Nhật cảnh báo Trung Quốc, Hàn Quốc về tỷ giá
Tokyo vừa lên tiếng kêu gọi Seoul và Bắc Kinh “hành động có trách nhiệm” trong vấn đề tỷ giá hối đoái
Tokyo vừa lên tiếng kêu gọi Seoul và Bắc Kinh “hành động có trách nhiệm” trong vấn đề tỷ giá hối đoái, tờ Financial Times đưa tin.
Tuyên bố này của Nhật Bản được đánh giá là một phát ngôn có tính chất gay gắt bất thường ngay trước thềm hội nghị cấp cao nhóm G20 diễn ra tại Seoul, nơi chủ đề “chiến tranh tiền tệ" được dự báo sẽ là vấn đề số 1 được đưa ra bàn thảo.
“Chúng tôi muốn Hàn Quốc và Trung Quốc hành động có trách nhiệm theo các quy tắc chung”, Financial Times dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 13/10.
Giới quan sát cho rằng, bằng cách đưa ra tuyên bố này, Thủ tướng Nhật muốn gây áp lực với Hàn Quốc, nước chủ nhà của hội nghị G20 diễn ra vào tháng 11, phải đóng vai trò trung gian trong các cuộc bàn thảo về chủ đề tỷ giá.
Thời gian gần đây, căng thẳng quanh vấn đề tỷ giá các đồng tiền liên tục gia tăng, không chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp, nhiều nước muốn đẩy tỷ giá đồng nội tệ của nước mình xuống thấp để hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, bất chấp cách làm này có thể gây thiệt hại cho các quốc gia khác.
Nước Mỹ đang tiếp tục kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ tăng giá Nhân dân tệ, trong khi Trung Quốc cho rằng, do chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ mà các dòng vốn ngoại đua nhau chảy vào các nền kinh tế mới nổi, gây bất lợi cho tỷ giá đồng tiền của các nền kinh tế này.
Vào ngày 13/10, Đức - quốc gia xuất khẩu lớn nhất của châu Âu - cũng đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc tăng tỷ giá mạnh hơn. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Rainer Bruederle cho rằng, việc ngăn chặn một cuộc xung đột thương mại gây hại với Mỹ là tùy thuộc vào Trung Quốc.
“Điều mà chúng tôi quan tâm và mong muốn là cuộc chiến tiền tệ sẽ không trở thành cuộc chiến thương mại. Trung Quốc mang trên mình nhiều trách nhiệm trong việc đảm bảo căng thẳng xung quanh vấn đề tỷ giá không leo thang”, tờ báo Đức Handelsblatt dẫn lời ông Bruederle.
Thái Lan cách đây ít ngày đã trở thành quốc gia tiếp theo áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát chặt hơn những dòng “tiền nóng” chảy vào nước này, bằng cách tái áp dụng thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Thái.
Tình hình có phần “nóng” thêm khi số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố hôm 13/10 cho thấy, trong quý 3, dự trữ ngoại hối của nước này tăng thêm 194 tỷ USD, đạt mức kỷ lục 2.650 tỷ USD. Trong lượng tăng thêm này, gần một nửa là đóng góp từ thặng dư thương mại của Trung Quốc trong quý.
Thủ tướng Kan nhấn mạnh rằng, việc Tokyo can thiệp vào thị trường tiền tệ hồi tháng 9 khiến nước này cảm thấy khó khăn hơn trong việc bình luận về chính sách tỷ giá của nước khác. Tuy nhiên, Tokyo nhìn nhận nỗ lực giảm giá đồng Yên của họ theo một cách khác.
Nhật Bản cho rằng, động thái mua vào 25 tỷ USD bằng đồng Yên hòi tháng 9 là để hạn chế sự biến động tỷ giá gây thiệt hại của đồng Yên, thay vì thiết lập một mức tỷ giá cụ thể nào đó cho đồng tiền này.
Trước tuyên bố ngày 13/10 của ông Naoto Kan, Nhật Bản chưa khi nào công khai lên tiếng về chính sách tiền tệ của Hàn Quốc, bất chấp cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty Nhật và các đối thủ Hàn, trong đó các công ty Hàn được lợi lớn từ việc đồng Won giảm giá trong vòng 2 năm qua.
Kể từ khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008, đồng Yên đã tăng giá 29% so với USD, trong khi đồng Won giảm giá 1,2% so với USD, và giảm giá 23% so với đồng Yên.
