Nới room: “Xin đợi thêm một thời gian nữa”
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề cập việc nới sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (room)
Phát biểu trước các nhà đầu tư tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức sáng 2/12 tại Hà Nội, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói việc nới sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (room) cần thiết phải "đợi thêm một thời gian nữa".
Ông Bằng cho hay, các kiến nghị liên quan đến nới room cho nhà đầu tư nước ngoài đã được đưa ra liên tục trong nhiều năm. Tinh thần chung là sẽ nới đối với những doanh nghiệp trong những lĩnh vực không cần hạn chế, bước đầu có thể nâng lên 60% đối với một số lĩnh vực.
Gần đây, Bộ Tài chính đã dự thảo một quyết định của Thủ tướng để có thể hiện thực hóa việc nới room ở một số lĩnh vực, tuy nhiên “có những vấn đề pháp lý cần cân nhắc”, nên sẽ phải đợi thêm.
Ông cũng cho hay, hiện có hai cách tiếp cận đối với vấn đề nới room. Nếu việc nới room được tiến hành thông qua việc ban hành một nghị định của Chính phủ thì sẽ mất nhiều thời gian, có thể đến hết năm sau, nhanh nhất thì cũng phải đến tháng 6/2015 mới có thể ban hành được.
Trong khi nếu ban hành một Quyết định của Thủ tướng, tương tự như lúc ban hành Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước” hồi tháng 9 vừa qua thì quy trình sẽ nhanh hơn.
Trước phát biểu của ông Vũ Bằng, VBF ghi nhận ý kiến khá quyết liệt của ông Dominic Scriven, đại diện nhóm công tác thị trường vốn của VBF. Ông này nói rằng trong thời gian qua, cùng với một số quốc gia khác, Việt Nam tiến hành một chiến lược cổ phần hóa “từ từ”, nhưng các thống kê mới nhất của giới đầu tư tài chính quốc tế cho thấy chiến lược này là không hợp lý.
Chuyên gia này cho rằng đang có một quá trình suy giảm mới của thị trường tài chính toàn cầu và đây là điều Chính phủ cần hết sức lưu ý. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay thị trường chứng khoán mới chỉ thu hút thêm được khoảng 150 triệu USD vốn đầu tư, một con số “không xứng đáng so với tiềm năng và quá khiêm tốn so với khoảng 10 tỷ USD vốn FDI.
Một đồng nghiệp của ông Dominic Scriven, ông Terence Mahony, lấy ví dụ IPO Vietnam Airlines mới đây để nói rằng chiến lược “từ từ” là không còn phù hợp. “Sẽ là lựa chọn hợp lý nếu bán 20-30% và tạo ra sự thu hút, thay vì bán 2,5% như với Vietnam Ailines”, ông nói.
Báo cáo chính thức của nhóm công tác thị trường vốn cho hay, vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rất nhỏ so với các nước ASEAN, chỉ bằng 1/5 Philippines và 1/10 Malaysia. Điều này chứng tỏ Việt Nam chưa thật sự thu hút được dòng tiền lớn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu Quyết định 51 được thực thi một cách nghiêm túc, theo ông Dominic Scriven, sẽ là bước đi quan trọng để thị trường chứng khoán đóng vai trò trụ cột trong việc huy động vốn trong nền kinh tế.
“Toàn bộ quá trình cổ phần hóa cần phải được thực hiện một cách quyết liệt và nhanh chóng hơn. Và Chính phủ nên chào bán ít nhất 30-40% cổ phần doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa để tăng thanh khoản trên thị trường”, chuyên gia này kiến nghị.
Ông Bằng cho hay, các kiến nghị liên quan đến nới room cho nhà đầu tư nước ngoài đã được đưa ra liên tục trong nhiều năm. Tinh thần chung là sẽ nới đối với những doanh nghiệp trong những lĩnh vực không cần hạn chế, bước đầu có thể nâng lên 60% đối với một số lĩnh vực.
Gần đây, Bộ Tài chính đã dự thảo một quyết định của Thủ tướng để có thể hiện thực hóa việc nới room ở một số lĩnh vực, tuy nhiên “có những vấn đề pháp lý cần cân nhắc”, nên sẽ phải đợi thêm.
Ông cũng cho hay, hiện có hai cách tiếp cận đối với vấn đề nới room. Nếu việc nới room được tiến hành thông qua việc ban hành một nghị định của Chính phủ thì sẽ mất nhiều thời gian, có thể đến hết năm sau, nhanh nhất thì cũng phải đến tháng 6/2015 mới có thể ban hành được.
Trong khi nếu ban hành một Quyết định của Thủ tướng, tương tự như lúc ban hành Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước” hồi tháng 9 vừa qua thì quy trình sẽ nhanh hơn.
Trước phát biểu của ông Vũ Bằng, VBF ghi nhận ý kiến khá quyết liệt của ông Dominic Scriven, đại diện nhóm công tác thị trường vốn của VBF. Ông này nói rằng trong thời gian qua, cùng với một số quốc gia khác, Việt Nam tiến hành một chiến lược cổ phần hóa “từ từ”, nhưng các thống kê mới nhất của giới đầu tư tài chính quốc tế cho thấy chiến lược này là không hợp lý.
Chuyên gia này cho rằng đang có một quá trình suy giảm mới của thị trường tài chính toàn cầu và đây là điều Chính phủ cần hết sức lưu ý. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay thị trường chứng khoán mới chỉ thu hút thêm được khoảng 150 triệu USD vốn đầu tư, một con số “không xứng đáng so với tiềm năng và quá khiêm tốn so với khoảng 10 tỷ USD vốn FDI.
Một đồng nghiệp của ông Dominic Scriven, ông Terence Mahony, lấy ví dụ IPO Vietnam Airlines mới đây để nói rằng chiến lược “từ từ” là không còn phù hợp. “Sẽ là lựa chọn hợp lý nếu bán 20-30% và tạo ra sự thu hút, thay vì bán 2,5% như với Vietnam Ailines”, ông nói.
Báo cáo chính thức của nhóm công tác thị trường vốn cho hay, vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rất nhỏ so với các nước ASEAN, chỉ bằng 1/5 Philippines và 1/10 Malaysia. Điều này chứng tỏ Việt Nam chưa thật sự thu hút được dòng tiền lớn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu Quyết định 51 được thực thi một cách nghiêm túc, theo ông Dominic Scriven, sẽ là bước đi quan trọng để thị trường chứng khoán đóng vai trò trụ cột trong việc huy động vốn trong nền kinh tế.
“Toàn bộ quá trình cổ phần hóa cần phải được thực hiện một cách quyết liệt và nhanh chóng hơn. Và Chính phủ nên chào bán ít nhất 30-40% cổ phần doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa để tăng thanh khoản trên thị trường”, chuyên gia này kiến nghị.