Sốt ruột cảnh “nô lệ” của lao động Việt ở Nga
Giải pháp nào cho hàng chục nghìn lao động Việt đang bị bóc lột thậm tệ tại Nga?
Nhắc lại nội dung được phản ánh ở loạt bài về chuyện khó tin về lao động Việt tại Nga đã đăng tải trên VnEconomy từ giữa năm 2011, tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 21/8, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đã không giấu được sự sốt ruột khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền về vấn đề này.
Ông Lịch đặt vấn đề, từ năm 2008 Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã có báo cáo về tình trạng hàng chục nghìn lao động Việt Nam tại các xưởng may bất hợp pháp tại Nga đang ở cảnh như “nô lệ thời trung cổ”.
Đại biểu Lịch cũng cho biết, tháng 4/2011, cùng đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đến Nga, ông đã được báo cáo về tình cảnh rất đau khổ, rơi nước mắt của những người ở tình cảnh này.
Cũng trong năm ấy, VnEconomy đã đăng tải một số bài viết về vấn đề này, song tất cả đều rơi vào im lặng. Lao động tình trạng như nô lệ thời trung cổ ở những xí nghiệp bất hợp pháp như vậy có phải chăng là vấn đề cần nhà nước bắt tay xử lý hay chuyện của những người nghèo khổ tự phải kiếm việc làm. Nếu như chúng ta xử lý thì cần biện pháp gì? đại biểu Lịch chất vấn.
Tình hình lao động bất hợp pháp ở Nga “đúng là vấn đề”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời. Bà Chuyền cũng cho biết, vừa rồi có ba doanh nghiệp ở Nga có tình trạng lao động bất hợp pháp, Bộ đã cử cả thứ trưởng và phó cục trưởng sang gặp doanh nghiệp và người lao động, cùng doanh nghiệp giải quyết mâu thuẫn, một số trường hợp đã về nước, còn một số vẫn ở lại.
Bộ trưởng nhấn mạnh, phần đông lao động là ở lại bất hợp pháp, số đưa đi làm việc qua cơ quan quản lý rất ít.
"Chúng tôi thấy trách nhiệm này về quản lý lao động, nói chung ngành lao động vẫn phải là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ. Vừa rồi thứ trưởng cũng như Cục phó Cục lao động ngoài nước đã sang làm việc về đã báo cáo và bàn một số giải pháp trước mắt với đại sứ quán ở đó. Tới đây chúng tôi sẽ báo cáo với Chính phủ về hướng giải quyết những vấn đề lao động bất hợp pháp ở Nga như thế nào, vì cũng mới gần đây nên chúng tôi chưa có những việc cụ thể như thế nào, tới đây chúng tôi sẽ báo cáo với Chính phủ về vấn đề này", Bộ trưởng nói.
Ông Lịch đặt vấn đề, từ năm 2008 Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã có báo cáo về tình trạng hàng chục nghìn lao động Việt Nam tại các xưởng may bất hợp pháp tại Nga đang ở cảnh như “nô lệ thời trung cổ”.
Đại biểu Lịch cũng cho biết, tháng 4/2011, cùng đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đến Nga, ông đã được báo cáo về tình cảnh rất đau khổ, rơi nước mắt của những người ở tình cảnh này.
Cũng trong năm ấy, VnEconomy đã đăng tải một số bài viết về vấn đề này, song tất cả đều rơi vào im lặng. Lao động tình trạng như nô lệ thời trung cổ ở những xí nghiệp bất hợp pháp như vậy có phải chăng là vấn đề cần nhà nước bắt tay xử lý hay chuyện của những người nghèo khổ tự phải kiếm việc làm. Nếu như chúng ta xử lý thì cần biện pháp gì? đại biểu Lịch chất vấn.
Tình hình lao động bất hợp pháp ở Nga “đúng là vấn đề”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời. Bà Chuyền cũng cho biết, vừa rồi có ba doanh nghiệp ở Nga có tình trạng lao động bất hợp pháp, Bộ đã cử cả thứ trưởng và phó cục trưởng sang gặp doanh nghiệp và người lao động, cùng doanh nghiệp giải quyết mâu thuẫn, một số trường hợp đã về nước, còn một số vẫn ở lại.
Bộ trưởng nhấn mạnh, phần đông lao động là ở lại bất hợp pháp, số đưa đi làm việc qua cơ quan quản lý rất ít.
"Chúng tôi thấy trách nhiệm này về quản lý lao động, nói chung ngành lao động vẫn phải là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ. Vừa rồi thứ trưởng cũng như Cục phó Cục lao động ngoài nước đã sang làm việc về đã báo cáo và bàn một số giải pháp trước mắt với đại sứ quán ở đó. Tới đây chúng tôi sẽ báo cáo với Chính phủ về hướng giải quyết những vấn đề lao động bất hợp pháp ở Nga như thế nào, vì cũng mới gần đây nên chúng tôi chưa có những việc cụ thể như thế nào, tới đây chúng tôi sẽ báo cáo với Chính phủ về vấn đề này", Bộ trưởng nói.