Diễn biến tăng của VN-Index vẫn giữ được trọn phiên sáng nay, nhưng độ cao đang hạ dần. Thanh khoản sàn HoSE xấp xỉ sáng hôm qua và các trụ vẫn khá ổn định...
Dựa trên phân tích kỹ thuật, những đáy nhọn của VN-Index thường rơi vào thời điểm thanh khoản thấp, điều này mô tả hành vi nhà đầu tư là dòng tiền không phải lướt sóng ngắn hạn đang tham gia dần vào thị trường khi định giá rẻ. Đây là giai đoạn “lên trong nghi ngờ”...
Thị trường nhanh chóng xóa sạch nỗ lực tăng điểm trong hai phiên cuối tuần trước với diễn biến dễ gây nản lòng hôm nay. Kết quả kinh doanh quý 3 đang không đem lại hiệu ứng như mong đợi, ít nhất là ổn định thị trường. Nếu không có VHM, VIC, VRE còn tốt thì hôm nay có thể đã là một phiên giảm mạnh. Thị trường có vẻ phản ứng tiêu cực với hiệu ứng nâng trụ như vậy...
Năm 2025, BSC dự báo EVN có thể tăng giá bán lẻ điện bình quân 4 – 8% trên cơ sở giá bán lẻ điện bình quân hiện hành vẫn thấp hơn giá thành sản xuất điện năm 2023 (2,088.90 đ/kWh)...
Chiều nay mặc dù VHM tăng khỏe hơn buổi sáng nhưng điều đó vẫn là vô ích: Áp lực bán lan rộng khắp bảng điện đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn khác giảm và kích hoạt đợt bán tháo. VN-Index giảm liên tục trong phiên chiều và đóng cửa ở mức thấp nhất...
Không có chuyện tiền chảy từ thị trường chứng khoán sang các kênh khác như tiết kiệm, bất động sản, vàng... Trên thực tế, số dư tiền gửi tại các công ty chứng khoán vẫn ở mức cao tương đương so với cuối quý 2/2024...
Độ rộng toàn sàn HoSE cũng như trong rổ blue-chips VN30 thể hiện sự áp đảo ở phía giảm, nhưng VN-Index sáng nay vẫn tăng 1,97 điểm (+0,15%) nhờ sức mạnh của nhóm cổ phiếu VHM, VIC và VRE. Đặc biệt VHM được sự hỗ trợ của hoạt động mua cổ phiếu quỹ đã tăng 4,2% lên mức cao nhất 12 tháng, đóng góp tới hơn 2 điểm cho chỉ số...