Thành công và thất bại của QE2
Chương trình nới lỏng định lượng (QE2) trị giá 600 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức kết thúc
Chương trình nới lỏng định lượng (QE2) trị giá 600 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức kết thúc vào ngày 30/6. Theo đánh giá của giới phân tích, chương trình này đã đạt được nhưng cũng bỏ lỡ không ít mục tiêu đặt ra ban đầu.
Khi đưa ra QE2, Chủ tịch FED Ben Bernanke kỳ vọng, kế hoạch mua nợ trị giá 600 tỷ USD này sẽ là một “liều thuốc bổ” bơm vào nền kinh tế đang èo uột của Mỹ, theo đó thúc đẩy sự phục hồi về giá của các loại tài sản nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Hãng tin CNBC đã chỉ ra 5 thành công và 5 thất bại của QE2:
Về phương diện thành công, trước hết, QE2 đã đưa thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh. Từ mức đỉnh đạt được vào tháng 4/2010 đến mùa hè năm ngoái, thị trường Phố Wall đã sụt giảm 17%. Tuy nhiên, kể từ khi Chủ tịch FED Bernanke công bố kế hoạch QE2 vào tháng 8/2010 và kế đó là chương trình khởi động vào ngày 11/12/2010, một câu chuyện hoàn toàn khác đã diễn ra. Đến nay, chỉ số Nasdaq đã tăng 29%, S&P 500 tăng 25% và Dow Jones tăng 23%.
Thứ hai, giá các loại hàng hóa cơ bản cũng tăng mạnh nhờ QE2. Giá một số loại hàng hóa như dầu thô, đồng và có thời điểm là bạc, đã leo thang với tốc độ chóng mặt. QE2 bơm USD vào thị trường, mà giá hàng hóa cơ bản được tính bằng đồng tiền này, nên giá hàng tăng nhờ QE2 là điều dễ hiểu. Trong thời gian diễn ra QE2, chỉ số giá hàng hóa CRB tăng 11%, còn tỷ giá USD giảm 10%.
Thứ ba, các nhà xuất khẩu Mỹ được lợi. Đồng USD giảm giá làm hàng xuất khẩu của Mỹ rẻ hơn và cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu hàng hóa cơ bản cũng tăng mạnh, kéo theo sự gia tăng trong giá trị vốn hóa thị trường của các công ty thuộc các ngành này. Nhiều công ty đa quốc gia đã “phất” trong thời kỳ QE2, tiến tới được liệt vào các cổ phiếu hàng “big-cap” (các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn) vào năm 2011 và sau đó.
Thứ tư, QE2 đã giúp nước Mỹ tránh nguy cơ đi vào vết xe đổ của Nhật Bản. Nói cách khác, bằng cách bơm tiền vào thị trường, FED đã đưa kinh tế Mỹ thoát rủi ro giảm phát kiểu Nhật, một “thập kỷ mất mát” mà đất nước mặt trời mọc từng trải qua.
Và thứ năm, QE2 đã tạo ra “hiệu ứng thịnh vượng” cho những người giàu có ở Mỹ. Hiểu một cách ngắn gọn, những ai thực hiện chiến lược đầu tư kiểu đặt cược vào sự giảm giá của USD, tăng giá của hàng hóa cơ bản và cổ phiếu, đồng thời biết tham gia/rút lui khỏi thị trường đúng lúc, người đó đã “kiếm bộn” trong thời gian QE2.
Về phương diện thất bại của QE2, trước hết phải kể đến thất bại trên thị trường nhà đất.
Trước khi khởi động chương trình này, ông Bernanke đã phát biểu trên tờ Washington Post rằng: “Các điều kiện tài chính cởi mở hơn sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, lãi suất vay cầm cố nhà thấp hơn sẽ giúp việc mua nhà trở nên dễ dàng hơn, và cho phép nhiều người nợ tiền mua nhà được đảo nợ”. Tuy nhiên, sau QE2, thị trường nhà đất Mỹ còn tệ hơn cả thời kỳ Đại suy thoái hồi 1930, với giá nhà vẫn chưa dò thấy đáy. Lãi suất thấp, USD giảm giá, các biện pháp can thiệp thị trường… vẫn chưa đủ để cứu thị trường địa ốc Mỹ.
