Thái Lan gỡ thiết quân luật, công ty tour vui mừng
“Không còn phải sử dụng thiết quân luật nữa… Nhà vua đã cho phép gỡ thiết quân luật từ ngày 1/4”
Chính phủ do quân đội nắm quyền của Thái Lan hôm qua (1/4) tuyên bố gỡ bỏ thiết quân luật đã được duy trì từ trước khi xảy ra cuộc đảo chính cách đây 10 tháng. Tuy vậy, một biện pháp an ninh đặc biệt đã được đưa ra thay thế, cho phép quân đội Thái Lan tiếp tục nắm quyền lực trên diện rộng.
Tin từ Reuters cho biết, trong một thông báo được phát đi trên truyền hình, chính quyền quân sự của Thái Lan nói, điều 44 trong trong Hiến pháp tạm thời của nước này được áp dụng ngay sau khi thiết quân luật được dỡ bỏ. Biện pháp này cho phép các lực lượng an ninh có thể tiếp tục tiến hành các vụ bắt giữ mà không cần tới lệnh của tòa án, đồng thời được tạm giữ người mà không cần đưa ra tội danh.
Mỹ, đồng minh lớn của Thái Lan, hoan nghênh việc Bangkok gỡ bỏ thiết quân luật, nhưng bày tỏ lo ngại về việc áp dụng điều 44. Washington cho rằng, cách làm này sẽ không đáp ứng được sự cần thiết phải đảm bảo tự do diễn đạt và các cuộc tụ tập hòa bình.
Chính phủ do quân đội nắm quyền của Thái Lan nói nhà vua Bhumibol Adulyadej đã thông qua việc dỡ bỏ thiết quân luật trên toàn quốc.
“Không còn phải sử dụng thiết quân luật nữa… Nhà vua đã cho phép gỡ thiết quân luật từ ngày 1/4”, một tuyên bố đăng trên công báo Hoàng gia được đọc trên truyền hình Thái Lan cho biết hôm qua.
Quân đội Thái Lan lên nắm quyền vào ngày 22/5 năm ngoái sau khi lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Trước đó, các cuộc biểu tình và bạo lực đã kéo dài nhiều tháng trời ở Bangkok, khiến gần 30 người thiệt mạng.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, người đứng đầu chính quyền quân sự của Thái Lan, hiện nắm quyền lực ở tất cả các khía cạnh chính phủ, luật pháp và trật tự.
Tuyên bố đọc trên truyền hình Thái Lan nói điều 44 cho phép quân đội “bắt bất kỳ ai và giao họ cho cơ quan điều tra” nhằm hỗ trợ công tác điều tra và lục soát các tòa nhà vì lợi ích an ninh quốc gia.
Điều 44 đã gây nhiều quan ngại trong các nhóm về nhân quyền, các đảng chính trị và một số học giả - những người cho rằng điều luật này trao cho tướng Prayuth quyền lực không giới hạn.
Tuy vậy, việc gỡ bỏ thiết quân luật sẽ là một tin vui đối với các nhà điều hành tour du lịch ở Thái Lan, lĩnh vực đóng góp gần 10% GDP của nước này. Ngành du lịch Thái Lan đến nay vẫn đang chật vật hồi phục từ sau vụ đảo chính và giai đoạn thiết quân luật - những sự kiện khiến không ít du khách nước ngoài không mua được bảo hiểm để sang Thái du lịch.
Tin từ Reuters cho biết, trong một thông báo được phát đi trên truyền hình, chính quyền quân sự của Thái Lan nói, điều 44 trong trong Hiến pháp tạm thời của nước này được áp dụng ngay sau khi thiết quân luật được dỡ bỏ. Biện pháp này cho phép các lực lượng an ninh có thể tiếp tục tiến hành các vụ bắt giữ mà không cần tới lệnh của tòa án, đồng thời được tạm giữ người mà không cần đưa ra tội danh.
Mỹ, đồng minh lớn của Thái Lan, hoan nghênh việc Bangkok gỡ bỏ thiết quân luật, nhưng bày tỏ lo ngại về việc áp dụng điều 44. Washington cho rằng, cách làm này sẽ không đáp ứng được sự cần thiết phải đảm bảo tự do diễn đạt và các cuộc tụ tập hòa bình.
Chính phủ do quân đội nắm quyền của Thái Lan nói nhà vua Bhumibol Adulyadej đã thông qua việc dỡ bỏ thiết quân luật trên toàn quốc.
“Không còn phải sử dụng thiết quân luật nữa… Nhà vua đã cho phép gỡ thiết quân luật từ ngày 1/4”, một tuyên bố đăng trên công báo Hoàng gia được đọc trên truyền hình Thái Lan cho biết hôm qua.
Quân đội Thái Lan lên nắm quyền vào ngày 22/5 năm ngoái sau khi lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Trước đó, các cuộc biểu tình và bạo lực đã kéo dài nhiều tháng trời ở Bangkok, khiến gần 30 người thiệt mạng.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, người đứng đầu chính quyền quân sự của Thái Lan, hiện nắm quyền lực ở tất cả các khía cạnh chính phủ, luật pháp và trật tự.
Tuyên bố đọc trên truyền hình Thái Lan nói điều 44 cho phép quân đội “bắt bất kỳ ai và giao họ cho cơ quan điều tra” nhằm hỗ trợ công tác điều tra và lục soát các tòa nhà vì lợi ích an ninh quốc gia.
Điều 44 đã gây nhiều quan ngại trong các nhóm về nhân quyền, các đảng chính trị và một số học giả - những người cho rằng điều luật này trao cho tướng Prayuth quyền lực không giới hạn.
Tuy vậy, việc gỡ bỏ thiết quân luật sẽ là một tin vui đối với các nhà điều hành tour du lịch ở Thái Lan, lĩnh vực đóng góp gần 10% GDP của nước này. Ngành du lịch Thái Lan đến nay vẫn đang chật vật hồi phục từ sau vụ đảo chính và giai đoạn thiết quân luật - những sự kiện khiến không ít du khách nước ngoài không mua được bảo hiểm để sang Thái du lịch.