Xu thế dòng tiền: “Nới room” ngân hàng và “ông vua” mất ngôi
4/5 ý kiến trong cuộc tọa đàm hàng tuần của VnEconomy lựa chọn biểu tượng “bò tót” để thể hiện xu thế thị trường tuần tới
Một tuần giao dịch đầy biến động đã trôi qua, và dù xuất hiện một vài nhịp giảm, nhưng các chuyên gia trong cuộc tọa đàm “Xu thế dòng tiền” của VnEconomy vẫn có những nhận định tích cực về xu thế tuần tới, dù đã xen kẽ những yếu tố thận trọng.
4/5 ý kiến đã lựa chọn biểu tượng “bò tót” để thể hiện xu thế thị trường tuần tới.
4/5 ý kiến đã lựa chọn biểu tượng “bò tót” để thể hiện xu thế thị trường tuần tới.
Ý nghĩa thực của “nới room” ngân hàng
Quả thực tuần này đã xuất hiện thông tin mở room, nhưng mới chỉ dành cho lĩnh vực ngân hàng. Về bản chất, mức room tổng thể không thay đổi, vẫn là 30%, nhưng đã có sự “tái cơ cấu” tỉ lệ sở hữu trong giới hạn đó. Các cổ phiếu ngân hàng phản ứng tích cực chỉ trong một phiên ngày 7/1. Theo anh chị, liệu đó có phải nguyên nhân khiến thị trường sớm thất vọng hay không? Nhìn nhận quy định mới về room ngân hàng có hấp dẫn hay không thì chỉ là cảm tính vì mong muốn của nhà đầu tư thường cao hơn nhiều những quy định của chính sách. Vậy ý nghĩa thực sự của việc “tái cơ cấu tỉ lệ sở hữu” này là gì?
Nhìn ở góc độ ngày thì nhóm ngân hàng gây thất vọng cho nhà đầu tư khi chỉ tăng điểm 1 phiên, nhưng nhìn ở góc độ diễn biến thị trường trong 3 tháng qua thì việc này không lạ, đây vẫn chỉ là sự xoay vòng của dòng tiền và phân hóa ở các nhóm cổ phiếu qua mỗi phiên.
Về bản chất, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của nhóm ngân hàng được giữ nguyên sẽ không làm tổng dòng tiền ngoại đầu tư vào ngân hàng thay đổi. Việc chỉ nới room cho nhà đầu tư chiến lược sẽ tạo ra sự hấp dẫn hơn để thu hút những đối tác nước ngoài thực sự muốn đầu tư vào ngân hàng, nắm giữ lâu dài, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tốt hơn, đồng thời loại bỏ rủi ro đầu cơ.
Bên cạnh đó, nếu trao một lượng cổ phần lớn hơn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, từ phía lãnh đạo ngân hàng và cơ quan quản lý cũng có sự hiểu biết rõ hơn về đối tượng này, sẽ loại trừ bớt những rủi ro khác.
Bên cạnh đó, nếu trao một lượng cổ phần lớn hơn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, từ phía lãnh đạo ngân hàng và cơ quan quản lý cũng có sự hiểu biết rõ hơn về đối tượng này, sẽ loại trừ bớt những rủi ro khác.
Thị trường hồi phục trở lại theo tôi chỉ một phần nhỏ do tác động từ tin tức nới room. Bản chất của vấn đề, đó là kinh tế vĩ mô đang được cải thiện dần, niềm tin nhà đầu tư được củng cố và chính dòng tiền thông minh đã tìm đến những cổ phiếu cơ bản vững, những cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2013 tốt.
Mọi nhà đầu tư đều nhắc đến thông tin mở room và việc mới chỉ dành cho lĩnh vực ngân hàng tạo kỳ vọng lớn đối với cổ phiếu ngân hàng, tuy nhiên theo tôi đây là suy nghĩ khá hẹp của đa số các nhà đầu tư, bởi cổ phiếu ngân hàng nói chung chưa bao giờ được coi là những cổ phiếu đáng đầu tư, chỉ trừ 1, 2 cổ phiếu đứng đầu ngành.
