Thép và xăng dầu “ngoài vùng phủ sóng” thanh tra
Kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về bình ổn thị trường xăng dầu và thép tại Bộ Công Thương vừa được hoàn tất
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo Thủ tướng kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, bình ổn thị trường xăng dầu và thép tại Bộ Công Thương.
Kết quả thanh tra tại Bộ Công Thương với nội dung trên từ ngày 28/12/2009 đến ngày 29/3/2010, niên độ thanh tra từ năm 2007-2009, cho thấy: công tác chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát thị trường thép; tổ chức thực hiện Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Công thương còn bất cập; công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Bộ Công Thương không tăng giá thép đối với Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) còn hạn chế.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong thời gian trên, Bộ Công Thương chưa thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện những bất cập, kiến nghị, đề xuất các giải pháp trong việc tổ chức thực hiện Đề án phát triển thương mại, trong thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, trong quản lý quy hoạch ngành thép...
Đặc biệt, từ năm 2007 đến 2009, Bộ Công thương chưa tổ chức thanh tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thép. Năm 2008, Bộ chỉ thành lập 1 đoàn thanh tra về chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Thanh tra Chính phủ nhận định, chính điều đó đã dẫn đến hiệu quả của công tác bình ổn thị trường chưa cao, người tiêu dùng, các công trình xây dựng... chưa tiếp cận được giá bán theo chỉ đạo, trong khi lợi nhuận doanh nghiệp (VNS) bị giảm nhiều, ảnh hưởng đến nguồn vốn và nguồn thu ngân sách của nhà nước (chỉ tính riêng trong năm 2008, VNS đã giảm lợi nhuận khoảng 600 tỷ, riêng Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên gần 200 tỷ);
Đối với kết quả thanh tra các dự án thép, sau 2 năm thực hiện quy hoạch ngành thép (từ 2007) đến hết 30/8/2009, có 65 dự án sản xuất gang, thép, trong đó trong quy hoạch có 17/23 dự án đang triển khai, 6 dự án dừng triển khai. Ngoài quy hoạch có 48 dự án, trong đó: 16 dự án đã có ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương (có 6 dự án lớn đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư), 32 dự án đã được các địa phương cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa có ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương.
Một số dự án như dự án mở rộng giai đoạn 2 của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên tiến độ thực hiện chậm hơn 2 năm so với phê duyệt.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kết luận: công tác lập quy hoạch ngành thép còn bất cập, công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư của ngành thép theo quy hoạch được duyệt còn nhiều hạn chế; việc kiểm tra các dự án đầu tư mới chưa thường xuyên, chưa được ngăn chặn kịp thời tình trạng cấp giấy phép tràn lan tại các địa phương, dẫn đến phá vỡ quy hoạch ngành thép.
Về công tác thanh tra trong lĩnh vực xăng dầu, trong các năm từ 2007 đến 2009 Bộ Công Thương chưa triển khai đoàn thanh tra nào về hoạt động kinh doanh xăng dầu; chưa kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (11 doanh nghiệp). Điều đó đồng nghĩa với việc, Bộ chưa thực hiện tốt quy định về công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Điều 29 Nghị định số 55 của Chính phủ.
Bộ cũng chưa thực hiện việc ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 117/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường (thuộc Bộ) cũng chưa tổ chức đoàn thanh tra chuyên ngành thương mại theo quy định của Luật Thanh tra là chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ “Thanh tra chuyên ngành thương mại” được giao cho lực lượng Quản lý thị trường.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công Thương kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những tồn tại, khuyết điểm của các tập thể, cá nhân thực hiện chưa đầy đủ theo thẩm quyền, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao như đã nêu trong Kết luận thanh tra.
Bộ phải xem xét, xử lý đối với những dự án sản xuất thép chậm triển khai không có lý do chính đáng; dự án có công nghệ lạc hậu ảnh hưởng đến môi trường, suất tiêu hao năng lượng cao và không phù hợp với định hướng phát triển của ngành thép.
