Nông dân vẫn khó tiếp cận vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Chính sách hỗ trợ mua sắm máy móc, vật tư nông nghiệp, xây nhà đã được ban hành, nhưng nông dân vẫn khó tiếp cận vốn
Chính sách hỗ trợ mua sắm máy móc, vật tư nông nghiệp, xây nhà đã được ban hành, nhưng nông dân vẫn khó tiếp cận vốn.
Đó là nhận xét chung của nhiều đại biểu tại hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định 497/QĐ-TTg và sơ kết thực hiện Quyết định 2213/QĐ-TTg, được Bộ Công Thương tổ chức ngày 12/5 vừa qua.
Thực hiện Nghị quyết 12/NQ- CP, ngày 17/4 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 497/QĐ- TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Sau một thời gian triển khai để tạo thuận lợi hơn nữa cho các đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 2213/Q Đ-TTg ngày 31/12/2009, sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 497.
Theo số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng dư nợ cho vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497, tính đến ngày 31/12/2009 đã đạt trên 776 tỷ đồng. Về thực hiện Quyết định 2213, dư nợ tín dụng đến ngày 31/3/2010 là gần 147 tỷ đồng.
Ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), dẫn chứng cụ thể: trong quá trình thực hiện, đối tượng vay là các hộ gia đình và cá nhân chiếm tới 95%, tương đương 739 tỷ đồng; doanh nghiệp chiếm 4,3%, hợp tác xã là 0,3%.
Với việc tiêu thụ hàng hóa, cho vay mua sản phẩm máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp đã đạt trên 659 tỷ đồng (chiếm 85%); các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để xây dựng nhà ở khu vực nông thôn đạt hơn 103 tỷ đồng (13,3%).
Tuy nhiên, từ thực tế triển khai, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, cho biết đối với việc mua máy móc nông nghiệp, ở nhiều địa phương vùng biên, nông dân nhìn chung thích các loại máy móc do nước bạn sản xuất vì phù hợp với địa hình, canh tác của địa phương. Thậm chí các máy móc này còn có nhiều chức năng, nhưng giá bán lại thấp hơn so với các loại máy móc sản xuất trong nước. Chưa kể tới, khi nhu cầu tăng cao, nhiều loại máy móc sản xuất trong nước còn không thể đáp ứng kịp. Trong khi đó, các máy móc này lại không thuộc danh mục được hỗ trợ.
Thêm nữa, “tài sản lớn nhất của nông dân là quyền sử dụng đất, nhưng tại nhiều địa phương việc cấp sổ đỏ hiện vẫn rất chậm chễ”, ông Lượng nói.
Bản thân ông cũng không khỏi bức xúc khi cho rằng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần không “mặn mà” lắm với việc cho nông dân vay với những khoản vay chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Ông Nghiêm Xuân Vân, đại diện Công ty Cổ phần điện tử Tân Bình thì phân tích, cái khó của nông dân khi tiếp cận nguồn vốn là khi muốn vay phải có thế chấp. Mỗi hộ lại chỉ có một sổ đỏ, vì vậy hầu như không có hộ gia đình nào có thể vay để vừa mua máy móc, vật tư nông nghiệp, vừa mua máy vi tính.
Nhiều đại biểu còn cho rằng, thủ tục cho vay theo quyết định hỗ trợ này chặt chẽ hơn so với điều kiện cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường. Trong khi, mức cho vay tối đa đối với mua vật tư nông nghiệp chỉ là 7 triệu đồng/ha là quá thấp, không đủ trang trải các chi phí sản xuất. Điều này cũng tương tự với quy định cho vay tối đa là 5 triệu đồng đối với mua máy vi tính và 50 triệu đồng đối với vật liệu xây nhà là quá ít so với thực tế.
“Đối với các máy móc nông nghiệp có giá trị từ 12- 30 triệu đồng, nếu thời gian vay là 2 năm thì các hộ sẽ rất khó để có thể trả nợ đúng hạn. Thêm nữa, mức hỗ trợ chỉ là 2%/năm đối với lãi suất của khoản vay mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại vật liệu xây dựng để làm nhà trên thực tế không có ý nghĩa nhiều vì hợp đồng vay của nông dân không lớn”, đại diện Sở Công Thương tỉnh Hải Dương phát biểu.
Trước các băn khoăn này, ông Nguyễn Danh Trọng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) giải thích: Quy định mức vay tối đa đối với một số sản phẩm mục đích là tránh hỗ trợ lãi suất cho các hộ khá giả, có thể nhân cơ hội này để vay mua sắm, xây dựng nhà có giá trị lên tới vài trăm triệu đồng. Riêng đối với với nhóm vật tư nông nghiệp, Quyết định 2213 đã bỏ mức vay tối đa.
Còn về thời gian vay, quy định hai năm đối với máy móc thiết bị nông nghiệp là khoảng thời gian nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất, còn thời gian vay có thể kéo dài hơn.
Thời gian được vay vốn ưu đãi ngắn có thể khiến cho nông dân mua sắm vội vã, không có lựa chọn, dẫn tới mua phải sản phẩm kém chất lượng. Do vậy, các đại biểu có chung đề nghị Chính phủ cần kéo dài gói hỗ trợ lãi suất trong thời hạn từ 2-3 năm để tạo điều kiện cho nông dân. Tiếp đến, cần tiếp tục tháo gỡ một số thủ tục vay vốn để tạo điều kiện cho các đối tượng được hỗ trợ lãi suất tiếp cận vốn vay.