Lý do cho quan điểm này, thứ nhất, số lượng cổ phiếu ngân hàng trôi nổi trên thị trường quá lớn và việc tăng điểm cần phải có sức mua cổ phiếu rất lớn đến từ các tổ chức tài chính hoặc các quỹ nước ngoài. Thứ hai, đó là đa số nhà đầu tư theo quan điểm đầu cơ cổ phiếu và vì các cổ phiếu ngân hàng không phải là cổ phiếu đầu cơ bởi khả năng dẫn dắt thị trường cũng như khả năng tăng giá nhanh mỗi khi thị trường vào sóng.
Lý do cho quan điểm này, thứ nhất, số lượng cổ phiếu ngân hàng trôi nổi trên thị trường quá lớn và việc tăng điểm cần phải có sức mua cổ phiếu rất lớn đến từ các tổ chức tài chính hoặc các quỹ nước ngoài. Thứ hai, đó là đa số nhà đầu tư theo quan điểm đầu cơ cổ phiếu và vì các cổ phiếu ngân hàng không phải là cổ phiếu đầu cơ bởi khả năng dẫn dắt thị trường cũng như khả năng tăng giá nhanh mỗi khi thị trường vào sóng.
Ý nghĩa thực sự của việc tái cơ cấu chỉ nằm ở chỗ minh bạch hóa tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán, và nhất là sở hữu nhiều hơn các cổ phiếu tài chính - ngân hàng.
Theo tôi ý nghĩa thực sự của việc ”tái cơ cấu tỷ lệ sở hữu” đặc biệt trong ngành ngân hàng là việc tăng cường vai trò của nhà đầu tư ngoại trong hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam.
Điều này một mặt giúp các định chế tài chính lớn trong nước tiếp cận được trình độ năng lực và nguồn vốn ngoại dồi dào của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đến từ nước ngoài khi tham gia một phần vào điều hành doanh nghiệp, đồng thời giúp cho các định chế tài chính nhỏ có thể được chuyển giao quyền điều hành (có thể nắm giữ đến 100%) từ nhà quản lý nội địa sang nhà quản lý ngoại chuyên nghiệp hơn. Từ đó, hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam sẽ từng bước đươc lành mạnh hóa.
Điều này một mặt giúp các định chế tài chính lớn trong nước tiếp cận được trình độ năng lực và nguồn vốn ngoại dồi dào của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đến từ nước ngoài khi tham gia một phần vào điều hành doanh nghiệp, đồng thời giúp cho các định chế tài chính nhỏ có thể được chuyển giao quyền điều hành (có thể nắm giữ đến 100%) từ nhà quản lý nội địa sang nhà quản lý ngoại chuyên nghiệp hơn. Từ đó, hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam sẽ từng bước đươc lành mạnh hóa.
Để hiểu thêm ý nghĩa của việc tái cơ cấu tỉ lệ sở hữu này, có thể nhìn lại dự thảo về nới room ngân hàng được đưa ra vào đầu năm 2013. Theo dự thảo này, việc nới room ngân hàng chỉ hướng tới “các tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém”.
Nghị định 01/2014/NĐ-CP về nới room ngân hàng tuy không nhấn mạnh vào ngân hàng yếu kém, nhưng trên thực tế ngoài những ngân hàng yếu kém, hầu hết các ngân hàng đã cạn room ngoại; nên có thể hiểu rằng chúng ta vẫn đang giữ một thái độ thận trọng nhất định (và được xem là cần thiết) với việc sở hữu của khối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng-đặc biệt ở các ngân hàng lớn mạnh có sức ảnh hưởng lớn trên hệ thống, đồng thời kỳ vọng việc nới room này sẽ tạo điều kiện cho một số ngân hàng yếu kém hút được vốn ngoại – tìm được các đối tác chiến lược để có thêm nguồn lực đi qua giai đoạn khó khăn. Tôi cho rằng, việc nới room như vậy sẽ khó hấp dẫn khối ngoại.
Nghị định 01/2014/NĐ-CP về nới room ngân hàng tuy không nhấn mạnh vào ngân hàng yếu kém, nhưng trên thực tế ngoài những ngân hàng yếu kém, hầu hết các ngân hàng đã cạn room ngoại; nên có thể hiểu rằng chúng ta vẫn đang giữ một thái độ thận trọng nhất định (và được xem là cần thiết) với việc sở hữu của khối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng-đặc biệt ở các ngân hàng lớn mạnh có sức ảnh hưởng lớn trên hệ thống, đồng thời kỳ vọng việc nới room này sẽ tạo điều kiện cho một số ngân hàng yếu kém hút được vốn ngoại – tìm được các đối tác chiến lược để có thêm nguồn lực đi qua giai đoạn khó khăn. Tôi cho rằng, việc nới room như vậy sẽ khó hấp dẫn khối ngoại.
