T+1 cho giao dịch thỏa thuận lô lớn: “Độc quyền” cho tổ chức?
Nhiều nhà đầu tư cá nhân tỏ ra bất bình về phương thức thanh toán mới áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE)
Nhiều nhà đầu tư cá nhân tỏ ra bất bình về phương thức thanh toán mới áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).
Ngày 22/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có Công văn số 645/UBCK-PTTT chấp thuận đề xuất của HOSE rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch thỏa thuận cổ phiếu/chứng chỉ quỹ có khối lượng trên 100.000 đơn vị. Theo đó, HOSE sẽ được áp dụng phương thức thanh toán trực tiếp với thời gian thanh toán là T+1 đối với các giao dịch thỏa thuận cổ phiếu/chứng chỉ quỹ có khối lượng từ 100.000 đơn vị trở lên.
Trước thông tin này, sáng 23/4, nhiều bạn đọc đã có phản hồi về VnEconomy với những bức xúc về quyền lợi của họ và tính công bằng trên thị trường.
Theo bạn Chung Nghĩa, “việc này chỉ có lợi cho những người có nhiều tiền hay những tổ chức có tiềm lực về tài chính. Họ đã có quá nhiều lợi thế và bây giờ họ lại có thêm một lợi thế nữa”.
Trong khi đó, bạn Nguyen Phong cho rằng “công văn này quá bất công đối với nhà đầu tư nhỏ. Phải chăng thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ dành riêng cho những nhà đầu tư tổ chức? Tôi nghĩ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tham khảo các nhà đầu tư trước khi thực hiện công văn này”.
Trong cuộc gọi trao đổi với phóng viên sáng nay, nhà đầu tư Thái Phương bình luận: “Đây là một chính sách tạo độc quyền cho các tổ chức, mất công bằng trên thị trường. Chúng tôi không sợ mua giá cao mà chỉ sợ kỳ thanh toán hiện nay quá dài (T+4) và khó chủ động được trong việc cắt lỗ. Nay, nếu phương thức thanh toán trên áp dụng, nhà đầu tư tổ chức lại có thêm lợi thế, nhà đầu tư nhỏ lại bị chèn ép”.
Cũng theo nhận định của ông Phương, với các giao dịch khối lượng từ 100.000 đơn vị trở lên, thuộc 1 mã, thì chủ yếu là của các tổ chức và rất ít nhà đầu tư cá nhân có những giao dịch này.
“Tham gia thị trường, tôi thấy rất hiếm khi có nhà đầu tư cá nhân giao dịch thỏa thuận tới 100.000 đơn vị; khối lượng chung có thể đạt đến nhưng họ “đánh” một số mã chứ không phải một mã duy nhất.
Ủy ban Chứng khoán và HOSE cần xem lại chính sách này. Bởi đã lập “chợ”, cũng như mua bán các mặt hàng khác trên thị trường, cần phải có luật chung. Chỉ tiếc là đặc thù thị trường chứng khoán Việt Nam không có thêm đầu mối khác tổ chức thị trường để nhà đầu tư lựa chọn nên buộc phải sống chung với sự “độc quyền” đó”, ông Phương nói.
Trước những phản hồi trên, VnEconomy sẽ tiếp tục liên hệ với một số đầu mối liên quan để có thêm thông tin cần thiết cho nhà đầu tư.
Ngày 22/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có Công văn số 645/UBCK-PTTT chấp thuận đề xuất của HOSE rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch thỏa thuận cổ phiếu/chứng chỉ quỹ có khối lượng trên 100.000 đơn vị. Theo đó, HOSE sẽ được áp dụng phương thức thanh toán trực tiếp với thời gian thanh toán là T+1 đối với các giao dịch thỏa thuận cổ phiếu/chứng chỉ quỹ có khối lượng từ 100.000 đơn vị trở lên.
Trước thông tin này, sáng 23/4, nhiều bạn đọc đã có phản hồi về VnEconomy với những bức xúc về quyền lợi của họ và tính công bằng trên thị trường.
Theo bạn Chung Nghĩa, “việc này chỉ có lợi cho những người có nhiều tiền hay những tổ chức có tiềm lực về tài chính. Họ đã có quá nhiều lợi thế và bây giờ họ lại có thêm một lợi thế nữa”.
Trong khi đó, bạn Nguyen Phong cho rằng “công văn này quá bất công đối với nhà đầu tư nhỏ. Phải chăng thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ dành riêng cho những nhà đầu tư tổ chức? Tôi nghĩ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tham khảo các nhà đầu tư trước khi thực hiện công văn này”.
Trong cuộc gọi trao đổi với phóng viên sáng nay, nhà đầu tư Thái Phương bình luận: “Đây là một chính sách tạo độc quyền cho các tổ chức, mất công bằng trên thị trường. Chúng tôi không sợ mua giá cao mà chỉ sợ kỳ thanh toán hiện nay quá dài (T+4) và khó chủ động được trong việc cắt lỗ. Nay, nếu phương thức thanh toán trên áp dụng, nhà đầu tư tổ chức lại có thêm lợi thế, nhà đầu tư nhỏ lại bị chèn ép”.
Cũng theo nhận định của ông Phương, với các giao dịch khối lượng từ 100.000 đơn vị trở lên, thuộc 1 mã, thì chủ yếu là của các tổ chức và rất ít nhà đầu tư cá nhân có những giao dịch này.
“Tham gia thị trường, tôi thấy rất hiếm khi có nhà đầu tư cá nhân giao dịch thỏa thuận tới 100.000 đơn vị; khối lượng chung có thể đạt đến nhưng họ “đánh” một số mã chứ không phải một mã duy nhất.
Ủy ban Chứng khoán và HOSE cần xem lại chính sách này. Bởi đã lập “chợ”, cũng như mua bán các mặt hàng khác trên thị trường, cần phải có luật chung. Chỉ tiếc là đặc thù thị trường chứng khoán Việt Nam không có thêm đầu mối khác tổ chức thị trường để nhà đầu tư lựa chọn nên buộc phải sống chung với sự “độc quyền” đó”, ông Phương nói.
Trước những phản hồi trên, VnEconomy sẽ tiếp tục liên hệ với một số đầu mối liên quan để có thêm thông tin cần thiết cho nhà đầu tư.