“Giá dầu còn thấp đến 2017”
Tình trạng dư thừa dầu của thế giới hiện nay đang được duy trì bởi một loạt dự án khai thác mới
Các nhà giao dịch dầu lửa dự báo nguồn cung dầu của thế giới sẽ tiếp tục vượt nhu cầu trong năm 2016 và giá nhiên liệu này sẽ chưa thể phục hồi cho tới năm 2017 - hãng tin Bloomberg cho biết.
“Lượng dầu tồn kho sẽ tiếp tục tăng, gây sức ép lên thị trường, và giá dầu khó có khả năng vượt ra khỏi vùng hiện tại cho tới năm 2017”, ông Chris Bake, nhà điều hành cấp cao công ty giao dịch dầu lửa Vitol Group, cho biết.
Trong 6 tháng qua, giá dầu thô Brent tại thị trường London dao động trong khoảng từ 43-65 USD/thùng.
Dự báo này được đưa ra ngay trước thềm cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tại Vienna, Áo, ngày 3/12. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, OPEC sẽ tiếp tục giữ nguyên hạn ngạch sản lượng trong cuộc họp này nhằm giữ thị phần.
Tương tự như ông Bake, nhiều nhà giao dịch dầu lửa khác cũng tin rằng Saudi Arabia, Iraq, Nga và các nước sản xuất dầu lớn khác sẽ khai thác dầu hết tốc lực để bảo vệ thị phần, khiến thế giới ngày càng thừa nhiều dầu.
“Trong năm 2016, thế giới sẽ chứng kiến tồn kho dầu toàn cầu gia tăng. Tình trạng thừa dầu chắc chắn sẽ tiếp diễn trong năm tới”, ông Saad Rahim, chuyên gia kinh tế trưởng của Trafigura, phát biểu.
Trong vòng 1 năm qua, giá dầu thô Brent tại thị trường London giảm khoảng 38%. Kể từ khi OPEC họp lần gần đây nhất vào tháng 6/2015, giá dầu Brent đã mất 1/4 giá trị. Ngày 3/12, giá dầu Brent giao sau dao động ở ngưỡng khoảng 44,6 USD/thùng.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tồn kho dầu toàn cầu trong quý 3 vừa qua đã đạt mức cao kỷ lục 3 tỷ thùng, đủ cung cấp cho thế giới trong hơn 1 tháng. Sau một năm giá dầu giảm sâu, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới vẫn bão hòa.
Tình trạng dư thừa dầu của thế giới hiện nay đang được duy trì bởi một loạt dự án khai thác mới được khởi động từ khi giá dầu còn ở mức 100 USD/thùng. Tại khu vực biển Bắc, lượng dầu giao hàng vào tháng 1 tới sẽ đạt mức cao nhất trong 4 năm. Tại Tây Phi, dầu thô Angolan đang rơi vào tình trạng ế ẩm.
OPEC, nhóm chiếm 40% sản lượng dầu toàn cầu, đã sản xuất vượt hạn ngạch suốt 18 tháng qua. Trong tháng 7, Saudi Arabia - nước có ảnh hưởng lớn nhất trong OPEC - tăng sản lượng dầu lên mức kỷ lục gần 10,6 triệu thùng/ngày, cao hơn 800.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Chưa kể, Iran có thể tăng mạnh sản lượng dầu trong năm tới một khi được phương Tây dỡ lệnh trừng phạt sau khi Tehran và 6 cường quốc đạt thỏa thuận về chương trình hạt nhân của nước này.
“Việc Iran tăng khai thác dầu sẽ thiết lập rào cản đối với sự phục hồi của giá dầu trong năm 2016. Chúng tôi cho rằng, đến cuối năm sau, Iran có thể tăng sản lượng thêm 500.000 thùng mỗi ngày. Con số này không phải là lớn, nhưng sẽ gây trở ngại tăng giá đối với dầu”, ông David Fyfe, trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty Gunvor ở Geneva, Thụy Sỹ, phát biểu.
Theo một cuộc thăm dò của hãng tin Bloomberg, giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 57,3 USD/thùng trong năm tới. Với mức giá này, tất cả các thành viên OPEC trừ Qatar không thể cân bằng ngân sách, theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chuyên gia Bake nhận định, nếu không có sự thay đổi chính sách của OPEC hay một sự gián đoạn nguồn cung bất ngờ nào đó, thì tồn kho dầu của thế giới sẽ tiếp tục tăng cho tới quý 3/2016.
