“Nổi sóng” nhượng quyền bán lẻ
Hàng loạt hệ thống bán lẻ nhượng quyền mới sắp ra mắt ở Việt Nam, đe dọa sự tồn tại của các nhà bán lẻ nội địa
Theo thống kê của Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động, trong đó phần lớn là các thương hiệu nước ngoài.
Đến 2006, có khoảng 530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo dự đoán, hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng 25-30% trong 2-3 năm tới.
Theo lịch sử phát triển nhượng quyền, như một quy luật tất yếu, các ngành hàng bán lẻ, thực phẩm, thức uống đã là những hệ thống nhượng quyền tiên phong đối với các vùng đất mới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Trong số các ngành có thể áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại thì bán lẻ là một trong những ngành có tỉ lệ nhượng quyền cao nhất, chỉ sau ngành thực phẩm.
Tại Trung Quốc, tỉ lệ nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ chiếm 30%, sau lĩnh vực thực phẩm (35%). Tại Nhật, tỉ lệ đó là 32% nếu tính theo số hệ thống nhượng quyền và 36% nếu tính theo số cửa hàng nhượng quyền.
Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh.
Do đó hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào hình thức nhượng quyền.
Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trường bán lẻ sau WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 1/1/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài. Ngày 1/1/2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều này đã khiến những doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam “lên cơn sốt”.
Nhà nước nào cũng muốn ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa của mình phát triển, nhưng khi đã gia nhập WTO, các chính sách của Nhà nước về ưu đãi, hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp trong nước đã hết, các doanh nghiệp phải tự “bơi” bằng chính sức của mình.
Hiện cũng có nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ nên đưa ra những biện pháp bảo vệ ngành bán lẻ trong nước đối với nước ngoài như quy định mỗi tập đoàn chỉ được mở một siêu thị thay vì nhiều siêu thị, quy định tỉ lệ thị trường nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, trước khi Chính phủ có thật sự ban hành những quy định đó thì các doanh nghiệp Việt Nam nên tự cứu lấy mình trước. Với quy mô nhỏ, manh mún, hoạt động rời rạc, quản lý thiếu chuyên nghiệp, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ phía các nhà bán lẻ nước ngoài. Khả năng nhiều doanh nghiệp phân phối nội địa rơi vào tình trạng phá sản, nhiều hộ buôn bán nhỏ lẻ có khả năng mất “nồi cơm” là câu chuyện không còn là cổ tích.
Để tránh nguy cơ bị đào thải trong thị trường rất nhiều áp lực này, một trong những cách có thể lựa chọn là doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư, phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại theo phương thức nhượng quyền thương mại cũng như nhân rộng, nhanh thương hiệu của mình để giữ thị phần nội địa trước cuộc cạnh tranh sắp tới.
Đã có một vài thương hiệu bán lẻ Việt Nam dự định mở rộng hệ thống của mình bằng cách nhượng quyền như Coop-mart, G7 Mart, V-24h. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển hệ thống bán lẻ của mình. Đầu tư các siêu thị lớn thì gặp khó khăn về vốn cũng như khó mà cạnh tranh nổi về tài chính, kinh nghiệm... với các “đại gia” siêu thị nước ngoài, ngoại trừ Coop-mart là khá thành công.
Còn mở chuỗi cửa hàng bán lẻ thì gặp phải những khó khăn nhất định do tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, các yếu tố về nguồn hàng, địa điểm thuê mướn hay đặc điểm hệ thống phân phối hay nguồn nhân lực thiếu và yếu. Có thể nói cho đến lúc này, mô hình nhượng quyền đối với hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam là chưa hữu hiệu.
Sự thất bại của hệ thống cửa hàng Massan trước đây là một ví dụ, kể cả 24/seven, V-24h, G7 Mart cũng chưa để lại dấu ấn gì đáng kể.
Đến 2006, có khoảng 530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo dự đoán, hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng 25-30% trong 2-3 năm tới.
Theo lịch sử phát triển nhượng quyền, như một quy luật tất yếu, các ngành hàng bán lẻ, thực phẩm, thức uống đã là những hệ thống nhượng quyền tiên phong đối với các vùng đất mới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Trong số các ngành có thể áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại thì bán lẻ là một trong những ngành có tỉ lệ nhượng quyền cao nhất, chỉ sau ngành thực phẩm.
Tại Trung Quốc, tỉ lệ nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ chiếm 30%, sau lĩnh vực thực phẩm (35%). Tại Nhật, tỉ lệ đó là 32% nếu tính theo số hệ thống nhượng quyền và 36% nếu tính theo số cửa hàng nhượng quyền.
Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh.
Do đó hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào hình thức nhượng quyền.
Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trường bán lẻ sau WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 1/1/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài. Ngày 1/1/2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều này đã khiến những doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam “lên cơn sốt”.
Nhà nước nào cũng muốn ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa của mình phát triển, nhưng khi đã gia nhập WTO, các chính sách của Nhà nước về ưu đãi, hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp trong nước đã hết, các doanh nghiệp phải tự “bơi” bằng chính sức của mình.
Hiện cũng có nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ nên đưa ra những biện pháp bảo vệ ngành bán lẻ trong nước đối với nước ngoài như quy định mỗi tập đoàn chỉ được mở một siêu thị thay vì nhiều siêu thị, quy định tỉ lệ thị trường nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, trước khi Chính phủ có thật sự ban hành những quy định đó thì các doanh nghiệp Việt Nam nên tự cứu lấy mình trước. Với quy mô nhỏ, manh mún, hoạt động rời rạc, quản lý thiếu chuyên nghiệp, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ phía các nhà bán lẻ nước ngoài. Khả năng nhiều doanh nghiệp phân phối nội địa rơi vào tình trạng phá sản, nhiều hộ buôn bán nhỏ lẻ có khả năng mất “nồi cơm” là câu chuyện không còn là cổ tích.
Để tránh nguy cơ bị đào thải trong thị trường rất nhiều áp lực này, một trong những cách có thể lựa chọn là doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư, phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại theo phương thức nhượng quyền thương mại cũng như nhân rộng, nhanh thương hiệu của mình để giữ thị phần nội địa trước cuộc cạnh tranh sắp tới.
Đã có một vài thương hiệu bán lẻ Việt Nam dự định mở rộng hệ thống của mình bằng cách nhượng quyền như Coop-mart, G7 Mart, V-24h. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển hệ thống bán lẻ của mình. Đầu tư các siêu thị lớn thì gặp khó khăn về vốn cũng như khó mà cạnh tranh nổi về tài chính, kinh nghiệm... với các “đại gia” siêu thị nước ngoài, ngoại trừ Coop-mart là khá thành công.
Còn mở chuỗi cửa hàng bán lẻ thì gặp phải những khó khăn nhất định do tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, các yếu tố về nguồn hàng, địa điểm thuê mướn hay đặc điểm hệ thống phân phối hay nguồn nhân lực thiếu và yếu. Có thể nói cho đến lúc này, mô hình nhượng quyền đối với hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam là chưa hữu hiệu.
Sự thất bại của hệ thống cửa hàng Massan trước đây là một ví dụ, kể cả 24/seven, V-24h, G7 Mart cũng chưa để lại dấu ấn gì đáng kể.