Thủ tục sẽ bớt “hành” xây dựng
Theo Bộ Xây dựng, nhiều thủ tục phức tạp trong đầu tư xây dựng sẽ được bãi bỏ hoặc cải tiến trong thời gian tới
Theo Bộ Xây dựng, nhiều thủ tục phức tạp trong đầu tư xây dựng sẽ được bãi bỏ hoặc cải tiến trong thời gian tới.
Tại hội thảo “Cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng” diễn ra ngày 4/6, đại diện Bộ Xây dựng cho biết bộ đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Tp.HCM và một số doanh nghiệp nghiên cứu thủ tục hành chính của một số dự án khu đô thị mới tại địa bàn hai thành phố này và tỉnh Hà Tây. Kết quả cho thấy số lượng thủ tục vẫn còn nhiều (33 thủ tục/dự án) và chi phí thời gian chuẩn bị trung bình là 3 năm/dự án.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, các thủ tục phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do các địa phương đặt ra trái với quy định của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật quy định không rõ ràng hoặc mâu thuẫn nhau.
Thực tế cho thấy rất nhiều thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý, nhưng các địa phương lại bắt chủ đầu tư phải tự thực hiện khiến thời gian bị kéo dài, phiền hà cho chủ đầu tư và nảy sinh nhiều tiêu cực. Các dạng thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng trái pháp luật do địa phương tự đặt như: yêu cầu chủ đầu tư phải xin thoả thuận về kiến trúc; xin thoả thuận về hạ tầng của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ điện, nước; bổ sung thiết kế ngoài nội dung thiết kế cơ sở...
Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan còn có những quy định không rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn khiến phát sinh nhiều thủ tục không đáng có. Các nhà đầu tư bất động sản nhận định: hầu hết các công trình đều phát sinh thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng, kéo dài thời gian so với quy định thủ tục cấp phép đầu tư dự án của Việt Nam, gây trở ngại không nhỏ cho họ trong quá trình triển khai dự án.
Đây không chỉ là vấn đề của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là nỗi băn khoăn của cả các nhà đầu tư Việt Nam.
Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Xây dựng sẽ ban hành quyết định về “Mẫu quy trình, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, dự án về khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp” nhằm cải tiến và bãi bỏ một số thủ tục hành chính quy định tại các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.
Đồng thời đề nghị UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương chủ động rà soát, bãi bỏ các thủ tục mà địa phương tự đặt ra không đúng quy định. Bộ cũng kiến nghị bỏ bớt một số thủ tục, ghép một số thủ tục để giảm thời gian trung bình còn 1 năm/dự án.
Cụ thể, bỏ 7 thủ tục, gồm: xác nhận ranh giới đất không có tranh chấp, khiếu kiện; thỏa thuận của địa phương (nơi có đất) về địa điểm của dự án; chấp thuận đề cương nhiệm vụ đồ án quy hoạch công trình xây dựng tỉ lệ 1/500; chấp thuận lập nhiệm vụ quy hoạch công trình xây dựng 1/500; chấp thuận ranh giới, mốc giới và diện tích ô đất lập quy hoạch công trình xây dựng tỉ lệ 1/500 và lập dự án tại địa phương có đất; thủ tục cấp giấy chúng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước.
Đồng thời cải tiến quy trình, nhập 8 thủ tục vì các thủ tục này là cần thiết và thực hiện một lần tại một cơ quan đầu mối, tránh gây phiền hà, mất thời gian cho chủ đầu tư, bao gồm: 2 thủ tục nhập vào thủ tục cung cấp thông tin về quy hoạch; 6 thủ tục nhập vào thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500, bao gồm: thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, các thỏa thuận chuyên ngành, cấp điện, cấp nước, các thủ tục về chiều cao tĩnh không, thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, thỏa thuận kiến trúc, thẩm định thiết kế cơ sở.