Các nhà giao dịch tiền tệ cho rằng, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã rất tích cực trong việc ngăn chặn đồng Won tăng giá, mặc dù đã cho phép đồng Won tăng giá 8% so với USD trong vòng 3 tháng qua nhằm giúp tránh Seoul thoát khỏi nguy cơ đương đầu áp lực từ các quốc gia khác trước và trong khi diễn ra hội nghị cấp cao G20.
Hàn Quốc cũng tuyên bố nước này không can thiệp để ngăn đồng Won tăng giá, mà chỉ phòng ngừa sự biến động thái quá của tỷ giá.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda phủ nhận cách biện hộ trên, cho rằng: “Hàn Quốc can thiệp vào thị trường tiền tệ khi cần, còn Trung Quốc thì đã tiến tới tăng tính linh hoạt cho tỷ giá, nhưng với tốc độ chậm chạp”.
Theo ông Noda, với tư cách là nước chủ nhà của hội nghị cấp cao G20, Hàn Quốc sẽ phải chịu sự theo dõi ngày càng sát sao về vấn đề tỷ giá. Hiện Hàn Quốc chưa có phản ứng gì trước những tuyên bố trên của phía Nhật. Tuy nhiên, theo Financial Times, Seoul có thể cảm thấy ngạc nhiên khi Tokyo so sánh chính sách tỷ giá của họ với chính sách tỷ giá của Trung Quốc.
Hiện áp lực buộc Chính phủ Nhật phải tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối đang gia tăng khi đồng Yên liên tục đạt mức cao nhất trong 15 năm so với USD. Hiện cặp tỷ giá này ở mức dưới 82 Yên/USD.
Phát biểu tại Seoul, ông Cui Tiankai, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng, các quốc gia cần hợp tác để tránh một cuộc chiến tranh tiền tệ. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để tránh nguy cơ này, nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi phải có nỗ lực của tất cả các nước G20, chứ không riêng gì Trung Quốc”, ông Cui nói.
Ông Cui cũng phủ nhận quan điểm cho rằng, chính sách tỷ giá Trung Quốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất cân đối toàn cầu, và nhấn mạnh, Bắc Kinh đã nâng dần tỷ giá Nhân dân tệ, kích thích nhu cầu nội địa và thúc đẩy nhập khẩu.
Hôm 13/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết, ông hiểu là đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá từ từ, nhưng mức tăng giá đó cần phải đủ lớn. Ông Geithner cũng tiếp tục khẳng định là không nhận thấy nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ toàn cầu.
Tuyên bố này của Nhật Bản được đánh giá là một phát ngôn có tính chất gay gắt bất thường ngay trước thềm hội nghị cấp cao nhóm G20 diễn ra tại Seoul, nơi chủ đề “chiến tranh tiền tệ" được dự báo sẽ là vấn đề số 1 được đưa ra bàn thảo.
“Chúng tôi muốn Hàn Quốc và Trung Quốc hành động có trách nhiệm theo các quy tắc chung”, Financial Times dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 13/10.
Giới quan sát cho rằng, bằng cách đưa ra tuyên bố này, Thủ tướng Nhật muốn gây áp lực với Hàn Quốc, nước chủ nhà của hội nghị G20 diễn ra vào tháng 11, phải đóng vai trò trung gian trong các cuộc bàn thảo về chủ đề tỷ giá.
Thời gian gần đây, căng thẳng quanh vấn đề tỷ giá các đồng tiền liên tục gia tăng, không chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp, nhiều nước muốn đẩy tỷ giá đồng nội tệ của nước mình xuống thấp để hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, bất chấp cách làm này có thể gây thiệt hại cho các quốc gia khác.
Nước Mỹ đang tiếp tục kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ tăng giá Nhân dân tệ, trong khi Trung Quốc cho rằng, do chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ mà các dòng vốn ngoại đua nhau chảy vào các nền kinh tế mới nổi, gây bất lợi cho tỷ giá đồng tiền của các nền kinh tế này.
Vào ngày 13/10, Đức - quốc gia xuất khẩu lớn nhất của châu Âu - cũng đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc tăng tỷ giá mạnh hơn. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Rainer Bruederle cho rằng, việc ngăn chặn một cuộc xung đột thương mại gây hại với Mỹ là tùy thuộc vào Trung Quốc.
“Điều mà chúng tôi quan tâm và mong muốn là cuộc chiến tiền tệ sẽ không trở thành cuộc chiến thương mại. Trung Quốc mang trên mình nhiều trách nhiệm trong việc đảm bảo căng thẳng xung quanh vấn đề tỷ giá không leo thang”, tờ báo Đức Handelsblatt dẫn lời ông Bruederle.