Về ảnh hưởng của thông tin này tới thị trường chứng khoán, tôi cho rằng có - nhưng chỉ theo hướng là không tạo thêm những cú hích tích cực; chứ những ảnh hưởng tiêu cực thì không đáng kể, khi mà nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn là các cổ phiếu vua có sức ảnh hưởng lớn như giai đoạn trước kia nữa.
Những nội dung trong Nghị định 01/2014/NĐ-CP rất sát với dự thảo của nghị định được công bố từ đầu năm 2013, do vậy tôi cho rằng khó có chuyện nhà đầu tư thất vọng với việc giữ nguyên giới hạn sở hữu của khối ngoại ở mức 30%.
Mặc dù không thay đổi giới hạn sở hữu tối đa cho khối ngoại, nhưng nghị định mới sẽ có tác động tích cực đến quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Việc nâng tỷ lệ sở hữu cho cổ đông chiến lược lên 20%, sẽ giúp các ngân hàng trong nước tiếp cận được các nhà đầu tư chiến lược với thương hiệu và tiềm lực tài chính tốt hơn. Những tổ chức trước đây vẫn nhìn nhận tỷ lệ 15% là thấp, chưa đủ hấp dẫn. Bên cạnh đó, đây còn là cơ sở để đẩy nhanh quá trình xử lý, cấu trúc các ngân hàng yếu kém thông qua việc bán tỷ lệ lớn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Lợi nhuận công ty chứng khoán sẽ đột biến?
Tâm điểm của thị trường tuần này hẳn là nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán. Động lực lớn nhất có lẽ là kỳ vọng cao về kết quả kinh doanh sắp công bố. Là người trong cuộc, các anh các chị có dự cảm gì về kết quả hoạt động năm 2013 của chính công ty mình? Liệu lợi nhuận của các công ty chứng khoán nói chung có đột biến hay không?
Tôi đã tin và đã rất hài lòng về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mình trong năm 2013. Lợi nhuận đến từ các mảng hoạt động chính, thị phần môi giới tăng gần 10 lần kể từ đầu năm 2013 đã minh chứng cho hiệu quả hoạt động của công ty trong năm qua. Tôi vẫn suy nghĩ sẽ chỉ có 20 công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam mới có kết quả kinh doanh khả quan và chỉ vài công ty thuộc nhóm 3 mới có kinh doanh tốt từ một vài mảng hoạt động là điểm mạnh của họ như môi giới chứng khoán hoặc tư vấn tài chính doanh nghiệp, M&A…
Như vậy, lợi nhuận nói chung của các công ty chứng khoán sẽ không đột biến lớn trong năm nay bởi miếng bánh thị phần đang được chia sẻ nhiều giữa các công ty và việc cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt.
Như vậy, lợi nhuận nói chung của các công ty chứng khoán sẽ không đột biến lớn trong năm nay bởi miếng bánh thị phần đang được chia sẻ nhiều giữa các công ty và việc cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt.
Trong năm 2013, VCBS đã quay trở lại top 10 công ty chứng khoán hàng đầu trên sàn HSX và cũng như nhiều các công ty chứng khoán trong top 10 trên thị trường, doanh thu của VCBS sẽ tập trung chủ yếu ở các mảng đầu tư, môi giới và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Với các bước tăng trưởng đáng kể về doanh thu, điển hình là mảng hoạt động môi giới, kế hoạch lợi nhuận dự kiến của VCBS được dự báo sẽ tăng hơn 40% so với năm 2013.
