Ngưỡng melamine mới ban hành là “quá an toàn”
Cục phó Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương bàn về mức hàm lượng melamine an toàn trong thức ăn chăn nuôi
Nhiều người đang băn khoăn trước việc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quy định về ngưỡng
melamine có trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở mức 2,5 ppm (2,5
ppm/kg) trở xuống, trong khi quan điểm của Bộ Y tế chưa cho phép có
melamine trong thực phẩm.
Về vấn đề này, Cục phó Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương nói:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập hội đồng tư vấn gồm các nhà khoa học dinh dưỡng, hoá sinh nhằm xác định mức melamine nào có thể an toàn đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng căn cứ vào tài liệu của một số nước trên thế giới: Mỹ, Australia, các nước châu Âu... thừa nhận mức nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 ppm/kg thực phẩm là ngưỡng an toàn.
Hiện giờ ở Việt Nam, Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra ngưỡng melamine cụ thể trong thực phẩm, nhưng sản xuất thì vẫn phải phát triển, nên chúng tôi phải dựa vào cái ngưỡng mà một số nước phát triển khuyến cáo trong thực phẩm, chúng tôi lấy ngưỡng này để sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Ngưỡng này an toàn với thực phẩm và con người thì đương nhiên an toàn với vật nuôi. Với ngưỡng này, các thiết bị phân tích thông thường cũng vẫn có thể kiểm soát được.
Nếu để bằng 0 thì nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tài liệu nước ngoài, và sự tư vấn của các nhà khoa học mà chưa làm thực nghiệm liệu có vội vàng?
Các nhà khoa học đương nhiên không chỉ dựa vào những kết quả nghiên cứu cụ thể mà tranh thủ rất nhiều kênh thông tin, tài liệu khác nhau, xem xét cấu trúc khoa học, tác dụng phụ của nó... Việc thực nghiệm thì mới nửa tháng trời chúng ta chưa có điều kiện thực hiện được nhưng vẫn phải làm như vậy bởi sản xuất đang trong quá trình phát triển không thể dừng lại.
Chúng ta phải khẳng định rằng vật nuôi khi tiếp nhận thức ăn chăn nuôi có lượng melamine nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 ppm/kg thì không có ảnh hưởng gì. Do vậy, chúng tôi khẳng định sẽ không có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Chúng tôi nghĩ rằng không phải vội vàng khi đưa ra ngưỡng này. Đây là ngưỡng quá an toàn và là ngưỡng thấp.
Bộ Y tế cũng đồng tình với quan điểm của chúng tôi vì ngưỡng này là an toàn và để không ảnh hưởng gì đến phát triển sản xuất.
Có nghĩa là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nhiễm melamine nếu dưới ngưỡng sẽ được phép tiếp tục sản xuất, kinh doanh?
Đúng vậy, nếu kết quả xét nghiệm những mẫu nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi mà dưới mức 2,5 ppm/kg thì đều được lưu thông bình thường trên thị trường. Bởi dù người sản xuất không cố tình trộn melamine vào thức ăn chăn nuôi thì chất này có thể xuất hiện do bị thôi nhiễm từ bao bì, từ môi trường với lượng rất nhỏ.
Do đó, nếu quyết định ngưỡng melamine ở mức tuyện đối là 0 thì sẽ có nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi bị đóng cửa, sản xuất đình trệ.
Sẽ tiếp tục nghiên cứu
Thưa ông, những trường hợp cố tình trộn melamine vào thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử lý như thế nào?
Chúng ta đều biết mục đích việc đưa melamine vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhằm tăng độ đạm “ảo” và ở mức dưới 2,5 ppm/kg thì không thể làm được điều này.
Nên những trường hợp cố tình trộn melamine sẽ bị phát hiện ở nồng độ cao hơn mà trong quyết định này, chúng tôi cũng nêu rõ là cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng các loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản nếu vượt ngưỡng.
Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có kế hoạch thực nghiệm phân tích melamine trong thức ăn chăn nuôi và trong các loại thực phẩm như thế nào?
Sắp tới chúng tôi sẽ có những thực nghiệm phân tích khả năng tồn dư melamine trong thực phẩm ở các mức độ khác nhau, chứ không chỉ đưa ra mức 2,5 ppm/kg. Chúng tôi sẽ có những nghiên cứu trên vật nuôi có sử dụng hàm lượng melamine với các mức khác nhau trong thức ăn chăn nuôi, để xem đâu là mức tối ưu nhất đối với sức khỏe vật nuôi.
