của mình dựa trên những mức giá này”", ông Oreshkin phát biểu.
Bộ Tài chính Nga dự kiến ngân sách nước này trong tài khóa 2016 sẽ thâm hụt một khoản tương đương 3% GDP dựa trên dự báo giá dầu trong khoảng 40-50 USD/thùng. Trên thực tế, giá dầu Brent tại London và ngọt nhẹ tại New York gần đây đã giảm sâu dưới mức 40 USD/thùng.
Cụ thể hơn, ông Oreshkin cho biết, dự báo thâm hụt ngân sách của Nga trong tài khóa 2016 vào khoảng 21,7 tỷ USD. Trong đó, thu ngân sách dự kiến đạt 204 tỷ USD, trong khi chi ngân sách có thể lên tới 238 tỷ USD.
Theo một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nguyên nhân chính khiến giá dầu thế giới giảm sâu nằm ở Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
“Phớt lờ” hạn ngạch sản lượng 30 triệu thùng/ngày được đặt ra trước đó, OPEC trong một năm qua đã khai thác dầu vượt quá ngưỡng này, bất chấp thế giới đang thừa dầu. Mục đích của OPEC khi áp dụng chiến lược này là giữ giá dầu thấp đủ lâu để khiến các nhà khai thác dầu với chi phí đắt đỏ, như các công ty dầu đá phiến của Mỹ, bị loại khỏi cuộc chơi.
Trong cuộc họp mới đây nhất diễn ra hôm 4/12 tại Vienna, Áo, OPEC không hề tính chuyện giảm sản lượng để cứu giá dầu. Thay vào đó, các thành viên OPEC vẫn khai thác với tốc độ tùy thích.
“OPEC trên thực tế đang khai thác dầu tùy thích, bởi từ một năm trước, Saudi Arabia đã thuyết phục các thành viên khác không giảm sản lượng nhằm bảo vệ thị phần trước nguồn cung dầu gia tăng từ các nước ngoài OPEC”, báo cáo của IEA có đoạn viết.
Điều này “dường như là một tín hiệu cho thấy quyết tâm của OPEC nhằm tối đa hóa nguồn cung dầu của mình để loại bỏ các đối thủ có chi phí sản xuất cao hơn ngoài khối, bằng bất cứ giá nào”, theo IEA.
Một số nước OPEC như Venezuela, vốn không giàu có như các nước vùng Vịnh, đã bày tỏ lo ngại về chiến lược hiện nay của khối này. Thậm chí, Tổng thư ký OPEC Abdallah Salem el-Badri đã bày tỏ hy vọng các nước sản xuất dầu ngoài OPEC sẽ hợp tác với khối để đi tới thống nhất về một mức sản lượng hợp lý hơn.
“Chúng tôi đang muốn đàm phán với các nước sản xuất dầu ngoài OPEC để thống nhất về một nỗ lực chung”, ông el-Badri cho biết hồi tuần trước. Theo vị quan chức OPEC này, một số quốc gia đã có phản hồi tích cực, nhưng chưa đi đến được một đề xuất cụ thể nào.
“Mọi người đều đang nghĩ xem liệu họ có thể làm gì”, ông el-Badri nói.
Và cho tới khi có một thỏa thuận như vậy, thì có lẽ Nga sẽ phải tự mình tìm cách thoát ra khỏi những khó khăn lớn về ngân sách.
Theo trang Business Insider, nhận định tương tự mới nhất được đưa ra bởi ông Maxim Oreshkin, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga.
Ông Oreshkin nhận định, giá dầu khó có khả năng vượt quá vùng 40-60 USD/thùng trong 7 năm tới. Vị quan chức Nga này cũng cho biết Moscow đang điều chính kế hoạch ngân sách cho phù hợp với dự báo giá dầu như vậy, bởi dầu khí chiếm tới một nửa thu ngân sách hàng năm của Chính phủ Nga.
