Thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
Ngày 13/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
Ngày 13/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban.
Phó ban chỉ đạo là Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, các thành viên khác gồm lãnh đạo các bộ ngành có liên quan.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất, tổ chức, triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý để sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Vinashin; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, tuyên truyền khách quan, chính xác, kịp thời về tình hình và các chủ trương, biện pháp xử lý đối với tập đoàn này.
Ban chỉ đạo có 2 tổ công tác, tổ số 1 có nhiệm vụ tái cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, định hướng đầu tư và sản xuất, kinh doanh; tổ số 2 được giao tái cơ cấu tài chính bảo đảm nguồn trả nợ, vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Bộ phận điều phối giúp việc của Ban chỉ đạo đặt tại Văn phòng Chính phủ.
Trước đó, tại cuộc họp báo chiều 4/8, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Chính phủ thống nhất sẽ quyết tâm tái cơ cấu toàn diện tập đoàn này.
Cụ thể, Chính phủ sẽ sử dụng sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển Vinashin với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển, với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị, xã hội.
Quan điểm của Chính phủ trong quá trình tái cơ cấu Vinashin là tuyệt đối không để ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế.
Việc tái cơ cấu Vinashin phải theo hướng giữ và từng bước ổn định, phát triển có hiệu quả ngành đóng tàu, cơ sở nghiên cứu thiết kế và đào tạo; khai thác sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã, đang đầu tư, cố gắng giữ đội ngũ công nhân kỹ thuật ngành đóng, sửa chữa tàu biển đã được hình thành.
Theo quyết định ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Vinashin, những doanh nghiệp và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (là đóng tàu và công nghiệp phụ trợ) như vận tải biển, xây dựng cảng và khu công nghiệp, các công ty không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn mà trong điều kiện khó khăn hiện nay, Tập đoàn chưa có điều kiện hoàn thiện thì được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác phù hợp và có điều kiện hơn để quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả.
Chiến lược phát triển của Vinashin cũng được xác định theo hướng thu hẹp lại ngành nghề kinh doanh. Từ hàng trăm dự án trước đây của Vinashin, nay Chính phủ chỉ tập trung vào 13 dự án với trọng tâm là đóng tàu, sửa chữa tàu và công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu, không để cho Vinashin làm vận tải biển nữa, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết.
Phó ban chỉ đạo là Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, các thành viên khác gồm lãnh đạo các bộ ngành có liên quan.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất, tổ chức, triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý để sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Vinashin; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, tuyên truyền khách quan, chính xác, kịp thời về tình hình và các chủ trương, biện pháp xử lý đối với tập đoàn này.
Ban chỉ đạo có 2 tổ công tác, tổ số 1 có nhiệm vụ tái cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, định hướng đầu tư và sản xuất, kinh doanh; tổ số 2 được giao tái cơ cấu tài chính bảo đảm nguồn trả nợ, vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Bộ phận điều phối giúp việc của Ban chỉ đạo đặt tại Văn phòng Chính phủ.
Trước đó, tại cuộc họp báo chiều 4/8, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Chính phủ thống nhất sẽ quyết tâm tái cơ cấu toàn diện tập đoàn này.
Cụ thể, Chính phủ sẽ sử dụng sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển Vinashin với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển, với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị, xã hội.
Quan điểm của Chính phủ trong quá trình tái cơ cấu Vinashin là tuyệt đối không để ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế.
Việc tái cơ cấu Vinashin phải theo hướng giữ và từng bước ổn định, phát triển có hiệu quả ngành đóng tàu, cơ sở nghiên cứu thiết kế và đào tạo; khai thác sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã, đang đầu tư, cố gắng giữ đội ngũ công nhân kỹ thuật ngành đóng, sửa chữa tàu biển đã được hình thành.
Theo quyết định ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Vinashin, những doanh nghiệp và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (là đóng tàu và công nghiệp phụ trợ) như vận tải biển, xây dựng cảng và khu công nghiệp, các công ty không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn mà trong điều kiện khó khăn hiện nay, Tập đoàn chưa có điều kiện hoàn thiện thì được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác phù hợp và có điều kiện hơn để quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả.
Chiến lược phát triển của Vinashin cũng được xác định theo hướng thu hẹp lại ngành nghề kinh doanh. Từ hàng trăm dự án trước đây của Vinashin, nay Chính phủ chỉ tập trung vào 13 dự án với trọng tâm là đóng tàu, sửa chữa tàu và công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu, không để cho Vinashin làm vận tải biển nữa, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết.