Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể độc lập kiểm tra hàng hóa
Các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ
Sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam được tôn trọng và bảo vệ, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng báo cáo trước Quốc hội, sáng 3/6.
Theo tờ trình dự án luật, các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 77.457 ca mới mắc bệnh ung thư trong đó 80% là do môi trường. Từ năm 2004 đến năm 2008 cả nước có 1.634 vụ ngộ độc thực phẩm với 23.894 người bị mắc và 321 người tử vong.
Tại dự luật, khái niệm người tiêu dùng được sửa đổi theo hướng cá nhân và tổ chức mua và sử dụng hàng hóa không nhằm mục đích bán lại mà chỉ vì mục đích tiêu dùng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.
Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, quyền khởi kiện vì lợi ích người tiêu dùng cũng là những nội dung mới của dự luật này.
Dự luật quy định, tổ chức này được trao nhiều quyền hạn, trong đó có quyền độc lập kiểm tra, giám định hàng hóa, dịch vụ và đưa ra cảnh báo với người tiêu dùng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, cảnh báo của mình, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội – cơ quan thẩm tra dự án luật - tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một hình thức tổ chức xã hội đặc biệt. Hoạt động của tổ chức này không phải để bảo vệ quyền lợi của bản thân hội viên mà nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đông đảo người tiêu dùng.
Vì vậy, để xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cần thể chế hoá tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dự thảo luật.
Ủy ban cũng đề nghị dự thảo luật cần phân định rõ ràng hơn về quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, không được quảng cáo cho bất kỳ mục đích thương mại nào trong các hoạt động của mình.
Đồng thời không được khai thác các thông tin, hướng dẫn người tiêu dùng nhằm mục đích kinh doanh, không bị ảnh hưởng hoặc bị lệ thuộc bởi việc nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong mọi hoạt động…
Theo dự luật, kinh phí hoạt động của tổ chức này được hình thành từ sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, ủng hộ của các tổ chức và cá nhân, các nguồn thu hợp pháp khác. Quy định này nhận được sự tán thành của cơ quan thẩm tra.
Về kinh phí cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có ý kiến đề nghị dự thảo luật cần thể hiện rõ nguồn kinh phí của Nhà nước chỉ dành cho những hoạt động được cơ quan quản lý Nhà nước giao; đóng góp và ủng hộ của các tổ chức, cá nhân phải là phần kinh phí chính cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Liên quan đến quyền khởi kiện tại tòa án, đa số ý kiến Ủy ban cũng nhất trí với dự thảo luật quy định khởi kiện thông qua các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Vì sẽ giúp cho người tiêu dùng nhanh chóng tiếp cận công lý và loại bỏ được những rào cản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình và không phải chi phí quá lớn.
Ngoài ra, với vai trò là người bảo trợ, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ trợ giúp người tiêu dùng với nhiều phương thức và cơ chế hỗ trợ đa dạng như cung cấp thông tin, kiểm tra miễn phí tại các Trung tâm giám định của tổ chức, trợ giúp kinh phí theo phương thức hoàn trả sau, hỗ trợ tư vấn...
Cũng có ý kiến đề nghị viện kiểm sát nhân dân đứng ra khởi kiện, vì cơ quan này có tổ chức đến các huyện, thị, có thẩm quyền công tố, có kiểm sát viên, điều tra viên là những người nắm chắc luật lệ, có kỹ năng, có nghiệp vụ về điều tra...
Theo tờ trình dự án luật, các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 77.457 ca mới mắc bệnh ung thư trong đó 80% là do môi trường. Từ năm 2004 đến năm 2008 cả nước có 1.634 vụ ngộ độc thực phẩm với 23.894 người bị mắc và 321 người tử vong.
Tại dự luật, khái niệm người tiêu dùng được sửa đổi theo hướng cá nhân và tổ chức mua và sử dụng hàng hóa không nhằm mục đích bán lại mà chỉ vì mục đích tiêu dùng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.
Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, quyền khởi kiện vì lợi ích người tiêu dùng cũng là những nội dung mới của dự luật này.
Dự luật quy định, tổ chức này được trao nhiều quyền hạn, trong đó có quyền độc lập kiểm tra, giám định hàng hóa, dịch vụ và đưa ra cảnh báo với người tiêu dùng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, cảnh báo của mình, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội – cơ quan thẩm tra dự án luật - tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một hình thức tổ chức xã hội đặc biệt. Hoạt động của tổ chức này không phải để bảo vệ quyền lợi của bản thân hội viên mà nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đông đảo người tiêu dùng.
Vì vậy, để xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cần thể chế hoá tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dự thảo luật.
Ủy ban cũng đề nghị dự thảo luật cần phân định rõ ràng hơn về quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, không được quảng cáo cho bất kỳ mục đích thương mại nào trong các hoạt động của mình.
Đồng thời không được khai thác các thông tin, hướng dẫn người tiêu dùng nhằm mục đích kinh doanh, không bị ảnh hưởng hoặc bị lệ thuộc bởi việc nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong mọi hoạt động…
Theo dự luật, kinh phí hoạt động của tổ chức này được hình thành từ sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, ủng hộ của các tổ chức và cá nhân, các nguồn thu hợp pháp khác. Quy định này nhận được sự tán thành của cơ quan thẩm tra.
Về kinh phí cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có ý kiến đề nghị dự thảo luật cần thể hiện rõ nguồn kinh phí của Nhà nước chỉ dành cho những hoạt động được cơ quan quản lý Nhà nước giao; đóng góp và ủng hộ của các tổ chức, cá nhân phải là phần kinh phí chính cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Liên quan đến quyền khởi kiện tại tòa án, đa số ý kiến Ủy ban cũng nhất trí với dự thảo luật quy định khởi kiện thông qua các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Vì sẽ giúp cho người tiêu dùng nhanh chóng tiếp cận công lý và loại bỏ được những rào cản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình và không phải chi phí quá lớn.
Ngoài ra, với vai trò là người bảo trợ, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ trợ giúp người tiêu dùng với nhiều phương thức và cơ chế hỗ trợ đa dạng như cung cấp thông tin, kiểm tra miễn phí tại các Trung tâm giám định của tổ chức, trợ giúp kinh phí theo phương thức hoàn trả sau, hỗ trợ tư vấn...
Cũng có ý kiến đề nghị viện kiểm sát nhân dân đứng ra khởi kiện, vì cơ quan này có tổ chức đến các huyện, thị, có thẩm quyền công tố, có kiểm sát viên, điều tra viên là những người nắm chắc luật lệ, có kỹ năng, có nghiệp vụ về điều tra...