Đối với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của Tổng cục Hải quan đã để xảy ra việc Tổng Công ty Công trình giao thông I và Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn xuất khẩu dầu FO với số lượng 121,4 tấn sang Campuchia nhưng không có Giấy phép xuất khẩu do Bộ Công Thương cấp.
Kết quả thanh tra tại Bộ Công Thương với nội dung trên từ ngày 28/12/2009 đến ngày 29/3/2010, niên độ thanh tra từ năm 2007-2009, cho thấy: công tác chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát thị trường thép; tổ chức thực hiện Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Công thương còn bất cập; công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Bộ Công Thương không tăng giá thép đối với Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) còn hạn chế.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong thời gian trên, Bộ Công Thương chưa thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện những bất cập, kiến nghị, đề xuất các giải pháp trong việc tổ chức thực hiện Đề án phát triển thương mại, trong thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, trong quản lý quy hoạch ngành thép...
Đặc biệt, từ năm 2007 đến 2009, Bộ Công thương chưa tổ chức thanh tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thép. Năm 2008, Bộ chỉ thành lập 1 đoàn thanh tra về chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Thanh tra Chính phủ nhận định, chính điều đó đã dẫn đến hiệu quả của công tác bình ổn thị trường chưa cao, người tiêu dùng, các công trình xây dựng... chưa tiếp cận được giá bán theo chỉ đạo, trong khi lợi nhuận doanh nghiệp (VNS) bị giảm nhiều, ảnh hưởng đến nguồn vốn và nguồn thu ngân sách của nhà nước (chỉ tính riêng trong năm 2008, VNS đã giảm lợi nhuận khoảng 600 tỷ, riêng Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên gần 200 tỷ);
Đối với kết quả thanh tra các dự án thép, sau 2 năm thực hiện quy hoạch ngành thép (từ 2007) đến hết 30/8/2009, có 65 dự án sản xuất gang, thép, trong đó trong quy hoạch có 17/23 dự án đang triển khai, 6 dự án dừng triển khai. Ngoài quy hoạch có 48 dự án, trong đó: 16 dự án đã có ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương (có 6 dự án lớn đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư), 32 dự án đã được các địa phương cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa có ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương.
Một số dự án như dự án mở rộng giai đoạn 2 của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên tiến độ thực hiện chậm hơn 2 năm so với phê duyệt.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kết luận: công tác lập quy hoạch ngành thép còn bất cập, công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư của ngành thép theo quy hoạch được duyệt còn nhiều hạn chế; việc kiểm tra các dự án đầu tư mới chưa thường xuyên, chưa được ngăn chặn kịp thời tình trạng cấp giấy phép tràn lan tại các địa phương, dẫn đến phá vỡ quy hoạch ngành thép.
Về công tác thanh tra trong lĩnh vực xăng dầu, trong các năm từ 2007 đến 2009 Bộ Công Thương chưa triển khai đoàn thanh tra nào về hoạt động kinh doanh xăng dầu; chưa kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (11 doanh nghiệp). Điều đó đồng nghĩa với việc, Bộ chưa thực hiện tốt quy định về công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Điều 29 Nghị định số 55 của Chính phủ.
Bộ cũng chưa thực hiện việc ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 117/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường (thuộc Bộ) cũng chưa tổ chức đoàn thanh tra chuyên ngành thương mại theo quy định của Luật Thanh tra là chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ “Thanh tra chuyên ngành thương mại” được giao cho lực lượng Quản lý thị trường.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công Thương kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những tồn tại, khuyết điểm của các tập thể, cá nhân thực hiện chưa đầy đủ theo thẩm quyền, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao như đã nêu trong Kết luận thanh tra.
Bộ phải xem xét, xử lý đối với những dự án sản xuất thép chậm triển khai không có lý do chính đáng; dự án có công nghệ lạc hậu ảnh hưởng đến môi trường, suất tiêu hao năng lượng cao và không phù hợp với định hướng phát triển của ngành thép.
Đối với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của Tổng cục Hải quan đã để xảy ra việc Tổng Công ty Công trình giao thông I và Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn xuất khẩu dầu FO với số lượng 121,4 tấn sang Campuchia nhưng không có Giấy phép xuất khẩu do Bộ Công Thương cấp.