Thời gian thực nghiệm sẽ mất vài ba tháng vì phải theo dõi hết vòng quay của vật nuôi. Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu và làm rõ vấn đề khả năng melamine nhiễm vào trứng, vào thịt hay không.
Về vấn đề này, Cục phó Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương nói:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập hội đồng tư vấn gồm các nhà khoa học dinh dưỡng, hoá sinh nhằm xác định mức melamine nào có thể an toàn đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng căn cứ vào tài liệu của một số nước trên thế giới: Mỹ, Australia, các nước châu Âu... thừa nhận mức nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 ppm/kg thực phẩm là ngưỡng an toàn.
Hiện giờ ở Việt Nam, Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra ngưỡng melamine cụ thể trong thực phẩm, nhưng sản xuất thì vẫn phải phát triển, nên chúng tôi phải dựa vào cái ngưỡng mà một số nước phát triển khuyến cáo trong thực phẩm, chúng tôi lấy ngưỡng này để sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Ngưỡng này an toàn với thực phẩm và con người thì đương nhiên an toàn với vật nuôi. Với ngưỡng này, các thiết bị phân tích thông thường cũng vẫn có thể kiểm soát được.
Nếu để bằng 0 thì nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tài liệu nước ngoài, và sự tư vấn của các nhà khoa học mà chưa làm thực nghiệm liệu có vội vàng?
Các nhà khoa học đương nhiên không chỉ dựa vào những kết quả nghiên cứu cụ thể mà tranh thủ rất nhiều kênh thông tin, tài liệu khác nhau, xem xét cấu trúc khoa học, tác dụng phụ của nó... Việc thực nghiệm thì mới nửa tháng trời chúng ta chưa có điều kiện thực hiện được nhưng vẫn phải làm như vậy bởi sản xuất đang trong quá trình phát triển không thể dừng lại.
Chúng ta phải khẳng định rằng vật nuôi khi tiếp nhận thức ăn chăn nuôi có lượng melamine nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 ppm/kg thì không có ảnh hưởng gì. Do vậy, chúng tôi khẳng định sẽ không có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Chúng tôi nghĩ rằng không phải vội vàng khi đưa ra ngưỡng này. Đây là ngưỡng quá an toàn và là ngưỡng thấp.
Bộ Y tế cũng đồng tình với quan điểm của chúng tôi vì ngưỡng này là an toàn và để không ảnh hưởng gì đến phát triển sản xuất.
Có nghĩa là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nhiễm melamine nếu dưới ngưỡng sẽ được phép tiếp tục sản xuất, kinh doanh?
Đúng vậy, nếu kết quả xét nghiệm những mẫu nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi mà dưới mức 2,5 ppm/kg thì đều được lưu thông bình thường trên thị trường. Bởi dù người sản xuất không cố tình trộn melamine vào thức ăn chăn nuôi thì chất này có thể xuất hiện do bị thôi nhiễm từ bao bì, từ môi trường với lượng rất nhỏ.
Do đó, nếu quyết định ngưỡng melamine ở mức tuyện đối là 0 thì sẽ có nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi bị đóng cửa, sản xuất đình trệ.
Sẽ tiếp tục nghiên cứu
Thưa ông, những trường hợp cố tình trộn melamine vào thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử lý như thế nào?
Chúng ta đều biết mục đích việc đưa melamine vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhằm tăng độ đạm “ảo” và ở mức dưới 2,5 ppm/kg thì không thể làm được điều này.
Nên những trường hợp cố tình trộn melamine sẽ bị phát hiện ở nồng độ cao hơn mà trong quyết định này, chúng tôi cũng nêu rõ là cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng các loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản nếu vượt ngưỡng.
Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có kế hoạch thực nghiệm phân tích melamine trong thức ăn chăn nuôi và trong các loại thực phẩm như thế nào?
Sắp tới chúng tôi sẽ có những thực nghiệm phân tích khả năng tồn dư melamine trong thực phẩm ở các mức độ khác nhau, chứ không chỉ đưa ra mức 2,5 ppm/kg. Chúng tôi sẽ có những nghiên cứu trên vật nuôi có sử dụng hàm lượng melamine với các mức khác nhau trong thức ăn chăn nuôi, để xem đâu là mức tối ưu nhất đối với sức khỏe vật nuôi.
Thời gian thực nghiệm sẽ mất vài ba tháng vì phải theo dõi hết vòng quay của vật nuôi. Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu và làm rõ vấn đề khả năng melamine nhiễm vào trứng, vào thịt hay không.