Thứ hai, thị trường việc làm Mỹ cũng không khởi sắc là mấy với QE2. Ông Bernanke từng kỳ vọng, thanh khoản từ QE2 sẽ “thúc đẩy tiêu dùng”, “tạo thu nhập cao hơn”, “hỗ trợ tăng trưởng”… Nhưng các doanh nghiệp Mỹ vẫn găm giữ tiền mặt, tốc độ tăng thu nhập không đủ bù lạm phát, GDP Mỹ chỉ tăng 1,9%, còn tỷ lệ thất nghiệp kẹt ở 9,1%.
Thứ ba, QE2 góp phần đẩy lạm phát tăng cao. Ông Bernanke vẫn thường cho rằng áp lực tăng giá lương thực và năng lượng chỉ là tạm thời và giá các mặt hàng này sẽ giảm. Đến nay, giá năng lượng đã giảm xuống, nhưng giá lương thực vẫn tăng cao. Lạm phát ở Mỹ hiện ở mức 3,6%, chưa tính tới giá thuê nhà - yếu tố chiếm 40% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ - đang leo thang mạnh. Lạm phát do QE2 được xem là “cơn ác mộng” lớn nhất của ông Bernanke.
Thứ tư, USD mất giá thảm hại với QE2. Như đã nói ở trên, đồng bạc xanh lao dốc mạnh so với một rổ tiền tệ trong thời kỳ diễn ra QE2, trong khi giá hàng hóa cơ bản tăng vọt. Tệ hại hơn, Chính phủ Mỹ đang nợ đầm đìa và tăng trưởng kinh tế nước này còn rất yếu, nên cơ hội cho FED nâng lãi suất cơ bản là gần như không có. Trong khi đó, áp lực lạm phát lại gia tăng, đòi hỏi việc tăng lãi suất để tăng tỷ giá USD. Đây rõ ràng là một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho ông Bernanke.
Và thứ năm, lãi suất thực tế ở Mỹ đã cao hơn. Lãi suất danh nghĩa ở Mỹ hiện ở mức cực thấp, nhưng lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm hiện đã tăng lên mức 2,76% từ mức 2,66% khi QE2 mới bắt đầu, do giới đầu tư chuyển vốn sang những kênh đầu tư có độ rủi ro và khả năng sinh lời cao hơn như cổ phiếu. Nếu xu hướng này tiếp tục, lãi suất thực tế ở nền kinh tế thế giới sẽ tăng mạnh, gây khó khăn thêm cho Chính phủ nặng nợ của Mỹ.
Khi đưa ra QE2, Chủ tịch FED Ben Bernanke kỳ vọng, kế hoạch mua nợ trị giá 600 tỷ USD này sẽ là một “liều thuốc bổ” bơm vào nền kinh tế đang èo uột của Mỹ, theo đó thúc đẩy sự phục hồi về giá của các loại tài sản nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Hãng tin CNBC đã chỉ ra 5 thành công và 5 thất bại của QE2:
Về phương diện thành công, trước hết, QE2 đã đưa thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh. Từ mức đỉnh đạt được vào tháng 4/2010 đến mùa hè năm ngoái, thị trường Phố Wall đã sụt giảm 17%. Tuy nhiên, kể từ khi Chủ tịch FED Bernanke công bố kế hoạch QE2 vào tháng 8/2010 và kế đó là chương trình khởi động vào ngày 11/12/2010, một câu chuyện hoàn toàn khác đã diễn ra. Đến nay, chỉ số Nasdaq đã tăng 29%, S&P 500 tăng 25% và Dow Jones tăng 23%.
Thứ hai, giá các loại hàng hóa cơ bản cũng tăng mạnh nhờ QE2. Giá một số loại hàng hóa như dầu thô, đồng và có thời điểm là bạc, đã leo thang với tốc độ chóng mặt. QE2 bơm USD vào thị trường, mà giá hàng hóa cơ bản được tính bằng đồng tiền này, nên giá hàng tăng nhờ QE2 là điều dễ hiểu. Trong thời gian diễn ra QE2, chỉ số giá hàng hóa CRB tăng 11%, còn tỷ giá USD giảm 10%.
Thứ ba, các nhà xuất khẩu Mỹ được lợi. Đồng USD giảm giá làm hàng xuất khẩu của Mỹ rẻ hơn và cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu hàng hóa cơ bản cũng tăng mạnh, kéo theo sự gia tăng trong giá trị vốn hóa thị trường của các công ty thuộc các ngành này. Nhiều công ty đa quốc gia đã “phất” trong thời kỳ QE2, tiến tới được liệt vào các cổ phiếu hàng “big-cap” (các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn) vào năm 2011 và sau đó.