Theo chúng tôi, sự đột biến đáng kể nào từ lợi nhuận của công ty chứng khoán sẽ phụ thuộc nhiều vào hoạt động tư doanh và tư vấn tài chính doanh nghiệp, như mua bán sáp nhập, bảo lãnh phát hành trái phiếu và cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước…
Theo chúng tôi, sự đột biến đáng kể nào từ lợi nhuận của công ty chứng khoán sẽ phụ thuộc nhiều vào hoạt động tư doanh và tư vấn tài chính doanh nghiệp, như mua bán sáp nhập, bảo lãnh phát hành trái phiếu và cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước…
Thị trường luôn có cái lý của nó, không phải bỗng dưng, nhóm cổ phiếu chứng khoán không có nhiều đột biến trong suốt một năm qua.
Trong quá khứ, đây đã từng là các cổ phiếu “hot” nhất trong mỗi chu kỳ tăng trưởng của thị trường, đó là do sự kỳ vọng vào kết quả kinh doanh đột biến có thể có được từ mảng hoạt động tự doanh. Giai đoạn vừa qua, có thể nhìn vào REE - hiện giống như một tổ chức đầu tư hơn - để thấy tác động của sự đột biến này, hay trong chính nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng nổi bật lên HCM - với một chút đột biến từ thương vụ thành công với chứng chỉ quỹ PRUBF1.
Nhưng sau giai đoạn khó khăn kéo dài trước đó, phần lớn các công ty chứng khoán đã thận trọng hơn với hoạt động tự doanh. Từ đó, kinh doanh của các công ty chứng khoán ổn định hơn, nhưng cũng ít đột biến hơn, và tương tự giá các cổ phiếu cũng vậy.
Trong quá khứ, đây đã từng là các cổ phiếu “hot” nhất trong mỗi chu kỳ tăng trưởng của thị trường, đó là do sự kỳ vọng vào kết quả kinh doanh đột biến có thể có được từ mảng hoạt động tự doanh. Giai đoạn vừa qua, có thể nhìn vào REE - hiện giống như một tổ chức đầu tư hơn - để thấy tác động của sự đột biến này, hay trong chính nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng nổi bật lên HCM - với một chút đột biến từ thương vụ thành công với chứng chỉ quỹ PRUBF1.
Nhưng sau giai đoạn khó khăn kéo dài trước đó, phần lớn các công ty chứng khoán đã thận trọng hơn với hoạt động tự doanh. Từ đó, kinh doanh của các công ty chứng khoán ổn định hơn, nhưng cũng ít đột biến hơn, và tương tự giá các cổ phiếu cũng vậy.
Do thị trường tốt lên, nên chắc chắn hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán – vốn gắn liền với diễn biến thị trường cũng tốt lên, đó có thể là lý do đem đến sự kỳ vọng và tạo ra cú hích cho nhóm cổ phiếu chứng khoán vào thời điểm mùa báo cáo quý vừa bắt đầu. Nhưng có lẽ sẽ chỉ là câu chuyện năm nay tốt hơn năm trước thôi, chứ rất khó để nhắc đến sự đột biến.
Với những kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm, cùng diễn biến của thị trường trong quý 4, tôi cảm nhận BVSC sẽ hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh năm 2013. Sau khó khăn gặp phải tại những năm 2011, 2012 các công ty chứng khoán đã kinh doanh thận trọng hơn, do vậy sẽ khó có đột biến về kết quả kinh doanh trên diện rộng.
Nếu có, hiện tượng này chỉ xuất hiện tại số ít công ty có danh mục đầu tư lớn và đã thực hiện chốt lời thời điểm cuối năm 2013.
Nếu có, hiện tượng này chỉ xuất hiện tại số ít công ty có danh mục đầu tư lớn và đã thực hiện chốt lời thời điểm cuối năm 2013.
Lợi nhuận sau thuế của VNDIRECT cho đến quý 3 đã tăng 70% so với cả 2012 và vượt 32% kế hoạch, và kết quả quý 4 chắc chắn cũng đầy hứa hẹn. Thị trường đã phần nào đã có câu trả lời khi thị phần quý vừa rồi chúng tôi vào top 5 trên HSX và số 1 trên HNX.
