Ông Nguyễn Đoan Hùng: “Đang tính áp dụng T+1 từ năm sau”
Việt Nam có kế hoạch áp dụng T+1 cho thị trường chứng khoán từ năm 2013 để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Việt Nam có kế hoạch áp dụng T+1 cho thị trường chứng khoán từ năm 2013 để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hãng tin tài chính Bloomberg vừa có bản tin bình luận về vấn đề này, nhưng cũng nhấn mạnh rằng, quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam bằng chưa đầy 1/15 thị trường Singapore.
Trao đổi với Bloomberg, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết, cơ quan này đang có chủ trương rút ngắn thời gian nắm giữ cổ phiếu tối thiểu đối với các nhà đầu tư. Cụ thể, theo ông Hùng, thời gian này sẽ giảm từ 3 ngày (T+3) xuống còn 2 ngày (T+2) vào cuối năm nay và 1 ngày (T+1) vào cuối năm sau.
Bên cạnh đó, việc nới biên độ giao dịch từ mức 5% hiện nay trên sàn Tp.HCM và 7% trên sàn Hà Nội cũng được tính đến, đồng thời khởi động hệ thống giao dịch trực tuyến nhằm tăng khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, ông Hùng không nói rõ đến khi nào thì các biện pháp này được triển khai.
“Đây là những bước đi đúng đắn để nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa thị trường này trở nên hấp dẫn như các thị trường khác trong khu vực”, nhà môi giới Attila Vajda thuộc Công ty Chứng khoán ACB, nhận định khi trả lời phỏng vấn của Bloomberg.
Trong khi đó, ông Giang Trung Kiên, Giám đốc Phân tích và Đầu tư của Công ty Chứng khoán FPT cho biết: “Nới biên độ sẽ giúp gia tăng sự luân chuyển của cổ phiếu trên thị trường, đem tới nhiều lựa chọn giao dịch hơn. Thanh khoản chắc chắn sẽ tăng”.
Số liệu mà hãng tin này đưa ra cho thấy, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ở mức 37 tỷ USD, so với mức 552 tỷ USD của thị trường Singapore vốn là thị trường lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, cho dù chỉ số VN-Index đã tăng 19% kể từ đầu năm, tính tới cuối tuần trước.
Trong tháng 7 vừa qua, giá trị cổ phiếu được giao dịch tại sàn Tp.HCM đã sụt giảm 40% so với tháng 6. Theo đó, trong tháng 7, giá trị giao dịch trên sàn Tp.HCM đạt mức 14 nghìn tỷ đồng, tương đương 671 triệu USD, so với mức 23,45 nghìn tỷ đồng trong tháng 6. Tuy nhiên, từ đầu năm tới ngày 1/8 vừa qua, tổng giá trị giao dịch đã tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do ảnh hưởng từ sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế, chỉ số VN-Index hiện đã giảm 14% từ mức đỉnh hôm 8/5. Trong 6 tháng đầu năm nay, GDP của Việt Nam chỉ tăng 4,38%, so với mức tăng 5,63% đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng đầu năm nay, các công ty Việt Nam phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và huy động được số vốn khoảng 10 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, vụ IPO của công ty IHH Healthcare Bhd. của Malaysia đã huy động được tới 1,98 tỷ USD trong vụ IPO diễn ra vào tháng 7.
Hiện hệ số giá/thu nhập (P/E) của thị trường Việt Nam là 9,9 lần, so với mức thấp kỷ lục 7 lần vào tháng 1 năm nay. P/E của các cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI Emerging Markets Index về các thị trường mới nổi tính đến hôm 3/8 là 10,4 lần.
Giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 40% trong năm nay, mức tăng mạnh thứ nhì thế giới sau Venezuela. Thị trường Malaysia đã đạt mức giá trị 432 tỷ USD, thị trường Indonesia 407 tỷ USD, còn thị trường lớn nhất châu Á là Nhật Bản đã đạt giá trị 3,48 nghìn tỷ USD.
