Hội thảo: “Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững” nhằm hiểu rõ thực trạng, từ đó phát triển rừng hướng tới mục tiêu Net Zero...
Xây dựng chiến lược, thực hành, đánh giá theo khung Môi trường - Quản trị - Xã hội (ESG) trong phát triển bền vững đã, đang nhận được nhiều sự quan tâm và tích cực triển khai từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam dù hành trình này không hề dễ dàng, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì theo đuổi...
Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) dễ hứng chịu các tác động của biến đổi khí hậu, do bị phá vỡ chuỗi cung ứng, giảm nguồn cung nguyên liệu. Điều này đang thúc đẩy cộng đồng F&B hướng hoạt động sản xuất và kinh doanh theo chiến lược bền vững...
Phát triển bền vững bằng các giải pháp tự nhiên mang lại lợi ích kép cho doanh nghiệp ở chỗ vừa giải quyết những thách thức về mặt tự nhiên, vừa mang lại lợi ích kinh tế bền vững, nâng cao giá trị, danh tiếng của doanh nghiệp…
Để hướng tới một nền kinh tế xanh, bền vững, thời gian qua, Bến Tre đã sớm triển khai nhiều giải pháp, trong đó phát triển nông nghiệp hữu cơ và sản xuất công nghiệp ít phát thải gắn với bảo vệ môi trường hướng đến xây dựng Bến Tre xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm...
Tài chính xanh đang là xu hướng tất yếu của hệ thống tài chính toàn cầu nhưng hiện nay, thách thức lớn là vẫn chưa có khung pháp lý, chính sách; thiếu cơ chế phối hợp, ưu đãi cho các hoạt động tài chính xanh…
Tài chính xanh được xem là một phương thức quan trọng để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững của một quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để phát triển thị trường tài chính xanh, cần phát triển song hành cả thị trường vốn xanh và thị trường tín dụng xanh…
Ninh Thuận là một trong những địa phương trong cả nước có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo. Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng xanh, sạch tỉnh này đang đứng trước cơ hội rất lớn từ tận dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời không phát thải carbon để sản xuất hydrogen xanh...
Thách thức Net Zero 2024 sẽ tiếp tục tập trung vào ba lĩnh vực chính: Năng lượng tái tạo và trung hoà carbon; Hệ thống lương thực và nông nghiệp bền vững; Kinh tế tuần hoàn và quản lý rác thải…
TS. Chử Văn Lâm cho rằng, rất cần có những chính sách khuyến khích mang tính đột phá để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo, thúc đẩy và triển khai công nghệ mới, cung cấp cơ hội thích hợp, cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở tất cả các lĩnh vực quan trọng...
Côn Đảo hiện có những thay đổi trong định hướng du lịch, hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn. Nhiều công ty lữ hành hiện đang định hướng xây dựng những tour, tuyến phù hợp với nhóm du khách ưa chuộng các sản phẩm du lịch này…
Việc triển khai các quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon đang gặp khó khăn, do đó cần phải tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý, chuyên gia trong các hoạt động xây dựng báo cáo, kiểm kê khí nhà kính…
Ngành công nghiệp khai khoáng là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên toàn cầu, đồng thời cũng thải ra một lượng đáng kể khí thải carbon dioxide. Do đó việc triển khai các công nghệ khai khoáng xanh, đặc biệt là chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo trong ngành khai khoáng, ngày càng trở nên quan trọng trong việc giải quyết các mối lo ngại về môi trường, cũng như giảm chi phí vận hành và tăng cường an ninh năng lượng.
Để bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là rất cấp thiết...
Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) lần thứ 4 với chủ đề: Tiến trình Việt Nam phát triển kinh tế xanh và bền vững-Từ chính sách của Chính phủ tới các sáng kiến, giải pháp của địa phương và doanh nghiệp vừa được tổ chức tại Hải Phòng đã gây ấn tượng mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng...
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần chuyển đổi sớm, dù con đường này sẽ có nhiều thách thức...
Mặc dù không có nền kinh tế nào ở Châu Á - Thái Bình Dương đạt gần đến tỷ lệ khử carbon yêu cầu là 17,2% hàng năm để có thể đạt được mục tiêu 1,5°C, nhưng 5 nền kinh tế, bao gồm New Zealand, Pakistan, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam, đã vượt mốc giảm phát thải carbon theo mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)...
Những năm gần đây, du lịch bền vững trở thành xu hướng chính với 97% du khách Việt cho biết họ muốn du lịch bền vững trong thời gian tới, theo kết quả khảo sát của Booking.com công bố hồi tháng 6/2023...
Trong hai năm tới, thị trường IoT Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ, có thể gấp 3 lần so với doanh thu hiện nay nhờ vào thực hiện hóa cam kết Net Zero vào năm 2050, đẩy mạnh xuất khẩu…
Từ các cam kết mở cửa thị trường, những ưu đãi lớn về thuế quan, sự tương đồng về vị trí địa lý, văn hóa,… đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá đến thị trường ASEAN…