Tuy nhiên, tôi cho rằng diễn biến tăng giá của cổ phiếu VND trong tuần qua còn phản ánh một kỳ vọng lớn hơn của nhà đầu tư vào VNDIRECT, khi chúng tôi hợp tác với CIMB để cung cấp dịch vụ cho khách hàng quốc tế đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, tôi cho rằng diễn biến tăng giá của cổ phiếu VND trong tuần qua còn phản ánh một kỳ vọng lớn hơn của nhà đầu tư vào VNDIRECT, khi chúng tôi hợp tác với CIMB để cung cấp dịch vụ cho khách hàng quốc tế đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Cổ phiếu dầu khí: Cơ hội dài hạn
Tuần này cũng có sự trỗi dậy khá bất ngờ nữa từ nhóm cổ phiếu dầu khí. Một phần hiệu ứng của hiện tượng này đã góp sức đẩy điểm số trong phiên cuối tuần, trong khi phổ biến là cổ phiếu giảm giá. Theo anh chị, liệu còn những kỳ vọng cơ bản nào không hay chỉ là những biến động ngắn hạn?
Thật ra nhóm cổ phiếu dầu khí mới chính là một trong những nhóm cổ phiếu tăng trưởng ổn định nhất trong năm 2013 vừa qua, và một đặc điểm có thể nhận thấy là những nhịp tăng ngắn hạn của các cổ phiếu này thường rơi vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý, khi mà trên thực tế PVD, PVS, PGS… đều cho thấy những tín hiệu lạc quan hơn qua mỗi kỳ báo cáo.
Như vậy, cũng không thật sự quá bất ngờ với diễn biến mới nhất của dòng cổ phiếu đầu P này. Những biến động tăng hoàn toàn không phải những biến động ngắn hạn mà đó là một quá trình tăng giá ổn định trên nền tảng tăng trưởng ổn định của doanh nghiệp. Với nhóm này, nếu nói về biến động ngắn hạn, có lẽ nên giành để miêu tả về những sự hiệu chỉnh giá trong quá trình đi lên có thể xuất hiện sắp tới.
Như vậy, cũng không thật sự quá bất ngờ với diễn biến mới nhất của dòng cổ phiếu đầu P này. Những biến động tăng hoàn toàn không phải những biến động ngắn hạn mà đó là một quá trình tăng giá ổn định trên nền tảng tăng trưởng ổn định của doanh nghiệp. Với nhóm này, nếu nói về biến động ngắn hạn, có lẽ nên giành để miêu tả về những sự hiệu chỉnh giá trong quá trình đi lên có thể xuất hiện sắp tới.
Tôi cho rằng có những kỳ vọng cơ bản đằng sau diễn biến tích cực của các cổ phiếu dầu khí trong tuần qua. Có hai nhóm rất rõ rệt: một là nhóm đang neo ở vùng giá cao như PVS, PVD,… nhóm này tăng điểm là do có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 4 tốt, đồng thời đây là những cổ phiếu được cho là có cơ bản tốt, an toàn, nên sẽ được lợi nếu xu hướng vào bluechip quay trở lại.
Nhóm thứ hai, cũng rất đáng chú ý, là những cổ phiếu đầu P ở vùng giá thấp, dưới mệnh. Kết quả kinh doanh của nhóm này trong các năm qua rất kém, nhưng diễn biến giá và thanh khoản gần đây khá tích cực, thậm chí những phiên thị trường chung giảm mạnh như hôm 31/12 nhiều mã vẫn không giảm.
Tôi cho rằng phải có câu chuyện cơ bản đằng sau nhóm này, có thể chỉ là từ lỗ sang thoát lỗ thôi cũng có thể đem lại một nhịp tăng giá mạnh vì thị giá của nhóm này đã giảm 70 - 80% so với đỉnh.
Tôi cho rằng phải có câu chuyện cơ bản đằng sau nhóm này, có thể chỉ là từ lỗ sang thoát lỗ thôi cũng có thể đem lại một nhịp tăng giá mạnh vì thị giá của nhóm này đã giảm 70 - 80% so với đỉnh.
Sự kỳ vọng vào các cổ phiếu nhỏ và vừa để xoay chuyển trạng thái thị trường trong ngắn hạn có một phần hợp lý. Tuy nhiên với tỷ trọng đóng góp nhỏ vào VN-Index, sự trỗi đậy của một ngành hoặc một nhóm cổ phiếu là yếu tố tích cực và cần thiết góp phần duy trì trạng thái tích cực ngắn hạn. Trong trung và dài hạn chúng chúng tôi cho rằng các cổ phiếu bluechips vẫn có nền tảng tăng điểm bền vững nhất.