Thái Lan cách đây ít ngày đã trở thành quốc gia tiếp theo áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát chặt hơn những dòng “tiền nóng” chảy vào nước này, bằng cách tái áp dụng thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Thái.
Tình hình có phần “nóng” thêm khi số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố hôm 13/10 cho thấy, trong quý 3, dự trữ ngoại hối của nước này tăng thêm 194 tỷ USD, đạt mức kỷ lục 2.650 tỷ USD. Trong lượng tăng thêm này, gần một nửa là đóng góp từ thặng dư thương mại của Trung Quốc trong quý.
Thủ tướng Kan nhấn mạnh rằng, việc Tokyo can thiệp vào thị trường tiền tệ hồi tháng 9 khiến nước này cảm thấy khó khăn hơn trong việc bình luận về chính sách tỷ giá của nước khác. Tuy nhiên, Tokyo nhìn nhận nỗ lực giảm giá đồng Yên của họ theo một cách khác.
Nhật Bản cho rằng, động thái mua vào 25 tỷ USD bằng đồng Yên hòi tháng 9 là để hạn chế sự biến động tỷ giá gây thiệt hại của đồng Yên, thay vì thiết lập một mức tỷ giá cụ thể nào đó cho đồng tiền này.
Trước tuyên bố ngày 13/10 của ông Naoto Kan, Nhật Bản chưa khi nào công khai lên tiếng về chính sách tiền tệ của Hàn Quốc, bất chấp cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty Nhật và các đối thủ Hàn, trong đó các công ty Hàn được lợi lớn từ việc đồng Won giảm giá trong vòng 2 năm qua.
Kể từ khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008, đồng Yên đã tăng giá 29% so với USD, trong khi đồng Won giảm giá 1,2% so với USD, và giảm giá 23% so với đồng Yên.
Các nhà giao dịch tiền tệ cho rằng, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã rất tích cực trong việc ngăn chặn đồng Won tăng giá, mặc dù đã cho phép đồng Won tăng giá 8% so với USD trong vòng 3 tháng qua nhằm giúp tránh Seoul thoát khỏi nguy cơ đương đầu áp lực từ các quốc gia khác trước và trong khi diễn ra hội nghị cấp cao G20.
Hàn Quốc cũng tuyên bố nước này không can thiệp để ngăn đồng Won tăng giá, mà chỉ phòng ngừa sự biến động thái quá của tỷ giá.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda phủ nhận cách biện hộ trên, cho rằng: “Hàn Quốc can thiệp vào thị trường tiền tệ khi cần, còn Trung Quốc thì đã tiến tới tăng tính linh hoạt cho tỷ giá, nhưng với tốc độ chậm chạp”.
Theo ông Noda, với tư cách là nước chủ nhà của hội nghị cấp cao G20, Hàn Quốc sẽ phải chịu sự theo dõi ngày càng sát sao về vấn đề tỷ giá. Hiện Hàn Quốc chưa có phản ứng gì trước những tuyên bố trên của phía Nhật. Tuy nhiên, theo Financial Times, Seoul có thể cảm thấy ngạc nhiên khi Tokyo so sánh chính sách tỷ giá của họ với chính sách tỷ giá của Trung Quốc.
Hiện áp lực buộc Chính phủ Nhật phải tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối đang gia tăng khi đồng Yên liên tục đạt mức cao nhất trong 15 năm so với USD. Hiện cặp tỷ giá này ở mức dưới 82 Yên/USD.
Phát biểu tại Seoul, ông Cui Tiankai, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng, các quốc gia cần hợp tác để tránh một cuộc chiến tranh tiền tệ. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để tránh nguy cơ này, nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi phải có nỗ lực của tất cả các nước G20, chứ không riêng gì Trung Quốc”, ông Cui nói.
Ông Cui cũng phủ nhận quan điểm cho rằng, chính sách tỷ giá Trung Quốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất cân đối toàn cầu, và nhấn mạnh, Bắc Kinh đã nâng dần tỷ giá Nhân dân tệ, kích thích nhu cầu nội địa và thúc đẩy nhập khẩu.
Hôm 13/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết, ông hiểu là đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá từ từ, nhưng mức tăng giá đó cần phải đủ lớn. Ông Geithner cũng tiếp tục khẳng định là không nhận thấy nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ toàn cầu.