MSCI Inc. hiện phân loại thị trường Việt Nam trong nhóm thị trường sơ khai (frontier market), nhóm có giá trị thị trường chứng khoán trung bình khoảng 27 tỷ USD.
Trao đổi với Bloomberg, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết, cơ quan này đang có chủ trương rút ngắn thời gian nắm giữ cổ phiếu tối thiểu đối với các nhà đầu tư. Cụ thể, theo ông Hùng, thời gian này sẽ giảm từ 3 ngày (T+3) xuống còn 2 ngày (T+2) vào cuối năm nay và 1 ngày (T+1) vào cuối năm sau.
Bên cạnh đó, việc nới biên độ giao dịch từ mức 5% hiện nay trên sàn Tp.HCM và 7% trên sàn Hà Nội cũng được tính đến, đồng thời khởi động hệ thống giao dịch trực tuyến nhằm tăng khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, ông Hùng không nói rõ đến khi nào thì các biện pháp này được triển khai.
“Đây là những bước đi đúng đắn để nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa thị trường này trở nên hấp dẫn như các thị trường khác trong khu vực”, nhà môi giới Attila Vajda thuộc Công ty Chứng khoán ACB, nhận định khi trả lời phỏng vấn của Bloomberg.
Trong khi đó, ông Giang Trung Kiên, Giám đốc Phân tích và Đầu tư của Công ty Chứng khoán FPT cho biết: “Nới biên độ sẽ giúp gia tăng sự luân chuyển của cổ phiếu trên thị trường, đem tới nhiều lựa chọn giao dịch hơn. Thanh khoản chắc chắn sẽ tăng”.
Số liệu mà hãng tin này đưa ra cho thấy, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ở mức 37 tỷ USD, so với mức 552 tỷ USD của thị trường Singapore vốn là thị trường lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, cho dù chỉ số VN-Index đã tăng 19% kể từ đầu năm, tính tới cuối tuần trước.
Trong tháng 7 vừa qua, giá trị cổ phiếu được giao dịch tại sàn Tp.HCM đã sụt giảm 40% so với tháng 6. Theo đó, trong tháng 7, giá trị giao dịch trên sàn Tp.HCM đạt mức 14 nghìn tỷ đồng, tương đương 671 triệu USD, so với mức 23,45 nghìn tỷ đồng trong tháng 6. Tuy nhiên, từ đầu năm tới ngày 1/8 vừa qua, tổng giá trị giao dịch đã tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do ảnh hưởng từ sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế, chỉ số VN-Index hiện đã giảm 14% từ mức đỉnh hôm 8/5. Trong 6 tháng đầu năm nay, GDP của Việt Nam chỉ tăng 4,38%, so với mức tăng 5,63% đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng đầu năm nay, các công ty Việt Nam phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và huy động được số vốn khoảng 10 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, vụ IPO của công ty IHH Healthcare Bhd. của Malaysia đã huy động được tới 1,98 tỷ USD trong vụ IPO diễn ra vào tháng 7.
Hiện hệ số giá/thu nhập (P/E) của thị trường Việt Nam là 9,9 lần, so với mức thấp kỷ lục 7 lần vào tháng 1 năm nay. P/E của các cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI Emerging Markets Index về các thị trường mới nổi tính đến hôm 3/8 là 10,4 lần.
Giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 40% trong năm nay, mức tăng mạnh thứ nhì thế giới sau Venezuela. Thị trường Malaysia đã đạt mức giá trị 432 tỷ USD, thị trường Indonesia 407 tỷ USD, còn thị trường lớn nhất châu Á là Nhật Bản đã đạt giá trị 3,48 nghìn tỷ USD.
MSCI Inc. hiện phân loại thị trường Việt Nam trong nhóm thị trường sơ khai (frontier market), nhóm có giá trị thị trường chứng khoán trung bình khoảng 27 tỷ USD.