“Theo tính toán của chúng tôi, giá dầu gần như không có khả năng sớm phục hồi lên mức trên 50 USD/thùng. Ngành công nghiệp dầu lửa đang thay đổi về mặt cơ cấu, và rất có thể nền kinh tế toàn cầu sẽ không cần tới nhiều dầu đến vậy”, ông Oreshkin phát biểu tại một diễn đàn do tờ báo Nga Vedomosti tổ chức hôm thứ Sáu tuần trước.
“Chúng tôi cho rằng giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 40-60 USD/thùng trong vòng 7 năm tới. Chúng tôi sẽ phải hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của mình dựa trên những mức giá này”", ông Oreshkin phát biểu.
Bộ Tài chính Nga dự kiến ngân sách nước này trong tài khóa 2016 sẽ thâm hụt một khoản tương đương 3% GDP dựa trên dự báo giá dầu trong khoảng 40-50 USD/thùng. Trên thực tế, giá dầu Brent tại London và ngọt nhẹ tại New York gần đây đã giảm sâu dưới mức 40 USD/thùng.
Cụ thể hơn, ông Oreshkin cho biết, dự báo thâm hụt ngân sách của Nga trong tài khóa 2016 vào khoảng 21,7 tỷ USD. Trong đó, thu ngân sách dự kiến đạt 204 tỷ USD, trong khi chi ngân sách có thể lên tới 238 tỷ USD.
Theo một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nguyên nhân chính khiến giá dầu thế giới giảm sâu nằm ở Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
“Phớt lờ” hạn ngạch sản lượng 30 triệu thùng/ngày được đặt ra trước đó, OPEC trong một năm qua đã khai thác dầu vượt quá ngưỡng này, bất chấp thế giới đang thừa dầu. Mục đích của OPEC khi áp dụng chiến lược này là giữ giá dầu thấp đủ lâu để khiến các nhà khai thác dầu với chi phí đắt đỏ, như các công ty dầu đá phiến của Mỹ, bị loại khỏi cuộc chơi.
Trong cuộc họp mới đây nhất diễn ra hôm 4/12 tại Vienna, Áo, OPEC không hề tính chuyện giảm sản lượng để cứu giá dầu. Thay vào đó, các thành viên OPEC vẫn khai thác với tốc độ tùy thích.
“OPEC trên thực tế đang khai thác dầu tùy thích, bởi từ một năm trước, Saudi Arabia đã thuyết phục các thành viên khác không giảm sản lượng nhằm bảo vệ thị phần trước nguồn cung dầu gia tăng từ các nước ngoài OPEC”, báo cáo của IEA có đoạn viết.
Điều này “dường như là một tín hiệu cho thấy quyết tâm của OPEC nhằm tối đa hóa nguồn cung dầu của mình để loại bỏ các đối thủ có chi phí sản xuất cao hơn ngoài khối, bằng bất cứ giá nào”, theo IEA.
Một số nước OPEC như Venezuela, vốn không giàu có như các nước vùng Vịnh, đã bày tỏ lo ngại về chiến lược hiện nay của khối này. Thậm chí, Tổng thư ký OPEC Abdallah Salem el-Badri đã bày tỏ hy vọng các nước sản xuất dầu ngoài OPEC sẽ hợp tác với khối để đi tới thống nhất về một mức sản lượng hợp lý hơn.
“Chúng tôi đang muốn đàm phán với các nước sản xuất dầu ngoài OPEC để thống nhất về một nỗ lực chung”, ông el-Badri cho biết hồi tuần trước. Theo vị quan chức OPEC này, một số quốc gia đã có phản hồi tích cực, nhưng chưa đi đến được một đề xuất cụ thể nào.
“Mọi người đều đang nghĩ xem liệu họ có thể làm gì”, ông el-Badri nói.
Và cho tới khi có một thỏa thuận như vậy, thì có lẽ Nga sẽ phải tự mình tìm cách thoát ra khỏi những khó khăn lớn về ngân sách.