Như tôi đã trao đổi ở trên, việc hồi phục của thị trường trong tuần qua cũng như việc tăng giá của nhóm cổ phiếu dầu khí chủ yếu đến từ diễn biến khả quan của nền kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh tốt của chính bản thân những doanh nghiệp tốt.
Diễn biến ngắn hạn của thị trường cũng như của các cổ phiếu dầu khí đang đi theo quỹ đạo mà nó phải men theo là xu hướng tăng giá và việc khi thị trường vào “uptrend” (xu thế tăng) trung hạn thì sẽ xuất hiện hiện tượng ”bùng nổ theo đà” và ”bùng nổ luân phiên” của nhiều nhóm cổ phiếu không chỉ riêng các cổ phiếu dầu khí. Và xu hướng này sẽ còn phải kéo dài trong cả năm 2014.
Diễn biến ngắn hạn của thị trường cũng như của các cổ phiếu dầu khí đang đi theo quỹ đạo mà nó phải men theo là xu hướng tăng giá và việc khi thị trường vào “uptrend” (xu thế tăng) trung hạn thì sẽ xuất hiện hiện tượng ”bùng nổ theo đà” và ”bùng nổ luân phiên” của nhiều nhóm cổ phiếu không chỉ riêng các cổ phiếu dầu khí. Và xu hướng này sẽ còn phải kéo dài trong cả năm 2014.
Nhóm cổ phiếu dầu khí đã có kết quả kinh doanh ấn tượng trong 9 tháng năm 2013, và được dự báo có triển vọng tốt trong năm 2013, 2014 do vậy xu thế tăng giá hiện nay đang phản ánh cho những kỳ vọng vào yếu tố cơ bản. Tôi cho rằng xu thế này còn có thể tiếp diễn trong thời gian tới.
Phân bổ vốn tuần tới: Đã bớt thận trọng?
Trong “Xu thế dòng tiền” lần trước, dường như cảm giác thận trọng vẫn chiếm ưu thế trong quan điểm phân bổ vốn của anh chị. Tuần này đầy những biến động mạnh và khá nhiều cổ phiếu đạt mức lợi nhuận ngắn hạn tốt. Những kỳ vọng mới cũng xuất hiện. Liệu những thay đổi này đã khiến anh chị thay đổi quan điểm về phân bổ danh mục hay chưa, nhất là đối với những cơ hội ngắn hạn?
Tôi vẫn duy trì quan điểm là chỉ nắm giữ các cổ phiếu tốt nhất và mua thêm số lượng cổ phiếu đang nắm giữ, và vẫn không giải ngân vào những cổ phiếu đầu cơ.
Chính vì diễn biến thị trường chưa có biến động đột biến về thanh khoản và dòng tiền vẫn chỉ phân hóa vào một số các cổ phiếu tốt, thì việc đa dạng hóa danh mục hoặc mua bổ sung các cổ phiếu đầu cơ không phải là chiến lược hay trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì diễn biến thị trường chưa có biến động đột biến về thanh khoản và dòng tiền vẫn chỉ phân hóa vào một số các cổ phiếu tốt, thì việc đa dạng hóa danh mục hoặc mua bổ sung các cổ phiếu đầu cơ không phải là chiến lược hay trong giai đoạn hiện nay.
Tôi vẫn duy trì quan điểm phân bổ tỷ trọng danh mục lớn (70-80%) vào các cổ phiếu blue chips đầu ngành, đặc biệt các cổ phiếu đang hết room có khả năng được mở room dành cho khối ngoại trong thời gian sắp tới như SSI, FPT, REE.
Đối với các cổ phiếu đầu cơ có thị giá thấp và vừa, vẫn nên dành một tỷ trọng thấp hơn 20% tổng danh mục phân bổ với mục đích đầu tư ngắn hạn và chấp nhận rủi ro cao, điển hình vẫn là FLC, HAR, PVX. Trong đó, các đợt điều chỉnh mạnh trong phiên luôn là thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu.
Đối với các cổ phiếu đầu cơ có thị giá thấp và vừa, vẫn nên dành một tỷ trọng thấp hơn 20% tổng danh mục phân bổ với mục đích đầu tư ngắn hạn và chấp nhận rủi ro cao, điển hình vẫn là FLC, HAR, PVX. Trong đó, các đợt điều chỉnh mạnh trong phiên luôn là thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu.
