Chấp nhận có melamine trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Ngưỡng melamine được chấp nhận có trong thức ăn chăn nuôi là 2,5mg/kg
Đó là nội dung chính của Quyết định 3762/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc quản lí chất melaminne trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Theo đó, ngưỡng melamine được chấp nhận có trong thức ăn chăn nuôi là 2,5mg/kg, nếu vượt ngưỡng này thì sẽ bị cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Trao đổi với báo giới, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao cho biết, về nguyên tắc Việt Nam không chấp nhận có melamine trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, theo ông, với ngưỡng 2,5 mg/kg là đã coi như bằng không. "Ngưỡng này được đưa ra sau khi tham khảo quy định tiêu chuẩn hàm lượng melamine cho phép của nhiều nước trên thế giới", ông Giao nói.
Trước đó, Cục Chăn nuôi từng yêu cầu các doanh nghiệp cấm nhập khẩu và thu mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhiễm melamine.
Chất melamine là tác nhân chính gây ra cuộc "khủng hoảng" trong những tháng vừa qua đối với nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm sử dụng nguyên liệu sữa. Việc phát hiện một số loại sữa nhiễm chất melamine, có thể gây tổn hại đến sức khỏe người sử dụng, đã khiến nhiều người tiêu dùng quyết định quay lưng với các sản phẩm này.
Tuy nhiên, đến ngày 7/10 vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam tuyên bố sữa và các sản phẩm sữa melamine đã cơ bản được loại trừ ra khỏi sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Đáng chú ý, tuyên bố chung của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) nêu rõ, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, tất cả các sản phẩm có chứa melamine, kể cả với hàm lượng rất thấp, cũng cần được thu hồi. Bởi melamine từ trước đến nay chưa bao giờ được công nhận là một chất có trong thực phẩm. Đại diện WHO tại Việt Nam cũng cho biết, hiện có nhiều quốc gia cấm tuyệt đối việc sử dụng melamine trong thực phẩm.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, tuy “bão melamine” đã được kiểm soát, song người tiêu dùng vẫn chỉ nên chọn mua những sản phẩm đã được xác định không có chứa melamine và có bao bì, nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.
Theo đó, ngưỡng melamine được chấp nhận có trong thức ăn chăn nuôi là 2,5mg/kg, nếu vượt ngưỡng này thì sẽ bị cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Trao đổi với báo giới, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao cho biết, về nguyên tắc Việt Nam không chấp nhận có melamine trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, theo ông, với ngưỡng 2,5 mg/kg là đã coi như bằng không. "Ngưỡng này được đưa ra sau khi tham khảo quy định tiêu chuẩn hàm lượng melamine cho phép của nhiều nước trên thế giới", ông Giao nói.
Trước đó, Cục Chăn nuôi từng yêu cầu các doanh nghiệp cấm nhập khẩu và thu mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhiễm melamine.
Chất melamine là tác nhân chính gây ra cuộc "khủng hoảng" trong những tháng vừa qua đối với nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm sử dụng nguyên liệu sữa. Việc phát hiện một số loại sữa nhiễm chất melamine, có thể gây tổn hại đến sức khỏe người sử dụng, đã khiến nhiều người tiêu dùng quyết định quay lưng với các sản phẩm này.
Tuy nhiên, đến ngày 7/10 vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam tuyên bố sữa và các sản phẩm sữa melamine đã cơ bản được loại trừ ra khỏi sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Đáng chú ý, tuyên bố chung của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) nêu rõ, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, tất cả các sản phẩm có chứa melamine, kể cả với hàm lượng rất thấp, cũng cần được thu hồi. Bởi melamine từ trước đến nay chưa bao giờ được công nhận là một chất có trong thực phẩm. Đại diện WHO tại Việt Nam cũng cho biết, hiện có nhiều quốc gia cấm tuyệt đối việc sử dụng melamine trong thực phẩm.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, tuy “bão melamine” đã được kiểm soát, song người tiêu dùng vẫn chỉ nên chọn mua những sản phẩm đã được xác định không có chứa melamine và có bao bì, nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.