Đó là nhận xét chung của nhiều đại biểu tại hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định 497/QĐ-TTg và sơ kết thực hiện Quyết định 2213/QĐ-TTg, được Bộ Công Thương tổ chức ngày 12/5 vừa qua.
Thực hiện Nghị quyết 12/NQ- CP, ngày 17/4 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 497/QĐ- TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Sau một thời gian triển khai để tạo thuận lợi hơn nữa cho các đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 2213/Q Đ-TTg ngày 31/12/2009, sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 497.
Theo số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng dư nợ cho vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497, tính đến ngày 31/12/2009 đã đạt trên 776 tỷ đồng. Về thực hiện Quyết định 2213, dư nợ tín dụng đến ngày 31/3/2010 là gần 147 tỷ đồng.
Ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), dẫn chứng cụ thể: trong quá trình thực hiện, đối tượng vay là các hộ gia đình và cá nhân chiếm tới 95%, tương đương 739 tỷ đồng; doanh nghiệp chiếm 4,3%, hợp tác xã là 0,3%.
Với việc tiêu thụ hàng hóa, cho vay mua sản phẩm máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp đã đạt trên 659 tỷ đồng (chiếm 85%); các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để xây dựng nhà ở khu vực nông thôn đạt hơn 103 tỷ đồng (13,3%).
Tuy nhiên, từ thực tế triển khai, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, cho biết đối với việc mua máy móc nông nghiệp, ở nhiều địa phương vùng biên, nông dân nhìn chung thích các loại máy móc do nước bạn sản xuất vì phù hợp với địa hình, canh tác của địa phương. Thậm chí các máy móc này còn có nhiều chức năng, nhưng giá bán lại thấp hơn so với các loại máy móc sản xuất trong nước. Chưa kể tới, khi nhu cầu tăng cao, nhiều loại máy móc sản xuất trong nước còn không thể đáp ứng kịp. Trong khi đó, các máy móc này lại không thuộc danh mục được hỗ trợ.
Thêm nữa, “tài sản lớn nhất của nông dân là quyền sử dụng đất, nhưng tại nhiều địa phương việc cấp sổ đỏ hiện vẫn rất chậm chễ”, ông Lượng nói.
Bản thân ông cũng không khỏi bức xúc khi cho rằng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần không “mặn mà” lắm với việc cho nông dân vay với những khoản vay chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Ông Nghiêm Xuân Vân, đại diện Công ty Cổ phần điện tử Tân Bình thì phân tích, cái khó của nông dân khi tiếp cận nguồn vốn là khi muốn vay phải có thế chấp. Mỗi hộ lại chỉ có một sổ đỏ, vì vậy hầu như không có hộ gia đình nào có thể vay để vừa mua máy móc, vật tư nông nghiệp, vừa mua máy vi tính.
Nhiều đại biểu còn cho rằng, thủ tục cho vay theo quyết định hỗ trợ này chặt chẽ hơn so với điều kiện cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường. Trong khi, mức cho vay tối đa đối với mua vật tư nông nghiệp chỉ là 7 triệu đồng/ha là quá thấp, không đủ trang trải các chi phí sản xuất. Điều này cũng tương tự với quy định cho vay tối đa là 5 triệu đồng đối với mua máy vi tính và 50 triệu đồng đối với vật liệu xây nhà là quá ít so với thực tế.
“Đối với các máy móc nông nghiệp có giá trị từ 12- 30 triệu đồng, nếu thời gian vay là 2 năm thì các hộ sẽ rất khó để có thể trả nợ đúng hạn. Thêm nữa, mức hỗ trợ chỉ là 2%/năm đối với lãi suất của khoản vay mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại vật liệu xây dựng để làm nhà trên thực tế không có ý nghĩa nhiều vì hợp đồng vay của nông dân không lớn”, đại diện Sở Công Thương tỉnh Hải Dương phát biểu.
Trước các băn khoăn này, ông Nguyễn Danh Trọng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) giải thích: Quy định mức vay tối đa đối với một số sản phẩm mục đích là tránh hỗ trợ lãi suất cho các hộ khá giả, có thể nhân cơ hội này để vay mua sắm, xây dựng nhà có giá trị lên tới vài trăm triệu đồng. Riêng đối với với nhóm vật tư nông nghiệp, Quyết định 2213 đã bỏ mức vay tối đa.
Còn về thời gian vay, quy định hai năm đối với máy móc thiết bị nông nghiệp là khoảng thời gian nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất, còn thời gian vay có thể kéo dài hơn.
Thời gian được vay vốn ưu đãi ngắn có thể khiến cho nông dân mua sắm vội vã, không có lựa chọn, dẫn tới mua phải sản phẩm kém chất lượng. Do vậy, các đại biểu có chung đề nghị Chính phủ cần kéo dài gói hỗ trợ lãi suất trong thời hạn từ 2-3 năm để tạo điều kiện cho nông dân. Tiếp đến, cần tiếp tục tháo gỡ một số thủ tục vay vốn để tạo điều kiện cho các đối tượng được hỗ trợ lãi suất tiếp cận vốn vay.