Sẽ là một chiến lược thận trọng hơn nữa!
Tôi nhận thấy rằng mỗi lần thị trường thay đổi góc tăng của nó, thường sau đó sẽ nhanh chóng xuất hiện những biến động theo chiều ngược lại. Trong tuần qua, thị trường đã tăng với biên độ rộng trong 4 phiên đầu tuần và các tín hiệu đảo chiều ngắn hạn đã xuất hiện vào phiên cuối tuần.
Nếu sự chững lại của thị trường được tiếp tục thể hiện trong 1-2 phiên tới, trên quan điểm bám sát xu hướng giá ngắn hạn, tôi sẽ lựa chọn đưa danh mục về trạng thái phòng thủ, trong đó 40% vốn dành cho nhóm cổ phiếu cơ bản sẽ được co gọn về khoảng 20-30%; trong khi sẽ tạm thời đóng trạng thái với nhóm cổ phiếu đầu cơ - có tính biến động cao.
Tôi nhận thấy rằng mỗi lần thị trường thay đổi góc tăng của nó, thường sau đó sẽ nhanh chóng xuất hiện những biến động theo chiều ngược lại. Trong tuần qua, thị trường đã tăng với biên độ rộng trong 4 phiên đầu tuần và các tín hiệu đảo chiều ngắn hạn đã xuất hiện vào phiên cuối tuần.
Nếu sự chững lại của thị trường được tiếp tục thể hiện trong 1-2 phiên tới, trên quan điểm bám sát xu hướng giá ngắn hạn, tôi sẽ lựa chọn đưa danh mục về trạng thái phòng thủ, trong đó 40% vốn dành cho nhóm cổ phiếu cơ bản sẽ được co gọn về khoảng 20-30%; trong khi sẽ tạm thời đóng trạng thái với nhóm cổ phiếu đầu cơ - có tính biến động cao.
Tuần tới, các chỉ số VN-Index và HNX-Index sẽ tiến sát vùng kháng cự mạnh, bên cạnh đó, áp lực chốt lời sẽ tăng dần vào thời điểm sát kỳ nghỉ Tết âm lịch, do vậy tôi sẽ xem xét chốt lời một phần cổ phiếu và chuyển tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt về mức 40/60.
Khi thị trường phân hóa, việc kiếm lợi nhuận phụ thuộc vào kỹ năng lựa chọn cổ phiếu. Tôi không chọn một trạng thái nghiêng hẳn về bullish hay bearish. Tôi giữ một tỷ lệ cân bằng 30%, quan sát dòng tiền có khả năng phân hóa vào đâu để gia tăng, sau đó lại giảm về trạng thái cân bằng. Chiến lược chờ mua của tôi trong “Xu thế dòng tiền” lần trước đã được thực thi trong đầu tuần, khi dòng tiền có dấu hiệu vào nhóm bluechip.
Hiện tại, tôi đánh giá rủi ro điều chỉnh ở nhóm này lớn, nên giảm về tỷ lệ 30%, và chờ đợi tuần tới, nếu bluechip điều chỉnh không quá sâu, tôi có thể gia tăng danh mục ở nhóm penny và midcap.
Tuần tới, Gấu hay Bò?
Hiện tại, tôi đánh giá rủi ro điều chỉnh ở nhóm này lớn, nên giảm về tỷ lệ 30%, và chờ đợi tuần tới, nếu bluechip điều chỉnh không quá sâu, tôi có thể gia tăng danh mục ở nhóm penny và midcap.
Tuần tới, Gấu hay Bò?
Với những phân tích và dự cảm của anh chị về xu hướng thị trường tuần tới, anh chị sẽ chọn biểu tượng nào phù hợp nhất với nhận định của mình, Bò (bull - chỉ thị trường giá lên) hay Gấu (bear - chỉ thị trường giá xuống)?
Với diễn biến giao dịch trong tuần qua thì việc chỉ số VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng 520 điểm trước khi giật xuống ngưỡng 518 điểm thì việc VN-Index sẽ vươn tới các cứ điểm 530 – 550 điểm chỉ còn là vấn đề thời gian.