Như vậy, quy trình mẫu về thủ tục thực hiện một dự án sẽ chỉ còn 8 loại thủ tục: cung cấp thông tin về quy hoạch; giao cho nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000; giao chủ đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 của dự án; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; giao đất, cho thuê đất; bồi thường, giải phóng mặt bằng; thiết kế, khởi công, động thổ.
Tại hội thảo “Cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng” diễn ra ngày 4/6, đại diện Bộ Xây dựng cho biết bộ đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Tp.HCM và một số doanh nghiệp nghiên cứu thủ tục hành chính của một số dự án khu đô thị mới tại địa bàn hai thành phố này và tỉnh Hà Tây. Kết quả cho thấy số lượng thủ tục vẫn còn nhiều (33 thủ tục/dự án) và chi phí thời gian chuẩn bị trung bình là 3 năm/dự án.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, các thủ tục phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do các địa phương đặt ra trái với quy định của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật quy định không rõ ràng hoặc mâu thuẫn nhau.
Thực tế cho thấy rất nhiều thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý, nhưng các địa phương lại bắt chủ đầu tư phải tự thực hiện khiến thời gian bị kéo dài, phiền hà cho chủ đầu tư và nảy sinh nhiều tiêu cực. Các dạng thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng trái pháp luật do địa phương tự đặt như: yêu cầu chủ đầu tư phải xin thoả thuận về kiến trúc; xin thoả thuận về hạ tầng của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ điện, nước; bổ sung thiết kế ngoài nội dung thiết kế cơ sở...
Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan còn có những quy định không rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn khiến phát sinh nhiều thủ tục không đáng có. Các nhà đầu tư bất động sản nhận định: hầu hết các công trình đều phát sinh thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng, kéo dài thời gian so với quy định thủ tục cấp phép đầu tư dự án của Việt Nam, gây trở ngại không nhỏ cho họ trong quá trình triển khai dự án.
Đây không chỉ là vấn đề của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là nỗi băn khoăn của cả các nhà đầu tư Việt Nam.
Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Xây dựng sẽ ban hành quyết định về “Mẫu quy trình, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, dự án về khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp” nhằm cải tiến và bãi bỏ một số thủ tục hành chính quy định tại các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.
Đồng thời đề nghị UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương chủ động rà soát, bãi bỏ các thủ tục mà địa phương tự đặt ra không đúng quy định. Bộ cũng kiến nghị bỏ bớt một số thủ tục, ghép một số thủ tục để giảm thời gian trung bình còn 1 năm/dự án.
Cụ thể, bỏ 7 thủ tục, gồm: xác nhận ranh giới đất không có tranh chấp, khiếu kiện; thỏa thuận của địa phương (nơi có đất) về địa điểm của dự án; chấp thuận đề cương nhiệm vụ đồ án quy hoạch công trình xây dựng tỉ lệ 1/500; chấp thuận lập nhiệm vụ quy hoạch công trình xây dựng 1/500; chấp thuận ranh giới, mốc giới và diện tích ô đất lập quy hoạch công trình xây dựng tỉ lệ 1/500 và lập dự án tại địa phương có đất; thủ tục cấp giấy chúng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước.
Đồng thời cải tiến quy trình, nhập 8 thủ tục vì các thủ tục này là cần thiết và thực hiện một lần tại một cơ quan đầu mối, tránh gây phiền hà, mất thời gian cho chủ đầu tư, bao gồm: 2 thủ tục nhập vào thủ tục cung cấp thông tin về quy hoạch; 6 thủ tục nhập vào thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500, bao gồm: thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, các thỏa thuận chuyên ngành, cấp điện, cấp nước, các thủ tục về chiều cao tĩnh không, thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, thỏa thuận kiến trúc, thẩm định thiết kế cơ sở.
Như vậy, quy trình mẫu về thủ tục thực hiện một dự án sẽ chỉ còn 8 loại thủ tục: cung cấp thông tin về quy hoạch; giao cho nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000; giao chủ đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 của dự án; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; giao đất, cho thuê đất; bồi thường, giải phóng mặt bằng; thiết kế, khởi công, động thổ.