“Lượng dầu tồn kho sẽ tiếp tục tăng, gây sức ép lên thị trường, và giá dầu khó có khả năng vượt ra khỏi vùng hiện tại cho tới năm 2017”, ông Chris Bake, nhà điều hành cấp cao công ty giao dịch dầu lửa Vitol Group, cho biết.
Trong 6 tháng qua, giá dầu thô Brent tại thị trường London dao động trong khoảng từ 43-65 USD/thùng.
Dự báo này được đưa ra ngay trước thềm cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tại Vienna, Áo, ngày 3/12. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, OPEC sẽ tiếp tục giữ nguyên hạn ngạch sản lượng trong cuộc họp này nhằm giữ thị phần.
Tương tự như ông Bake, nhiều nhà giao dịch dầu lửa khác cũng tin rằng Saudi Arabia, Iraq, Nga và các nước sản xuất dầu lớn khác sẽ khai thác dầu hết tốc lực để bảo vệ thị phần, khiến thế giới ngày càng thừa nhiều dầu.
“Trong năm 2016, thế giới sẽ chứng kiến tồn kho dầu toàn cầu gia tăng. Tình trạng thừa dầu chắc chắn sẽ tiếp diễn trong năm tới”, ông Saad Rahim, chuyên gia kinh tế trưởng của Trafigura, phát biểu.
Trong vòng 1 năm qua, giá dầu thô Brent tại thị trường London giảm khoảng 38%. Kể từ khi OPEC họp lần gần đây nhất vào tháng 6/2015, giá dầu Brent đã mất 1/4 giá trị. Ngày 3/12, giá dầu Brent giao sau dao động ở ngưỡng khoảng 44,6 USD/thùng.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tồn kho dầu toàn cầu trong quý 3 vừa qua đã đạt mức cao kỷ lục 3 tỷ thùng, đủ cung cấp cho thế giới trong hơn 1 tháng. Sau một năm giá dầu giảm sâu, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới vẫn bão hòa.
Tình trạng dư thừa dầu của thế giới hiện nay đang được duy trì bởi một loạt dự án khai thác mới được khởi động từ khi giá dầu còn ở mức 100 USD/thùng. Tại khu vực biển Bắc, lượng dầu giao hàng vào tháng 1 tới sẽ đạt mức cao nhất trong 4 năm. Tại Tây Phi, dầu thô Angolan đang rơi vào tình trạng ế ẩm.
OPEC, nhóm chiếm 40% sản lượng dầu toàn cầu, đã sản xuất vượt hạn ngạch suốt 18 tháng qua. Trong tháng 7, Saudi Arabia - nước có ảnh hưởng lớn nhất trong OPEC - tăng sản lượng dầu lên mức kỷ lục gần 10,6 triệu thùng/ngày, cao hơn 800.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Chưa kể, Iran có thể tăng mạnh sản lượng dầu trong năm tới một khi được phương Tây dỡ lệnh trừng phạt sau khi Tehran và 6 cường quốc đạt thỏa thuận về chương trình hạt nhân của nước này.
“Việc Iran tăng khai thác dầu sẽ thiết lập rào cản đối với sự phục hồi của giá dầu trong năm 2016. Chúng tôi cho rằng, đến cuối năm sau, Iran có thể tăng sản lượng thêm 500.000 thùng mỗi ngày. Con số này không phải là lớn, nhưng sẽ gây trở ngại tăng giá đối với dầu”, ông David Fyfe, trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty Gunvor ở Geneva, Thụy Sỹ, phát biểu.
Theo một cuộc thăm dò của hãng tin Bloomberg, giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 57,3 USD/thùng trong năm tới. Với mức giá này, tất cả các thành viên OPEC trừ Qatar không thể cân bằng ngân sách, theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chuyên gia Bake nhận định, nếu không có sự thay đổi chính sách của OPEC hay một sự gián đoạn nguồn cung bất ngờ nào đó, thì tồn kho dầu của thế giới sẽ tiếp tục tăng cho tới quý 3/2016.