Với tín hiệu đảo chiều ngắn hạn cuối tuần qua thì chắn chắn đầu tuần tới sẽ là các phiên điều chỉnh. Tôi cho rằng, hai phiên đầu tuần VN-Index sẽ biến động quanh ngưỡng 518 – 520 điểm trước khi có 1 – 2 phiên tăng mạnh bất ngờ có thể chạm ngay siêu kháng sự 530 trong tuần. Thị trường sẽ là Gấu trong 2 phiên đầu tuần và 3 phiên cuối tuần sẽ là Bò.
Với tín hiệu đảo chiều ngắn hạn cuối tuần qua thì chắn chắn đầu tuần tới sẽ là các phiên điều chỉnh. Tôi cho rằng, hai phiên đầu tuần VN-Index sẽ biến động quanh ngưỡng 518 – 520 điểm trước khi có 1 – 2 phiên tăng mạnh bất ngờ có thể chạm ngay siêu kháng sự 530 trong tuần. Thị trường sẽ là Gấu trong 2 phiên đầu tuần và 3 phiên cuối tuần sẽ là Bò.
Tôi hay gọi một thị trường phân hóa là Gấu - Bò ngủ chung với nhau, nên chăng thêm vào biểu tượng này nữa?
Nếu phải chọn, tôi sẽ chọn biểu tượng Gấu với dự đoán nhóm bluechip sẽ điều chỉnh trong ngắn hạn.
Nếu phải chọn, tôi sẽ chọn biểu tượng Gấu với dự đoán nhóm bluechip sẽ điều chỉnh trong ngắn hạn.
Thị trường vẫn đang xu hướng tăng mặc dù có những nhịp tăng giảm xen kẽ.
Vì vậy, sự lựa chọn hình con Bò vẫn là đại diện tiêu biểu của thị trường trong giai đoạn này.
Vì vậy, sự lựa chọn hình con Bò vẫn là đại diện tiêu biểu của thị trường trong giai đoạn này.
Nếu lựa chọn, tôi vẫn chọn biểu tượng Bò, nhưng sẽ là một “chú bò” thận trọng hơn.
Xu thế chính của thị trường - xu thế tăng trưởng vẫn đang được duy trì và những dấu hiệu phân phối đặc trưng nhất của một sóng tăng trưởng vẫn chưa xuất hiện nên không cần phải quá bi quan; nhưng ngắn hạn, những nhịp điều chỉnh có thể xuất hiện sau một quá trình đi lên liên tục trong 3 tháng gần nhất.
Xu thế chính của thị trường - xu thế tăng trưởng vẫn đang được duy trì và những dấu hiệu phân phối đặc trưng nhất của một sóng tăng trưởng vẫn chưa xuất hiện nên không cần phải quá bi quan; nhưng ngắn hạn, những nhịp điều chỉnh có thể xuất hiện sau một quá trình đi lên liên tục trong 3 tháng gần nhất.
Tôi cho rằng thị trường sẽ diễn biến khá giằng co ở những phiên đầu tuần tới, tuy nhiên xu hướng tăng điểm nhẹ vẫn có thể được duy trì.
Tôi lựa chọn hình tượng Bò để biểu thị xu hướng thị trường tuần sau.
Tôi lựa chọn hình tượng Bò để biểu thị xu hướng thị trường tuần sau.
Nhằm giúp bạn đọc/nhà đầu tư chứng khoán có thêm những góc nhìn tham khảo uy tín, đến từ các chuyên gia hàng đầu trên thị trường, bắt đầu từ tháng 1/2014, VnEconomy mở thêm chuyên mục tọa đàm định kỳ hàng tuần mang tên “Xu thế dòng tiền”. “Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư. Ở vị trí điều phối cuộc tọa đàm là nhà báo Nguyễn Hoàng, người phụ trách Ban Chứng khoán của VnEconomy. VnEconomy và các chuyên gia không chịu trách nhiệm trước những thiệt hại nếu có trong hoạt động đầu tư dựa trên những nhận định được đăng tải. Các chuyên gia là những thành viên tham gia thị trường, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các hoạt động đầu tư thực tế, do vậy, các quan điểm nhận định cũng như phương pháp đầu tư có thể dẫn đến những xung đột lợi ích. |