Thứ tư, QE2 đã giúp nước Mỹ tránh nguy cơ đi vào vết xe đổ của Nhật Bản. Nói cách khác, bằng cách bơm tiền vào thị trường, FED đã đưa kinh tế Mỹ thoát rủi ro giảm phát kiểu Nhật, một “thập kỷ mất mát” mà đất nước mặt trời mọc từng trải qua.
Và thứ năm, QE2 đã tạo ra “hiệu ứng thịnh vượng” cho những người giàu có ở Mỹ. Hiểu một cách ngắn gọn, những ai thực hiện chiến lược đầu tư kiểu đặt cược vào sự giảm giá của USD, tăng giá của hàng hóa cơ bản và cổ phiếu, đồng thời biết tham gia/rút lui khỏi thị trường đúng lúc, người đó đã “kiếm bộn” trong thời gian QE2.
Về phương diện thất bại của QE2, trước hết phải kể đến thất bại trên thị trường nhà đất.
Trước khi khởi động chương trình này, ông Bernanke đã phát biểu trên tờ Washington Post rằng: “Các điều kiện tài chính cởi mở hơn sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, lãi suất vay cầm cố nhà thấp hơn sẽ giúp việc mua nhà trở nên dễ dàng hơn, và cho phép nhiều người nợ tiền mua nhà được đảo nợ”. Tuy nhiên, sau QE2, thị trường nhà đất Mỹ còn tệ hơn cả thời kỳ Đại suy thoái hồi 1930, với giá nhà vẫn chưa dò thấy đáy. Lãi suất thấp, USD giảm giá, các biện pháp can thiệp thị trường… vẫn chưa đủ để cứu thị trường địa ốc Mỹ.
Thứ hai, thị trường việc làm Mỹ cũng không khởi sắc là mấy với QE2. Ông Bernanke từng kỳ vọng, thanh khoản từ QE2 sẽ “thúc đẩy tiêu dùng”, “tạo thu nhập cao hơn”, “hỗ trợ tăng trưởng”… Nhưng các doanh nghiệp Mỹ vẫn găm giữ tiền mặt, tốc độ tăng thu nhập không đủ bù lạm phát, GDP Mỹ chỉ tăng 1,9%, còn tỷ lệ thất nghiệp kẹt ở 9,1%.
Thứ ba, QE2 góp phần đẩy lạm phát tăng cao. Ông Bernanke vẫn thường cho rằng áp lực tăng giá lương thực và năng lượng chỉ là tạm thời và giá các mặt hàng này sẽ giảm. Đến nay, giá năng lượng đã giảm xuống, nhưng giá lương thực vẫn tăng cao. Lạm phát ở Mỹ hiện ở mức 3,6%, chưa tính tới giá thuê nhà - yếu tố chiếm 40% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ - đang leo thang mạnh. Lạm phát do QE2 được xem là “cơn ác mộng” lớn nhất của ông Bernanke.
Thứ tư, USD mất giá thảm hại với QE2. Như đã nói ở trên, đồng bạc xanh lao dốc mạnh so với một rổ tiền tệ trong thời kỳ diễn ra QE2, trong khi giá hàng hóa cơ bản tăng vọt. Tệ hại hơn, Chính phủ Mỹ đang nợ đầm đìa và tăng trưởng kinh tế nước này còn rất yếu, nên cơ hội cho FED nâng lãi suất cơ bản là gần như không có. Trong khi đó, áp lực lạm phát lại gia tăng, đòi hỏi việc tăng lãi suất để tăng tỷ giá USD. Đây rõ ràng là một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho ông Bernanke.
Và thứ năm, lãi suất thực tế ở Mỹ đã cao hơn. Lãi suất danh nghĩa ở Mỹ hiện ở mức cực thấp, nhưng lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm hiện đã tăng lên mức 2,76% từ mức 2,66% khi QE2 mới bắt đầu, do giới đầu tư chuyển vốn sang những kênh đầu tư có độ rủi ro và khả năng sinh lời cao hơn như cổ phiếu. Nếu xu hướng này tiếp tục, lãi suất thực tế ở nền kinh tế thế giới sẽ tăng mạnh, gây khó khăn thêm cho Chính phủ nặng nợ của Mỹ.