Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Vinashin
Cơ quan An ninh điều tra đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin
Tối nay (4/8), Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và bắt tạm giam đối với ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Theo đó, ông Bình sẽ bị bắt tạm giam với thời hạn 4 tháng để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 165 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan điều tra cũng tiến hành lệnh khám xét nhà riêng của ông Bình tại ngõ 10, Ngô Văn Sở, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm và một căn hộ tại tòa nhà 17 T6, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội).
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, cùng với quá trình tái cơ cấu Vinashin, Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân liên quan tại Vinashin. Đối với một số cá nhân làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phải xử lý theo pháp luật.
“Để tái cơ cấu Vinashin thành công thì ngoài việc đưa ra được phương án khả thi, phải kết hợp với xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân sai phạm. Như thế mới tạo được lòng tin trong nhân dân”, Phó thủ tướng nói.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với ông Phạm Thanh Bình. Kết quả kiểm tra của Ủy ban cho thấy, ông Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Vinashin, gây hậu quả nghiêm trọng khiến tập đoàn này đứng bên bờ vực phá sản.
Đến ngày 14/7 vừa qua, tại trụ sở Vinashin, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nội vụ đã công bố quyết định của Thủ tướng về việc đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin đối với ông Phạm Thanh Bình, để kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, Thủ tướng đã ban hành quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin.
* Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo đó, ông Bình sẽ bị bắt tạm giam với thời hạn 4 tháng để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 165 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan điều tra cũng tiến hành lệnh khám xét nhà riêng của ông Bình tại ngõ 10, Ngô Văn Sở, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm và một căn hộ tại tòa nhà 17 T6, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội).
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, cùng với quá trình tái cơ cấu Vinashin, Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân liên quan tại Vinashin. Đối với một số cá nhân làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phải xử lý theo pháp luật.
“Để tái cơ cấu Vinashin thành công thì ngoài việc đưa ra được phương án khả thi, phải kết hợp với xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân sai phạm. Như thế mới tạo được lòng tin trong nhân dân”, Phó thủ tướng nói.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với ông Phạm Thanh Bình. Kết quả kiểm tra của Ủy ban cho thấy, ông Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Vinashin, gây hậu quả nghiêm trọng khiến tập đoàn này đứng bên bờ vực phá sản.
Đến ngày 14/7 vừa qua, tại trụ sở Vinashin, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nội vụ đã công bố quyết định của Thủ tướng về việc đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin đối với ông Phạm Thanh Bình, để kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, Thủ tướng đã ban hành quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin.
* Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.