Nuôi bò sữa cũng “vạ lây” vì melamine
Người nuôi bò sữa vốn đã thua thiệt khi giá bán sữa không đủ bù đắp chi phí, giờ lại bị “vạ lây” vì vụ sữa có melamine
Những thông tin dồn dập về chất melamine trong sữa, khiến người tiêu dùng đang quay lưng với các loại sản phẩm làm từ nguyên liệu sữa bò.
Người chăn nuôi bò sữa vốn đã thua thiệt khi giá bán sữa không đủ bù đắp chi phí thức ăn nuôi bò, giờ lại bị “vạ lây”.
Nước ta hiện có 5 địa bàn trọng điểm chăn nuôi bò sữa: huyện Ba Vì (Hà Nội), xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm-Hà Nội), huyện Mộc Châu (Sơn La), tỉnh Lâm Đồng và ngoại ô Tp.HCM.
Đến Ba Vì những ngày này, hầu hết các hộ chăn nuôi đều có chung tâm trạng ngao ngán. Ông Phan Văn Thuật, ở xã Phú Đông cho biết: suốt mấy tháng nay, giá bán 1 kg sữa tươi nguyên liệu không bằng tiền một chai nước lọc, trong khi chi phí thức ăn nuôi bò liên tục tăng cao.
Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, những thông tin về chất melamine đã gây ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sữa, khiến sản lượng tiêu thụ của một số nhà máy đã giảm khoảng 30-40% so với trước.
Lại nữa, các nhà máy chế biến sữa thường xuyên thay đổi giá thu mua sữa một cách rất thất thường, khiến người chăn nuôi không yên tâm sản xuất. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều có chung tâm trạng lo lắng, thậm chí chán nản khi giá sữa nguyên liệu không theo kịp với giá thức ăn, vì vậy rất khó tăng được số lượng đàn bò sữa trong nước.
Trong khi người nuôi bò sữa điêu đứng thì các doanh nghiệp chế biến sữa vẫn lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mỗi năm nước ta phải nhập gần 1 triệu tấn sữa nguyên liệu. Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, nhiều sản phẩm ghi nhãn sữa tươi lại chủ yếu được sản xuất từ sữa đông khô, điều này chẳng khác gì lừa dối khách hàng.
Sữa đông khô chất lượng kém xa sữa bò tươi, vì trước khi tiến hành đông khô, các nhà máy sơ chế ở nước ngoài đã rút hết các thành phần bơ và mỡ trong sữa. Khi đưa nguyên liệu về Việt Nam, các nhà máy phải thực hiện quá trình “hoàn nguyên sữa”, tức là bổ sung các thành phần dinh dưỡng sao cho gần đạt được như sữa tươi ban đầu.
Theo ông Lê Bá Lịch, nhiều doanh nghiệp chế biến sữa hoặc sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc đã dùng melamine để làm tăng ảo hàm lượng đạm trong các sản phẩm này, đánh đồng giữa nitơ protein với nitơ phi protein. Trước đây, ở nước ta chưa bao giờ quy định và phân tích chỉ tiêu melamine trong sữa và thức ăn chăn nuôi.
Vì vậy, không chỉ sẽ phải kiểm tra melamine trong sữa, mà còn phải kiểm tra melamine trong bột cá dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Nếu melamine bị trộn vào thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng sử dụng, làm méo mó thành phần thức ăn chăn nuôi vì nó là đạm ảo, không cân đối, phù hợp với khẩu phần ăn của con vật nên ảnh hưởng đến năng suất, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
* Theo Cục Chăn nuôi, hiện nay cả nước có gần 100.000 bò sữa, tổng sản lượng sữa đạt 235.000 tấn/năm, mới đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu sữa cho các nhà máy chế biến. Mục tiêu đến năm 2010 sẽ nâng tổng đàn bò sữa lên gấp đôi so với hiện nay và đến năm 2015 sẽ đạt số lượng tổng đàn nửa triệu con bò sữa, cho sản lượng sữa khoảng 1,1 triệu tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu.
Người chăn nuôi bò sữa vốn đã thua thiệt khi giá bán sữa không đủ bù đắp chi phí thức ăn nuôi bò, giờ lại bị “vạ lây”.
Nước ta hiện có 5 địa bàn trọng điểm chăn nuôi bò sữa: huyện Ba Vì (Hà Nội), xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm-Hà Nội), huyện Mộc Châu (Sơn La), tỉnh Lâm Đồng và ngoại ô Tp.HCM.
Đến Ba Vì những ngày này, hầu hết các hộ chăn nuôi đều có chung tâm trạng ngao ngán. Ông Phan Văn Thuật, ở xã Phú Đông cho biết: suốt mấy tháng nay, giá bán 1 kg sữa tươi nguyên liệu không bằng tiền một chai nước lọc, trong khi chi phí thức ăn nuôi bò liên tục tăng cao.
Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, những thông tin về chất melamine đã gây ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sữa, khiến sản lượng tiêu thụ của một số nhà máy đã giảm khoảng 30-40% so với trước.
Lại nữa, các nhà máy chế biến sữa thường xuyên thay đổi giá thu mua sữa một cách rất thất thường, khiến người chăn nuôi không yên tâm sản xuất. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều có chung tâm trạng lo lắng, thậm chí chán nản khi giá sữa nguyên liệu không theo kịp với giá thức ăn, vì vậy rất khó tăng được số lượng đàn bò sữa trong nước.
Trong khi người nuôi bò sữa điêu đứng thì các doanh nghiệp chế biến sữa vẫn lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mỗi năm nước ta phải nhập gần 1 triệu tấn sữa nguyên liệu. Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, nhiều sản phẩm ghi nhãn sữa tươi lại chủ yếu được sản xuất từ sữa đông khô, điều này chẳng khác gì lừa dối khách hàng.
Sữa đông khô chất lượng kém xa sữa bò tươi, vì trước khi tiến hành đông khô, các nhà máy sơ chế ở nước ngoài đã rút hết các thành phần bơ và mỡ trong sữa. Khi đưa nguyên liệu về Việt Nam, các nhà máy phải thực hiện quá trình “hoàn nguyên sữa”, tức là bổ sung các thành phần dinh dưỡng sao cho gần đạt được như sữa tươi ban đầu.
Theo ông Lê Bá Lịch, nhiều doanh nghiệp chế biến sữa hoặc sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc đã dùng melamine để làm tăng ảo hàm lượng đạm trong các sản phẩm này, đánh đồng giữa nitơ protein với nitơ phi protein. Trước đây, ở nước ta chưa bao giờ quy định và phân tích chỉ tiêu melamine trong sữa và thức ăn chăn nuôi.
Vì vậy, không chỉ sẽ phải kiểm tra melamine trong sữa, mà còn phải kiểm tra melamine trong bột cá dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Nếu melamine bị trộn vào thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng sử dụng, làm méo mó thành phần thức ăn chăn nuôi vì nó là đạm ảo, không cân đối, phù hợp với khẩu phần ăn của con vật nên ảnh hưởng đến năng suất, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
* Theo Cục Chăn nuôi, hiện nay cả nước có gần 100.000 bò sữa, tổng sản lượng sữa đạt 235.000 tấn/năm, mới đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu sữa cho các nhà máy chế biến. Mục tiêu đến năm 2010 sẽ nâng tổng đàn bò sữa lên gấp đôi so với hiện nay và đến năm 2015 sẽ đạt số lượng tổng đàn nửa triệu con bò sữa, cho sản lượng sữa khoảng 1,1 triệu tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu.